Tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh hóa (Trang 25 - 33)

1.2. Quản lý chất lƣợng tín dụng ngân hàng

1.2.5 Tiêu chí đánh giá

1.2.5.1 Bộ máy quản lý tín dụng

Để xây dựng và đƣa các chiến lƣợc, chính sách đề ra vào thực tế, ngân hàng phải xây dựng một cơ cấu tổ chức hiệu quả trên các nguyên tắc đảm bảo sự minh bạch, công khai, trong đó phải xác định rõ vai trò và trách nhiệm và phân tách nhiệm vụ trong triển khai hoạt động. Cơ cấu tổ chức quản lý tín dụng phải có sự tham gia của mọi bộ phận liên quan đến hoạt động tín dụng, từ Ban lãnh đạo cấp cao của ngân hàng, đến bộ phận kinh doanh tín dụng và các bộ phận liên quan. Cơ cấu bộ máy quản lý tốt sẽ là một tiêu chí đánh giá công tác quản lý tín dụng nói chung, chất lƣợng tín dụng nói riêng một cách bài bản.

1.2.5.2 Chất lượng tín dụng

Quản lý chất lƣợng tín dụng tốt hay không cuối cùng phải đƣợc đánh giá qua các tiêu chí chất lƣợng tín dụng, đó là:

a. Tổng dƣ nợ và kết cấu dƣ nợ

Tổng dƣ nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lƣợng tiền tín dụng ngân hàng cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm. Cơ cấu tổng dƣ nợ tín dụng bao gồm: tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; hay tín dụng có đảm bảo và tín dụng không có đảm bảo bằng tài sản; tín dụng nội tế, ngoại tệ…

Kết cấu dƣ nợ, hay tỷ trọng của các loại dƣ nợ trong tổng dƣ nợ phản ánh tình trạng chất lƣợng tín dụng ngân hàng. Ví dụ: khi tỷ trọng dƣ nợ dài hạn của ngân hàng cao, điều đó phản ánh nguy cơ rủi ro của ngân hàng cao. Thông thƣờng nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là vốn ngắn hạn, khi tỷ

trọng tín dụng dài hạn cao, có nghĩa ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn. Phân tích kết cấu dƣ nợ sẽ giúp ngân hàng biết đƣợc ngân hàng cần đẩy mạnh cho vay theo loại hình thức nào để cân đối với thực lực ngân hàng. Kết cấu dƣ nợ khi so với kết cấu nguồn huy động sẽ cho biết rủi do của loại hình nào là nhiều nhất.

b. Tỷ lệ nợ quá hạn

Thông thƣờng để đánh giá chất lƣợng tín dụng của NHTM ngƣời ta thƣờng dùng chỉ tiêu tỷ lệ NQH và kết quả phân loại nợ.

Tỷ lệ NQH = Tổng dư nợ quá hạn/ Tổng dư nợ cho vay bình quân

NQH là khoản nợ mà một phần, hoặc toàn bộ nợ gốc đã quá hạn. Đó là những khoản nợ mà khách hàng không trả đƣợc nợ khi đến hạn ghi trên hợp đồng. Nếu tỷ lệ này cao sẽ đặt ngân hàng trong tình trạng có nguy cơ rủi ro lớn, còn khi tỷ lệ này thấp phản ánh chất lƣợng tín dụng của ngân hàng cao.

Thông thƣờng NQH tối đa mà ngân hàng mong muốn là nhỏ hơn, hoặc bằng 5% tổng dƣ nợ.

c. Tỷ lệ nợ xấu

Tình hình nợ xấu = Nợ xấu/ Tổng dư nợ cho vay ở thời điểm tính

Chỉ số này đo lƣờng chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này thấp có nghĩa là chất lƣợng tín dụng của ngân hàng này cao, và ngƣợc lại.

Ở Việt Nam, theo Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN, các TCTD phân nợ thành 5 nhóm nhƣ sau:

Nhóm 1 (đủ tiêu chuẩn) gồm: các khoản nợ trong hạn mà TCTD đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn; các khoản nợ khác đƣợc phân loại vào nhóm 1.

Nhóm 2 (nợ cần chú ý) gồm: các khoản NQH dƣới 90 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại, các khoản nợ khác đƣợc phân loại vào nhóm 2.

Nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn) gồm: các khoản NQH từ 90 - 180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả NQH dƣới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại ; các khoản nợ khác đƣợc phân loại vào nhóm 3.

Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) gồm: các khoản NQH từ 181 – 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả NQH từ 90 – 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại, các khoản nợ khác đƣợc phân loại vào nhóm 4.

Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) gồm: các khoản NQH trên 360 ngày; các khỏan nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ đã quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; các khoản nợ khác đƣợc phân loại vào nhóm 5.

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 theo quy định về phân loại nợ của NHNN và Agribank.

*Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng

=

Không thể nói một khoản tín dụng có chất lƣợng cao khi nó không đem lại một khoản thu nhập cho ngân hàng. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển. Lợi nhuận do tín dụng đem lại chứng tỏ các khoản vay không những thu hồi đƣợc gốc mà còn có lãi, đảm bảo đƣợc độ an toàn của nguồn vốn cho vay .

Lãi từ hoạt động tín dụng

Tổng thu nhập của NH Tỷ trọng thu nhập từ hoạt

Chất lƣợng tín dụng đƣợc nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng.

d. Hiệu suất sử dụng vốn

Hiệu suất sử dụng vốn = Tổng dư nợ / Tổng vốn huy động

Hiệu suất sử dụng vốn cho biết mức độ cho vay so với tổng vốn huy động. Hiệu suất sử dụng vốn cao phản ánh chất lƣợng tín dụng ngân hàng cao. Tuy nhiên, nếu hiệu suất sử dụng vốn ở mức trên 100% sẽ hàm chứa rủi ro tín dụng do ngân hàng đang mạo hiểm khi không dự trữ. Một ngân hàng không có dự trữ dồi dào đôi khi sẽ phải đối diện với rủi ro khi gặp phải dòng tiền rút ra bất thƣờng lớn.

e. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Tỷ lệ dự phòng RRTD = dự phòng RRTD được trích lập / Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ khoản tiền đƣợc trích lập dự phòng cho những khoản tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Nếu một ngân hàng trích lập quá nhiều dự phòng rủi ro sẽ làm cho lợi nhuận ngân hàng giảm.

Ở Việt Nam, theo Quyết định 493 thì tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro nhƣ sau: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%.

f. Khả năng bù đắp rủi ro

Khả năng bù đáp RRTD = dự phòng RRTD được trích lập/ Nợ xấu

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng. Tỷ số này cao phản ánh tình trạng chất lƣợng tín dụng an toàn.

1.2.5.3 Hiệu quả kinh doanh

Tín dụng là hoạt động truyền thống và là hoạt động đem lại thu nhập chủ yếu cho NHTM, do vậy, quản lý chất lƣợng tín dụng tốt hay chƣa tốt đƣợc biểu hiện ở kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM gồm: a. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Tỷ lệ ROA (Return on Assets)

Lợi nhuận ròng

ROA = x 100% Tổng tài sản có

Tỷ lệ này phản ánh hiệu quả kinh doanh trên một đơn vị tài sản có của ngân hàng, là thƣớc đo hiệu quả đầu tƣ của ngân hàng bởi vì mọi tài sản có đều là những khoản đầu tƣ sinh lãi mỗi ngày ngoại trừ hai loại tài sản tiền mặt và tài sản cố định. Chỉ tiêu ROA giúp nhà quản lý thấy đƣợc khả năng bao quát của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản có. ROA cao khẳng định hiệu quả kinh doanh tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản có hợp lý, có sự điều động đổi linh hoạt giữa các khoản mục trên tài sản có trƣớc những biến động của nền kinh tế. Do vậy ROA còn phản ánh khả năng thích ứng của ban lãnh đạo ngân hàng trƣớc những thay đổi chung của nền kinh tế.

Để tăng ROA, các ngân hàng phải tìm cách gia tăng các khoản mục tài sản có sinh lời. Trong các khoản mục của tổng tài sản thì cho vay là khoản đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Vì mục đích tối đa hóa lợi nhuận mà ngân hàng gia tăng khoản đầu tƣ tín dụng, tuy nhiên, đây là khoản chứa đựng nhiều rủi ro nhất.

Nhƣ vậy tỷ lệ ROA càng cao thể hiện mức độ rủi ro càng cao mang lại từ tổng tài sản có.

Tỷ lệ ROE ( Return on Equity)

Lợi nhuận ròng

ROE = x 100% Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này đo lƣờng hiệu quả sử dụng một đồng vốn chủ sở hữu, đo lƣờng khả năng lành mạnh trong hoạt động của một ngân hàng. Do tỷ lệ ROE phản ánh lợi nhuận kiếm đƣợc từ một đơn vị vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn của ngân hàng và các quỹ dự trữ, qua đó tỷ lệ này cho biết khả năng sử dụng vốn cổ phần của ngân hàng nên ROE có ý nghĩa quan trọng đối với cổ đông. ROE càng lớn cho thấy kết quả hoạt động trên vốn cổ phần của ngân hàng tốt.

Mối quan hệ giữa ROA và ROE

Trong phân tích hiệu quả hoạt động, các nhà quản lý ngân hàng luôn quan tâm đến hai chỉ tiêu ROA và ROE, và hai chỉ tiêu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thông qua công thức sau đây:

Lợi nhuận ròng Lợi nhuận ròng Tổng tài sản

ROE= = x Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

Tổng tài sản

ROE= ROA= Vốn chủ sở hữu

Mối quan hệ này cho thấy ROE rất dễ biến động do tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu luôn lớn hơn 1 nhiều lần, vì vậy ROE có độ nhạy cao hơn

ROA gấp nhiều lần. Công thức này còn tính toán đƣợc khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu của ngân hàng thông qua tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu, có nghĩa là ngân hàng có ROA thấp nhƣng vẫn có thể đạt ROE cao với điều kiện nâng cao tỷ trọng vốn huy động. Tuy nhiên, nếu ROE quá lớn so với ROA cho thấy vốn chủ sở hữu của ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với tổng nguồn vốn. Nhƣ vậy lợi nhuận của ngân hàng chủ yếu phụ thuộc vào vốn huy động, vì vậy có thể ảnh hƣởng đến mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

b.Chỉ tiêu về quy mô

Hoạt động tín dụng là một hoạt động kinh doanh truyền thống nhƣng lại là hoạt động kinh doanh chủ yếu của các NHTM hiện nay. Theo số liệu thống kê của các NHTM thì tài sản sinh lời về các khoản cho vay thƣờng chiếm tỷ trọng lớn khoảng 60% đến 70% tổng tài sản có. Đây là nghiệp vụ mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Do đó việc xem xét quy mô cũng nhƣ chất lƣợng tín dụng là việc làm rất cần thiết trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các chỉ tiêu liên quan đến tín dụng nhƣ sau:

Tổng dư nợ

Tỷ lệ sử dụng vốn = Tổng vốn huy động

Tỷ lệ này cho biết hiệu quả đầu tƣ tín dụng của vốn huy động và giúp so sánh khả năng cho vay với khả năng huy động vốn của ngân hàng. Thƣờng tỷ số này đạt từ 0,6 đến 0,7 là tốt vì thể hiện ngân hàng đã sử dụng hiệu quả đồng vốn huy động vào các hoạt động mang lại thu nhập và đảm bảo an toàn.

Tỷ lệ tổng dư nợ Tổng dư nợ

=

Tỷ lệ này cho biết quy mô của hoạt động tín dụng của NHTM. Thông thƣờng tỷ trọng hoạt động tín dụng chiếm từ 60% đến 70% tổng tài sản của ngân hàng.

Tóm lại, Tín dụng là hoạt động đem lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, nhƣng nó lại là hoạt động hàm chứa nhiều rủi ro. Do vậy, trong kinh doanh ngân hàng không chỉ quan tâm tới tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng, mà việc quản lý chất lƣợng tín dụng luôn đƣợc đặt ra một cách cấp thiết.

Công tác quản lý chất lƣợng tín dụng ngân hàng đƣợc thực hiện nhƣ: Xây dựng và thực hiện kế hoạch tín dụng, chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, kiểm tra và giám sát tín dụng, đánh giá chất lƣợng tín dụng …Ngƣời ta đánh giá công tác quản lý chất lƣợng tín dụng ngân hàng qua các tiêu chí nhƣ: bộ máy quản lý tín dụng, chất lƣợng tín dụng, mức độ hiệu quả của tín dụng…

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNGTẠI AGRIBANK THANH HÓA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh hóa (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)