Nâng cao năng lực quản trị tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược phát triển của Công ty Cơ nhiệt điện lạnh Bách Khoa giai đoạn 2014 - 2018 (Trang 87 - 88)

3.7. Các biện pháp để thực hiện giải pháp

3.7.7. Nâng cao năng lực quản trị tài chính

Công tác quản trị tài chính của Công ty phải tập trung vào khả năng huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả, tránh lãng phí. Kế hoạch huy động vốn phải phù hợp với chƣơng trình sản xuất và kế hoạch đầu tƣ, không bị động về vốn. Việc tăng vốn sẽ giúp công ty giảm bớt phụ thuộc nguồn vốn vay, gia tăng lợi nhuận sau thuế, đảm bảo sự tăng trƣởng an toàn và bền vững của công ty, có đủ năng lực tài chính để đầu tƣ vào máy móc, thiết bị … và nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng với tình hình thực tế đầu tƣ của công ty, nâng cao hình ảnh công ty đối với các đối tác, bạn hàng, tăng cƣờng vị thế và năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng.

Phòng Tài chính Kế toán của Công ty phải phối hợp với các bộ phận khác nhƣ Đầu tƣ, Vật tƣ thiết bị, Kỹ thuật, ... để lập các kế hoạch tài chính theo tháng, quý, năm và rà soát thƣờng xuyên việc thực hiện các kế hoạch đó để có cơ sở huy động vốn một cách kịp thời. Các kế hoạch tài chính phải luôn tính đến những khả năng dự phòng và thay đổi thích ứng với nhu cầu.

Hệ thống kế toán và tài chính của Công ty luôn đánh giá các chỉ tiêu tài chính trong từng giai đoạn nhằm xác định kết quả kinh doanh để điều chỉnh kịp thời các nguồn tài chính cho từng chƣơng trình, dự án. Nguồn vốn của Công ty bao gồm vốn tự có, và vốn vay thƣơng mại; tài sản cố định của Công ty là toàn bộ các nhà máy, nhà xƣởng, thiết bị, phƣơng tiện, máy móc đang trong tình trạng hoạt động tốt.

Bên cạnh việc quản trị tài chính, để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty, bộ phận này cũng tham gia vào việc quản lý chi phí trong giá thành sản phẩm và cố gắng giảm thiểu các chi phí về tài chính. Mặt khác, sự tinh xảo hoá về quản lý tài chính có thể giúp Công ty đề nghị với khách hàng nhiều điều kiện thanh toán hấp dẫn hơn, góp phần mang lại hiệu quả cao hơn.

3.7.8. Nâng cao hiệu quả hệ thống thông tin quản lý

Hiện tại, nhƣ đã phân tích, Công ty đã áp dụng công nghệ thông tin qua việc tham gia thƣơng mại điện tử, giới thiệu về Công ty trên website riêng trên thông tin điện tử, internet, ... Tuy nhiên, những hoạt động đó vẫn chƣa đủ trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt nhƣ hiện nay. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh vận

hành tốt trong điều kiện thế giới biến động không ngừng, Công ty cần xây dựng cho mình một hệ thống thông tin nhƣ: thông tin về các dự án trọng điểm ngành xây dựng mà Công ty là Nhà thầu thi công chính, thông tin xây dựng, thông tin về hệ thống phân phối, giá cả, thông tin về tình hình và viễn cảnh của thị trƣờng, thông tin về các doanh nghiệp, đối tác, ....

Để có đƣợc hệ thống thông tin này, Công ty cần có sự đầu tƣ nghiêm túc cho thông tin ngày càng hoàn thiện và có chất lƣợng. Một số định hƣớng có thể áp dụng là:

- Tận dụng tối đa nguồn thông tin trên internet, báo chí, các Sở, ban, ngành,... Tuy nhiên, đối với nguồn thông tin trên internet cần có sự phân tích cẩn thận để lựa chọn thông tin đúng đắn. Hiện nay, có những nguồn thông tin cung cấp có giá trị cao với điều kiện doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí để mua, mặc dù ở Việt Nam ít có tiền lệ này nhƣng nếu mạnh dạn sử dụng, những thông tin này sẽ rất có ích cho Công ty.

- Liên kết với bạn hàng truyền thống để họ có thể giúp định vị thông tin. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách nhằm nghiên cứu đầy đủ, cung cấp thông tin về thị trƣờng, dự báo các biến động của thị trƣờng.

- Công ty đã trang bị mạng vi tính nội bộ giữa các bộ phận phòng ban và Ban Giám đốc và đã góp phần rất hiệu quả cho các hoạt động xử lý thông tin hàng ngày. Trong thời gian tới, Công ty cần tiếp tục phát triển theo hƣớng áp dụng các phần mềm mới vào công tác quản lý và truyền đạt thông tin.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược phát triển của Công ty Cơ nhiệt điện lạnh Bách Khoa giai đoạn 2014 - 2018 (Trang 87 - 88)