Định hướng phát triển kinh doanh trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á chi nhánh thanh hóa (Trang 75 - 78)

Môi trường hoạt động năm 2012 và những năm tiếp theo sẽ tiếp tục biến động theo chiều hướng rất phức tạp, tạo ra cả cơ hội và thách thức cho các ngân hàng. Trong nước, các biện pháp đảm bảo tăng trưởng và kiềm chế lạm phát sẽ làm hoạt động kinh doanh ngân hàng chịu nhiều sức ép và khó khăn. Sẽ có nhiều ngân hàng mới, bao gồm cả các ngân hàng nước ngoài tham gia thị trường và cạnh tranh về thị phần, đặc biệt là thị phần huy động và cho vay sẽ quyết liệt hơn. Thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản sẽ ngày càng quy củ hơn và tiếp tục sẽ là nơi thu hút đầu tư xã hội. Tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa, kinh tế vào những tháng cuối năm 2011 có chuyển biến tích cực hơn, lãi suất giảm mạnh, thanh khoản của các ngân hàng được cải thiện, lạm phát được kiềm chế, giá cả một số mặt hàng là đầu vào có xu hướng giảm. Tuy nhiên những tháng đầu năm 2012 kinh tế khó khăn hơn, hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh hóa rơi vào tình trạng hết sức khó khăn thậm chí một số doanh nghiệp rơi vào tình trạng bế tắc dẫn đến phá sản. Trước những thực tế đó, từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa tiếp tục thực hiện chiến lược kinh doanh xoay quanh 6 mục tiêu:

- Tăng trưởng ổn định và bền vững. - Mở rộng mạng lưới hoạt động.

- Kiểm soát rủi ro tốt để đảm bảo an toàn. - Duy trì cấu trúc tài chính lành mạnh.

- Chuẩn bị nhân lực kế thừa. - Hoàn thiện văn hóa công ty.

Năm 2012 là năm đánh dấu bước phát triển mới của ngân hàng, tạo diện mạo mới cho hình ảnh của ngân hàng khi trụ sở mới được đặt tại trung tâm thành phố Thanh hóa khang trang bề thế củng cố hơn niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng.

3.1.2. Định hướng hạn chế rủi ro tín dụng trong thời gian tới

Đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ - loại hàng hóa đặc biệt nhạy cảm với rủi ro; tính dễ lây lan rủi ro giữa các NHTM với nhau; khách hàng của ngân hàng rất đông và chỉ cần một khách hàng gặp rủi ro sẽ gây tác động xấu tới hình ảnh của ngân hàng.

Nói như vậy để thấy, muốn tồn tại và phát triển, các NHTM phải có đủ năng lực quản trị rủi ro nói riêng, năng lực quản trị rủi ro tín dụng nói chung. Nếu không, sẽ không có khả năng tồn tại kinh doanh trên thị trường.

Mặc dù trong những năm qua, hoạt động tín dụng của NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa đã gặt hái được khá nhiều thành công, chất lượng tín dụng ngày càng nâng cao song hệ thống quản trị RRTD hiện tại lại chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị đề ra hiện nay. Đồng thời, trước những thời cơ và thách thức, định hướng về hạn chế RRTD của NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 tập trung vào những nội dung chính sau đây:

- Xây dựng và hoàn thiện các chính sách, quy trình, thủ tục quản lý rủi ro phù hợp với chuẩn mực trong khu vực và quốc tế, giúp ngân hàng xác định, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình kinh doanh một cách có hiệu quả nhất.

- Cải tiến phương pháp đo lường, kiểm soát và hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro để hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh và công tác quản trị rủi ro.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng, hệ thống thông tin ngành và thị trường, bảo đảm đáp ứng tốt các yêu cầu:

+ Quản lý và cảnh báo rủi ro tín dụng.

+ Quản lý và cảnh báo rủi ro tín dụng tiêu dùng và tín dụng thẻ. + Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tự động

+ Quản lý hạn mức tín dụng theo ngành và theo từng doanh nghiệp trong toàn hệ thống.

+ Quản lý và đôn đốc thu hồi những khoản nợ đã được xử lý rủi ro. - Tăng cường tổ chức công tác đào tạo để nâng cao nhận thức, vai trò của công tác phòng ngừa và quản lý rủi ro, chú trọng đến những kinh nghiệm về quản lý rủi ro của những nước tiên tiến và những nước có điều kiện kinh tế xã hội tương đương Việt Nam.

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển khách hàng tại các khu vực thị trường mục tiêu của NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa thông qua việc tiếp thị các sản phẩm hiện có nhằm mở rộng thị trường hoạt động tín dụng tới mọi lĩnh vực, mọi đối tượng khách hàng mà pháp luật cho phép. Đẩy mạnh cho vay đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh bán lẻ đối với tư nhân cá thể, hộ gia đình, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, khu chung cư và khu dân cư,.. Đồng thời điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, nâng cao chất lượng tín dụng, đo lường và quản trị được rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ và không vượt quy định của Ngân hàng Nhà nước. Hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ và quy trình cung cấp các sản phẩm dịch vụ hiện có thông qua việc tăng cường ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin nhằm đơn hóa thủ tục xử lý công việc, từ đó đáp ứng một cách nhanh nhất yêu cầu của khách hàng. Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng để phù hợp với từng đối tượng khách hàng nhằm thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu hoạt động tín dụng.

trong hoạt động cung cấp dịch vụ để bồi dưỡng kỹ năng tiếp thị, bán hàng, các kiến thức liên quan đến các sản phẩm/dịch vụ hiện có và các sản phẩm/dịch vụ mới.

Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý trung gian nhằm nâng cấp các kỹ năng lập kế hoạch phát triển kinh doanh, đánh giá và phân tích cạnh tranh, quản trị rủi ro và quản trị nhân sự.

3.2. Các nhóm giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTMCP Bắc Á - Chi nhánh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á chi nhánh thanh hóa (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)