1.3.1. Kinh nghiệm
1.3.1.1. Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp trích lập dự phòng
Trích lập dự phòng là cách thức hữu hiệu để quản trị rủi ro do tổn thất tín dụng. Việc trích lập dự phòng phải căn cứ vào thực tế trả nợ vay thay vì căn cứ vào khả năng trả nợ trong quá khứ của khách hàng. Các nước chia sẻ kinh nghiệm rằng họ áp dụng các nguyên tắc dự phòng khác nhau dựa theo việc phân loại nợ vay có khả năng gây tổn thất ở mức độ khác nhau.
- Hồng Kông: xếp loại rủi ro cho khách hàng và trích lập dự phòng tương ứng.
- Hàn Quốc: các nguyên tắc dự phòng phân lập theo loại tín dụng.
- Singapore: dự phòng tổn thất khoản vay ước tính từ danh mục vay được áp dụng cho các khoản vay tiêu dùng.
- Thái Lan: phân loại khoản vay được đưa vao luật. Các cơ quan giám sát ngân hàng có quyền yêu cầu trích lập dự phòng cho các khoản vay cần chú ý. - Columbia: dự phòng cho tín dụng tiêu dùng, thương mại, cầm cố thế chấp và tín dụng nhỏ theo thời hạn khoản vay từ 1-18 tháng.
1.3.1.2. Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp tuân thủ những
nguyên tắc tín dụng thận trọng.
- Hồng Kông: giới hạn cho vay các đối tác ở mức 5%giá trị ròng doanh nghiệp. Tổng dư nợ vay cho các đối tác không vượt quá 10% vốn tự có Ngân hàng.
- Hàn Quốc: giới hạn cho vay cổ đông ở mức 25% vốn tự có Ngân hàng hoặc tỷ lệ mà họ sở hữu. Giới hạn cho vay các đối tác liên quan ở mức 10% vốn tự có Ngân hàng.
- Singapore: Ngân hàng không được phép tham gia vào các hoạt động phi tài chính. Cũng không được phép đầu tư hơn 10% vốn vào các công ty hoạt động phi tài chính. Mức đầu tư vốn vào một công ty đơn lẻ giới hạn ở 2% vốn tự có Ngân hàng. Tổng vốn đầu tư giới hạn ở 10% vốn tự có Ngân hàng.
- Thái Lan: giới hạn đầu tư ở mức 10% vốn khách vay và 20% vốn của Ngân hàng. Giới hạn cho vay cho nhóm khách hàng ở mức 5% vốn ngân hàng, 50% giá trị ròng của doanh nghiệp và 25% giá trị nợ.
- Columbia: giới hạn cho vay cho nhóm khách hàng liên quan 10% vốn tự có. Mở rộng tới 25% nếu có tài sản đảm bảo tốt.
1.3.1.3. Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp đặt ra hạn mức cho vay
thường xuyên của Ngân hàng các nước trong việc quản lý danh mục tín dụng của mình. Biện pháp sử dụng là đặt ra các hạn mức cho vay dựa trên vốn tự có của Ngân hàng đối với khách hàng vay riêng lẻ hay nhóm khách hàng vay:
- Hồng Kông: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có của Ngân hàng.
- Hàn Quốc: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 20% vốn tự có của Ngân hàng và giới hạn cho vay nhóm khách hàng ở mức 25% vốn tự có của ngân hàng.
- Singapore: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có của Ngân hàng.
- Thái Lan: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có của Ngân hàng.
- Columbia: giới hạn vay ở mức 40% giá trị ròng của khách hàng vay.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm
Thông qua kinh nghiệm của một số tổ chức quốc tế và thực tiễn thành công cũng như thất bại của nhiều NHTM trên thế giới về hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt nam nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng được tổng kết lại như sau:
Thứ nhất, xây dựng quy trình tín dụng quy định rõ trách nhiệm các khâu
nghiệp vụ, tách biệt giữa bộ phận tiếp nhận hồ sơ khách hàng, bộ phận thẩm định cho vay và thu nợ. Đồng thời, quy trình tín dụng được xây dựng một cách khoa học, tránh chồng chéo giữa các bộ phận, gây mất thời gian cho khách hàng. Ngoài ra, quy trình tín dụng phải vừa phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng mình lại vừa đem lại hiệu quả hạn chế rủi ro cao
Thứ hai, xây dựng hệ thống các tiêu chí để chấm điểm khách hàng. Việc
chấm điểm khách hàng có thể dựa trên mô hình mà Thái Lan đã sử dụng, để xếp loại cho phù hợp. Sau khi có kết quả chấm điểm khách hàng, ngân hàng
cần đưa ra những chính sách đối xử với từng khách hàng (chính sách tín dụng, chính sách lãi suất, chính sách tài sản bảo đảm…)
Thứ ba, sử dụng những biện pháp thiết lập quỹ dự phòng rủi ro bằng việc
áp dụng các nguyên tắc dự phòng khác nhau dựa theo việc phân loại nợ vay có khả năng gây tổn thất ở mức độ khác nhau… giúp hạn chế được rủi ro đáng kể trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Thứ tư, tăng cường công tác thu thập, lưu trữ thông tin và giám sát khoản
vay. Công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay được tăng cường giúp thu thập thêm thông tin để đánh giá, xếp hạng khách hàng hoặc khoản vay, từ đó có thể giúp các ngân hàng quản lý rủi ro một cách toàn diện hơn.
Thứ năm, cần tuân thủ các nguyên tắc tín dụng thận trọng.
Thứ sáu, cần đặt ra các hạn mức cho vay dựa trên vốn tự có của ngân
hàng đối với khách hàng vay riêng lẻ hay nhóm khách hàng vay.
Kết luận chƣơng 1
Trong chương 1 với mục tiêu chủ yếu là hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng của NHTM trong nền kinh tế thị trường, luận văn đã đi đến khẳng định và hoàn thành những nội dung chính sau đây:
Làm rõ và khẳng định, rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Rủi ro tín dụng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Bởi vậy việc không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng là tất yếu khách quan đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của bất kỳ NHTM nào.
Phân tích và đi đến kết luận, quản lý rủi ro tín dụng là khâu quan trọng trong hoạt động của tất cả các NHTM, bao gồm một hệ thống chiến lược, chính sách và biện pháp trong hoạt động tín dụng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Có một hệ thống các chỉ tiêu định tính và định lượng đánh giá hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của NHTM.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á - CHI NHÁNH THANH HÓA
2.1. Tổng quan về NHTMCP Bắc Á - Chi nhánh Thanh Hóa
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Thanh Hóa phần Bắc Á - Chi nhánh Thanh Hóa
Ngân hàng TMCP Bắc Á - Chi nhánh Thanh Hóa được thành lập năm 2003 lấy trụ sở giao dịch đầu tiên tại 159 Đinh Công Tráng, Phường Ba Đình, Thành phố Thanh Hóa. Đến năm 2011 trụ sở giao dịch được chuyển đến Lô 55,56 Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, Thành phố Thanh Hoá.
Từ khi mới thành lập, bộ máy hoạt động của Chi nhánh chỉ gồm có 04 phòng ban (Kế Toán, Kế hoạch - Tín dụng, Phi mậu dịch, Ngân quỹ - hành chính nhân sự) với 18 cán bộ. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, chi nhánh đã thành lập được 04 phòng nghiệp vụ và 03 phòng giao dịch với số lượng cán bộ, nhân viên là 44 người. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa được thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa
PGĐ phụ trách tín dụng Phòng hành chính Phòng kế toán Phòng ngân quỹ Phòng Quan hệ khánh hàng Giám đốc chi nhánh
Bảng 2.1: Mạng lƣới hoạt động của Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Bắc Á - Chi nhánh Thanh Hoá
( Quý IV - Năm 2011)
Tên đơn vị Địa điểm Loại Năm
mở
Ngày, tháng, năm phát sinh
trong kỳ báo cáo Tổng số lao động hiện có Trình độ chuyên môn Mở Đổi tên Đổi địa điểm Chấm dứt hoạt động Trên
đại học Đại học đẳng Cao Trung cấp Khác
I. Phòng giao dịch 1.Trụ sở giao dịch Số 55,56 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hoá Chi nhánh 2011 25 21 2 2 2. Phòng giao dịch 1
Số 70 Lê Hữu Lập, P. Lam Sơn, TP. Thanh Hoá
Phòng
giao dịch 2008 7 5 1 1
3. Phòng giao
dịch 2 Trường Thi, TP. Thanh Hoá Số 128 Trường Thi, P. giao dịch Phòng 2009 6 5 0 1 4. Phòng giao dịch 3 Số 159 Đinh Công Tráng, P. Ba Đình, TP. Thanh Hoá Phòng giao dịch 2011 6 4 1 1
(Nguồn: NHTMCP Bắc Á Chi nhánh Thanh Hóa)
Với đội ngũ cán bộ khá khiêm tốn buổi ban đầu và từng bước được bổ sung, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên chi nhánh hiện nay đã có bước trưởng thành, phần nào đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của tình hình nhiệm vụ mới. NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa có được như ngày nay, trước hết là nhờ sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn của ngân hàng Bắc Á và sự nhiệt tình giúp đỡ của các cơ quan ban ngành, đặc biệt là tinh thần quyết tâm cao của toàn thể cán bộ, nhân viên chi nhánh đã đưa vượt qua khó khăn, thử thách và trưởng thành về nhiều mặt, thực hiện tốt chức năng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng, nhanh chóng trở thành một trong những chi nhánh ngân hàng thương mại có uy tín tại Tỉnh Thanh Hóa.
Trong hoạt động, NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa luôn tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn.
Song song với các thành tích đạt được trong kinh doanh, NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa còn được công nhận là doanh nghiệp tích cực hoạt động xã hội và có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của cộng đồng. Điển hình là công tác ủng hộ đồng bào bị thiên tai, đóng góp xây dựng trường học và tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo…Đồng thời, NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa còn thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên, phát huy công tác Đảng, Đoàn thể tại đơn vị.
2.1.2. Một số hoạt động kinh doanh chính của NHTMCP Bắc Á
Sau 9 năm hoạt động, NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa luôn giữ vững sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định. Và điều này được thể hiện bằng các chỉ số tài chính qua các năm như sau:
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng tài sản 109.457 119.425 222.315 265.760 390.552 Vốn huy động 100.700 109.871 202.307 239.184 331.970 Dư nợ cho vay 91.438 96.797 108.918 98.926 121.500 Lợi nhuận trước thuế 286 311 244 3.206 4.494 Lợi nhuận sau thuế 214,5 233,25 183 2.404,5 3.370,5 ROA(%) 0,196 0,195 0,082 0,904 0,863
(Nguồn: NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa)
Qua bảng số liệu trên chúng ta nhận thấy tình hình kinh doanh của NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa khá ổn định và hiệu quả qua các năm. Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa luôn xác định nguồn vốn huy động là nền tảng để mở rộng kinh doanh, trong đó quán triệt tinh thần huy động tự lực tối đa nguồn vốn trong tỉnh với phương châm “Đi vay để cho vay”. Công tác huy động vốn luôn giữ vai trò chủ đạo, đảm bảo vốn cho vay nền kinh tế và khả năng thanh khoản trong toàn hệ thống. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa không ngừng tăng trưởng, góp phần đáp ứng nhu cầu cho vay để phát triển nền kinh tế.
Từng bước cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng ổn định, đẩy mạnh huy động nguồn vốn trung, dài hạn. Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa đặc biệt coi trọng công tác huy động vốn trung, dài hạn, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu, từng bước cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng tăng dần nguồn vốn có tính chất ổn định như nguồn tiền gửi dân cư, tiền gửi có kỳ hạn, hạn chế nhận tiền gửi, tiền vay TCTD thời hạn ngắn (1 tuần đến 1 tháng), tăng dần nguồn vốn trung, dài hạn để đáp ứng nhu cầu tín dụng phát triển kinh tế xã hội.
Đứng trước thực trạng cạnh tranh gay gắt của thị trường ngân hàng, việc huy động vốn là rất khó khăn tuy nhiên khả năng huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa vẫn giữ tốc độ tăng dần qua
các năm: cuối năm 2009 đạt 202.307 triệu đồng, tăng 84,13% so với năm 2008, đến năm 2011 đạt 331.970 triệu đồng, tăng 38,8% so với năm 2010. Điều này đã chứng tỏ sự tin tưởng của khách hàng vào ngân hàng Bắc Á ngày càng cao. Nguyên nhân là do ngân hàng đã duy trì nhiều hình thức huy động đa dạng, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt cho từng địa bàn và tăng cường công tác quảng bá hình ảnh.
Tổng tài sản của Ngân hàng cũng tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2008 tổng tài sản là 119.425 triệu đồng nhưng đến năm 2011 tổng tài sản tăng lên đến 390.552 triệu đồng. Với định hướng chiến lược tăng trưởng cao, quản lý chi phí tốt và duy trì nợ quá hạn ở mức thấp đã giúp nâng cao lợi nhuận của ngân hàng Bắc Á chi nhánh Thanh hóa. Lợi nhuận trước thuế năm 2010 đạt 3.206 triệu đồng, tăng 314% so với năm 2009. Đến 2011, lợi nhuận trước thuế đạt 4.494 triệu đồng, tăng 1,4 lần so với 2010. Như vậy, lợi nhuận các năm liên tục tăng cao chứng tỏ sự phát triển ổn định của ngân hàng trong thời gian qua.
Xét về hoạt động tín dụng: Qua bảng số liệu 1.2, nhìn chung hoạt động tín dụng của Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa trong thời gian qua tăng trưởng ổn định. Tổng dư nợ tín dụng cuối năm 2009 đạt 108.918 triệu đồng tăng 12,52% so với năm 2008 và đến năm 2011 đạt 121.500 triệu đồng, tăng 22,82% so với năm 2010.
Bảng 2.3: Dƣ nợ cho vay của ngân hàng Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
Ngắn hạn 58.587 49.627 62.518 48.452 88.591 Trung hạn 25.337 27.519 24.285 29.118 25.833
Dài hạn 3.600 12.247 11.045 5.829 5.269
Cho vay bằng vốn tài
trợ, uỷ thác đầu tư 3.914 7.404 11.070 15.527 1.807
Tổng dư nợ 91.438 96.797 108.918 98.926 121.500
Nếu phân tích theo thời hạn cho vay, thì tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn cao, năm 2010 chiếm 48,98% và đến năm 2011 chiếm 72,91% so với tổng dư nợ cho vay, trong khi đó tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn chỉ đạt 51,02% trong năm 2010 và đến năm 2011 đạt 27,09% . Bởi vì về khía cạnh thời hạn thì những món vay có thời hạn càng dài thì càng ẩn chứa nhiều rủi ro. Cho nên ngân hàng luôn có xu hướng dịch chuyển tăng tỷ trọng nợ vay ngắn hạn để mau thu hồi, quay vòng vốn nhanh đặc biệt là trong điều kiện kinh tế phát triển nhanh, có nhiều biến động phức tạp và cạnh tranh như hiện nay.
Cơ cấu dư nợ nếu phân loại theo thành phần kinh tế thì đến năm 2011 cho thấy: chiếm tỷ lệ cao nhất là khách hàng thể nhân chiếm 42%, kế đến là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chiếm 39% và phần còn lại là 19% dư nợ cho vay các doanh nghiệp nhà nước. Danh mục cho vay theo nhóm khách hàng của NH tiếp tục thay đổi tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp nhà nước, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với thành phần kinh tế phi nhà nước nhằm hỗ trợ mạnh nhu cầu về vốn cho sự phát triển. Khách hàng của NH mở rộng và phát triển đến mọi thành phần kinh tế. Với chính