Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn: Các doanh nghiệp nhỏ và cạnh tranh bằng các biện pháp marketing mạng potx (Trang 42 - 53)

Theo như định nghĩa ở trên, cả nước hiện có khoảng 120000 DNVVN, chiếm

96% tổng số DN. Nếu chỉ căn cứ vào tiêu chí vốn thì DNVVN chiếm 87,53% DNNN,

khoảng 95% tổng số DN ngoài quốc doanh (trong đó 99,19% DN tư nhân, 95,79% hợp

tác xã, 89,93% công ty TNHH, 74,54% công ty cổ phần). Hằng năm, DNVVN tạo ra

khoảng 25% GDP, thu hút 64,8% lực lượng lao động, bình quân mỗi năm giải quyết

việc làm cho khoảng 700.000 lao động. Riêng năm 2003, DNVVN tạo ra được 1 triệu

chỗ làm việc mới.

Trong những năm qua, DNVVN đã đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội, giữ gìn và phát triển ngành nghề truyền thống, tăng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp vào ngân sách (hằng năm các DNVVN đóng góp khoảng 7% ngân sách nhà nước, tương đương với mức đóng góp của DN FDL); khai thác tiềm năng, trí tuệ, nguồn lực trong dân. Hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế đều có DNVVN:

Trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, DNVVN chiếm 17% tổng số

DN, tập trung chủ .yếu vào những lĩnh vực thực phẩm, chế biến gỗ, chế biến thủy sản... Hằng năm, DNVVN tạo ra 31% tổng giá trị sản lượng công nghiệp. Nhìn chung, quy

mô DN nhỏ: khoảng 90% số DN có số công nhân dưới 100 người, bình quân mỗi DN

chỉ xấp xỉ 45 công nhân; trang thiết bị, máy móc còn lạc hậu so với thế giới từ 10 đến 20 năm .

Đa số các DNVVN ở nước ta hiện nay hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ (chiếm 55%), do đây là ngành có vòng quay vốn nhanh, lợi nhuận cao, không cần số

vốn đầu tư lớn, sử dụng ít lao động. Các DNVVN ngoài quốc doanh chiếm đến 78% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyển hàng hóa. Theo số liệu điều tra, các

DNVVN trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ hoạt động hiệu quả hơn trong lĩnh vực

công nghiệp, bình quân 1 lao động trong DN công nghiệp tạo ra doanh thu 14, 6 triệu

đồng, trong khi DN thương mại - dịch vụ là 75, 8 triệu đồng. Các DN thương mại hiện chủ yếu tập trung ở thành phố lớn, kết cấu hạ tầng phát triển, điều kiện giao thông thuận lợi, người tiêu dùng có thu nhập cao, sức cầu lớn. Do tập trung quá nhiều DN trên cùng một địa bàn, nên tính cạnh tranh thường rất gay gắt.

Trên địa bàn nông thôn, DNVVN chiếm 14%, với số lượng 40.500 DN, tập trung hầu hết ở 1631 làng nghề, trong đó DNNN chiếm 14,16%, HTX 5,76%, DN tư nhân

80%. Nếu phân theo lĩnh vực hoạt động có khoảng 18,62% DN chế biến nông - lâm -

thủy sản, 32,5% DN sản xuất tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, 49,78% DN dịch vụ. Hiện 100% sản lượng của một số sản phẩm truyền thống như cói, đan lát, thủ công mỹ nghệ... do các DNVVN ở nông thôn sản xuất. Vốn bình quân một DN rất thấp, chủ yếu

dựa vào nguồn vốn tự có. DNVVN ở nông thôn tạo ra 49% việc làm phi nông nghiệp,

thu hút khoảng 25-26% lực lượng lao động cả nước. Nhưng, nhìn chung, lao động

trong các DNVVN ở nông thôn chủ yếu dựa vào lao động bản thân và gia đình là chính

(lao động làm thuê chỉ chiếm khoảng 32% trong các hộ sản xuất ngành nghề), khả năng giải quyết lao động thừa ở nông thôn chưa cao, bình quân 1 DNVVN ở nông thôn sử dụng khoảng 30 lao động; trình độ, tay nghề của người lao động cũng rất thấp: trung học phổ thông 35%, nghệ nhân 0,06%, trung cấp trở lên 9,8%; tình trạng nợ đọng,

chiếm dụng vốn còn khá phổ biến; phương thức sản xuất còn rất lạc hậu, tình trạng ngưng trệ sản xuất, thua lỗ, phá sản rất phổ biến.

Nhìn chung, ở nước ta, quy mô DNVVN còn hạn chế, công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh rất thấp, sản xuất kinh doanh mang tính chất tự phát, thiếu định hướng, mất cân đối, phân bổ không đều (DNVVN tập trung ở Đ ông - Nam Bộ 35,8%, đồng bằng sông Hồng 24,3%, đồng bằng sông Cửu Long 16,6%), tổ chức kinh doanh thiếu chặt chẽ, rất ít DN áp dụng phương thức kinh doanh, quản lý hiện đại, bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh; khả năng giải quyết việc làm cho người lao động chưa cao; năng lực và trình độ quản lý DN của đội ngũ chủ DN rất thấp (mà đây lại là yếu tố quyết định sự

thành bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh, theo điều tra nguyên nhân thất bại của

DNVVN, 96% là do quản lý yếu kém); tình trạng thiết vốn hoạt động, mặt bằng sản xuất, thông tin còn phổ biến. Khoảng 60% DNNN không đủ vốn pháp định theo luật định, 50% không đủ vốn lưu động tương ứng với quy mô hoạt động. Số DNNN có số vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm 26%, dưới 5 tỷ đồng 65%, 5-10 tỷ đồng 15%. Khoảng 66,7%

DNVVN gặp khó khăn trong việc tìm kiếm mặt bằng sản xuất. Khoảng 20% DNVVN

tiếp cận được thông tin từ các thương vụ; thông tin mà các DNVVN có được chủ yếu

khai thác từ internet, đo đó, chất lượng thông tin chưa cao. Việc triển khai thương mại

điện tử còn rất hạn chế, hiện chỉ có khoảng 7% tổng DN tiếp cận thương mại điện tử, trong số đó DNVVN chiếm 33,1%. DNVVN cũng rất hạn chế trong việc tiếp thị và khai thác thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, sự liên kết hợp tác giữa DNVVN với các DN lớn và với các dự án liên doanh còn thấp. Việc phát triển DNVVN còn gặp trở ngại từ phía các cơ quan nhà nước như thủ tục hành chính nhiêu khê, quyền tự đo kinh

doanh theo pháp luật vẫn chưa thực thi đầy đủ, các chính sách trợ giúp DN chưa được

quán triệt; sự không nhất quán của một số cơ quan chức năng khiến DN gặp không ít

khó khăn, gây tốn kém, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh; một số chủ trương của Nhà nước chậm được thực thi do chưa có văn bản hướng dẫn hoặc đo những quy định chưa hợp lý, vẫn còn tình trạng ban hành các văn bản pháp quy chưa thật sự xuất phát từ yêu cầu sản xuất kinh doanh của DN. ở một số địa phương, quỹ bảo lãnh tín dụng đã được thành lập, nhưng đến nay chưa có quỹ nào đi vào hoạt động do một số quy định còn vướng mắc, như yêu cầu về vốn lên đến 30 tỷ đồng, trong đó bắt buộc ngân sách địa phương phải chiếm đến 30%, điều kiện bảo lãnh vay vốn khó khăn (được

bảo lãnh 80% tổng số vốn vay, nhưng 70% trong đó phải có tài sản thế chấp). Còn có

sự phân biệt giữa DNVVN với DN lớn mà quy định thưởng kim ngạch xuất khẩu là một ví dụ điển hình. Theo quy định, những DN có kim ngạch xuất khẩu lớn hơn 1 triệu

USD mới được thưởng. Hiện nay, số lượng DN xuất khẩu hoặc phục vụ xuất khẩu ở

nước ta hiện có tới 30.000 DN, chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng rất ít DNVVN đạt được tiêu chuẩn này. Trong đấu thầu các DNVVN cũng rất khó đưa ra mức giá chào thầu thấp để thắng thầu do hạn chế về khả năng tài chính và những trở ngại từ phía thị trường.

Khó khăn:

Nếu xét kết hợp tiêu chí về vốn với tiêu chí về lao động, các số liệu thống kê cho thấy, trong tổng số 88.222 DNVVN năm 2004 có 2.211.895 lao động, tương đương với tỷ lệ bình quân mỗi DN có 25 lao động.

Như vậy, quy mô về vốn và lao động của DNVVN Việt Nam còn quá nhỏ so với

quy mô DN thông thường của các nước phát triển và có nền kinh tế mới nổi. Đặc điểm

này là bất lợi trong cạnh tranh khi Việt Nam hội nhập hoàn toàn vào WTO.

Do quy mô của các DNVVN như vậy kéo theo hiệu quả kinh doanh không cao.

Năm 2004, lợi nhuận bình quân của DNVVN là 240 triệu đồng (khoảng 16.000 USD), thấp hơn nhiều so với mức lợi nhuận bình quân/ DN của cả nước (khoảng 1,14 tỷ đồng).

Các tiêu chí về tỷ suất lợi nhuận/ vốn và lợi nhuận/ doanh thu cũng thấp, ở mức 3 tỷ đồng và 2,57 tỷ đồng so với các mức bình quân chung các DN cả nước là 4,85 tỷ đồng và 5,99 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các DNVVN chủ yếu tập trung vào các ngành thương mại, sửa chữa

động cơ, xe máy (chiếm 40,6% DN của cả nước), tiếp đến là các ngành chế biến

(20,9%), xây dựng (13,2%) và các ngành còn lại như kinh doanh tài sản, tư vấn, khách

sạn, nhà hàng (25,3%).

Theo quy định của WTO, Việt Nam phải mở cửa thị trường bán lẻ cho các nhà

phân phối nước ngoài, do đó, với quy mô lớn, mạng lưới phân phối toàn cầu và có tính

chuyên nghiệp cao, các công ty nước ngoài sẽ là những đối thủ lớn, đe doạ sự tồn tại của nhiều DN vừa và nhỏ trong lĩnh vực thương mại của Việt Nam.

Một thực trạng phổ biến trong các DNVVN là hệ thống máy móc, thiết bị lạc hậu, khoảng 15-20 năm trong ngành điện tử, 20 năm đối với ngành cơ khí, 70% công nghệ

năm của Việt Nam chỉ ở mức 5-7% so với 20% của thế giới. Công nghệ lạc hậu làm tăng chi phí tiêu hao 1,5 lần so với định mức tiêu chuẩn của thế giới.

Thực trạng này dẫn đến tăng chi phí đầu vào, cao hơn từ 30 - 50% so với các nước ASEAN, đồng thời dẫn đến chất lượng sản phẩm giảm, giá thành cao và năng suất thấp.

Nhiều DNVVN rất yếu kém trong tiếp cận thông tin và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Một phần là do chất lượng nguồn nhân lực thấp, hạn chế về trình độ chuyên

môn, tin học, ngoại ngữ của giám đốc và đội ngũ quản lý DN, một phần là do đầu tư

cho hệ thống thông tin thấp, chưa có phương tiện kỹ thuật nên chưa theo kịp diễn biến

của thị trường.

Vì thế, nhiều quyết định kinh doanh được đưa ra chỉ dựa vào kinh nghiệm và phán đoán cảm tính, đây là điểm yếu nhất các DNVVN của Việt Nam trước áp lực cạnh tranh quốc tế.

WTO có phải là thời cơ mới?

Kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê cho thấy, các DNVVN hiện đang chiếm tới 99% số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh của cả nước, 25% tổng đầu tư xã hội và

thu hút khoảng 77% lực lượng lao động phi nông nghiệp.

Ngoài ra, các DNVVN còn đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách quốc gia

và chi phối hầu hết các hoạt động phân phối (bán lẻ) của cả nước (chiếm tỷ trọng khoảng 80% năm 2003).

Trong bối cảnh mới, với việc trở thành thành viên của WTO, Việt Nam được hưởng quy chế quan hệ thương mại bình thường (MNF) và đối xử quốc gia (NT) giữa các nước thành viên WTO. Quy chế này sẽ tạo thuận lợi cho các DNVVN ngày càng đa dạng được sản phẩm, thị trường và sản phẩm xuất khẩu.

Bởi, hầu hết các sản phẩm của DNVVN của Việt Nam có giá thành cao, khối lượng nhỏ lẻ, tiệu thụ ở thị trường nội địa nên rất khó thâm nhập vào các thị trường nước ngoài nếu bị đánh thuế cao hoặc bị giới hạn bằng hạn ngạch.

Do đó, khi các hàng rào thuế quan và phi thuế quan bị thu hẹp lại hoặc được rỡ bỏ, các sản phẩm của các DNVVN sẽ dễ dàng vào các thị trường nước ngoài hơn, nhờ đó sẽ khai thác được lợi thế lao động rẻ.

Trong những năm vừa qua, có tới trên 80% các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất

của các DNVVN chủ yếu từ nhập khẩu. Mặt khác, do hạn chế về năng lực tài chính nên

các DNVVN rất khó nhập khẩu trực tiếp từ các đối tác nước ngoài, đồng thời các DN

này cũng không thể dự trữ được nhiều nguyên vật liệu nhập khẩu nên nguyên liệu thường phải mua lại từ các cơ sở đại lý, do đó đã làm tăng chi phí sản xuất và rất khó nắm bắt được nhu cầu của khách hàng nước ngoài.

Hội nhập WTO khiến cho hàng hoá nước ngoài sẽ tràn vào Việt Nam với giá rẻ và phong phú hơn, nhờ đó sẽ làm giảm sức ép về nguyên liệu ngoại nhập và các

DNVVN cũng sẽ biết được nhu cầu của thị trường thế giới do được tiếp xúc trực tiếp

Theo lộ trình thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO của Việt Nam, tính minh bạch trong quản lý của các cơ quan, tổ chức hữu trách đối với các DNVVN cũng sẽ được nâng cao. Mặt khác, hiện tượng phân biệt đối xử giữa các DN Nhà nước với các

DNVVN (chủ yếu là khu vực tư nhân) sẽ không còn, nên các DNVVN sẽ thuận lợi hơn

trong việc tiếp cận với các nguồn lực tài chính, gia nhập thị trường, hỗ trợ kinh doanh.

Xét về dài hạn, trước áp lực cạnh tranh, các DNVVN sẽ phải tích cực nâng cao năng lực quản lý, đổi mới công nghệ, chú trọng sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng và cải thiện văn hoá DN, nhờ đó phát triển DN bền vững hơn trong môi trường cạnh tranh quốc tế.

Ngoài ra, cũng chính từ áp lực cạnh tranh mà nhiều DNVVN không có khả năng

tồn tại sẽ bị phá sản, ra khỏi thị trường

Thuận lợi

Bên cạnh những khó khăn gặp phải thì các DNVVN cũng có những ưu điểm:

 Thứ nhất, cần ít vốn, chi phí quản lý, đào tạo không lớn, thường hướng vào những lĩnh vực phục vụ trực tiếp đời sống, những sản phẩm có sức mua cao, dung lượng thị trường lớn, nên huy động được các nguồn lực xã hội, các nguồn vốn còn tiềm ẩn trong dân.

 Thứ hai, có thể sử dụng các loại máy móc, thiết bị sản xuất trong nước, dễ dàng thay đổi công nghệ, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật mà không cần nhiều chi phí; có thể kết hợp cả những công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, sản xuất những sản phẩm chất lượng cao trong điều kiện sản xuất không thuận lợi.

 Thứ ba, nhạy cảm với những biến động của thị trường, chuyển đổi mặt hàng

nhanh phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, tận dụng được các nguồn nguyên vật

liệu, nhân lực tại chỗ.

 Thứ tư, dễ dàng duy trì sự tự do cạnh tranh, làm vệ tinh gia công, chế tác cho các DN lớn. DNVVN có thể len lỏi, xâm nhập vào các thị trường ngách và dễ dàng tạo nên sự phát triển cân đối giữa các vùng, miền trong lãnh thổ một quốc gia.

2.2. Thực trạng xây dựng thương hiệu của các DNVVN, những khó khăn

mà họ thường gặp phải.

Thời gian gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã chú ý hơn tới việc xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên còn có nhiều vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải quan tâm hơn nữa.

Trước hết, một thực tế là hiện nay không ít doanh nghiệp Việt Nam đang còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm thương hiệu và nhãn hiệu. Nhãn hiệu là những yếu tố vật thể có thể nhìn thấy bằng mắt thường về những “chào mời” (offer) của doanh nghiệp.

Theo tôi, nhãn hiệu thuộc lĩnh vực quảng cáo, là những thông điệp được gửi đi bởi doanh nghiệp. Còn thương hiệu bao gồm tất cả những gì mà khách hàng thật sự cảm nhận về doanh nghiệp và về những sản phẩm dịch vụ cung ứng bởi doanh nghiệp.

Nói cách khác, thương hiệu là một khái niệm xuyên suốt cả quy trình từ khi thông điệp được gửi đi bởi doanh nghiệp đến khi thông điệp nhận được bởi các đối tác của doanh nghiệp. Vì thế thương hiệu mang tính phi vật thể, là cách kết nối của mối quan

hệ bền vững giữa doanh nghiệp và khách hàng. Trong kinh doanh, chính quan hệ lâu dài đó mới làm cho doanh nghiệp phát triển.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chỉ quan niệm thương hiệu là những gì

giúp khách hàng nhận biết và gợi nhớ về sản phẩm của doanh nghiệp. Từ quan niệm đó

mà không ít doanh nghiệp đang thực hiện một chiến lược xây dựng thương hiệu sai lầm.

Xin lấy một ví dụ về việc thực hiện các chương trình khuyến mại vốn đang rất rầm rộ ở Việt Nam hiện nay. Các kiểu khuyến mại phổ biến ở Việt Nam như giảm giá

Một phần của tài liệu Luận văn: Các doanh nghiệp nhỏ và cạnh tranh bằng các biện pháp marketing mạng potx (Trang 42 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)