của doanh nghiệp
1.4.1. Nhân tố khách quan
- Giá cả: Giá cả hàng hóa dịch vụ ảnh hƣởng đến doanh thu của hoạt động kinh doanh hàng không của doanh nghiệp. Giá cả hàng hóa dịch vụ đầu vào tăng sẽ buộc doanh nghiệp tăng giá dịch vụ hàng không và các dịch vụ kèm theo từ đó giảm lƣợng khách dẫn đến giảm doanh thu và lợi nhuận. Giá cả cũng là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp tới thu nhập ngƣời lao động trong doanh nghiệp, mức lƣơng tối thiểu sẽ phải tăng lên, đây là yêu cầu chính đáng của ngƣời lao động và nó ảnh hƣởng tới hiệu quả lao động của họ. Ngoài ra, sự biến động của giá cả ngoại tệ cũng ảnh hƣởng tới nhu cầu mua sắm của khách hàng. Nhƣ vậy, giá cả là yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến việc phát triển
hoạt động kinh doanh hàng không. Để khắc phục sự ảnh hƣởng của giá doanh nghiệp cần có chính sách giá, chiến lƣợc phù hợp.
- Chế độ chính sách của Nhà nƣớc: Là những chủ trƣơng đƣờng lối của nhà nƣớc về các chính sách thuế xuất nhập cảnh, chính sách đầu tƣ phát triển, chính sách mở cửa và hợp tác quốc tế…tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới việc kinh doanh dịch vụ hàng không. Trong quá trình kinh doanh, mỗi doanh nghiệp trong ngành hàng không luôn phải có các đƣờng lối kinh doanh phù hợp, hoạt động theo đúng luật pháp mà nhà nƣớc ban hành.
- Tính thời vụ: Tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh hàng không là rất rõ rệt, do vậy mà nhu cầu mua và sử dụng các dịch vụ hàng không thƣờng không ổn định, làm cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp này chỉ tập trung vào một số thời điểm nhất định trong năm.
- Sự cạnh tranh trên thị trƣờng: Kinh doanh dịch vụ hàng không là một ngành kinh doanh có lợi nhuận khá, vốn đầu tƣ ban đầu rất lớn và khả năng thu hồi vốn lâu. Vì vậy, trong lĩnh vực hàng không, có ít các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không (bay thƣơng mại). Tuy nhiên với nhu cầu đi lại của ngƣời dân ngày càng nhiều và sự an toàn của phƣơng tiện hàng không nên các hãng hàng không không ngừng phát triển, chiếm lĩnh thị phần. Với sự cạnh tranh đó các doanh nghiệp trong ngành này phải có chiến lƣợc, mục tiêu kinh doanh đáp ứng nhu cầu hội nhập của thị trƣờng. Đặc biệt là cải thiện chất lƣợng dịch vụ để đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
1.4.2. Nhân tố chủ quan
- Đội ngũ lao động trong kinh doanh: Đội ngũ lao động là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, nó là tiền đề để phát triển kinh doanh sản phẩm dịch vụ nói chung và ngành hàng không nói riêng. Chất lƣợng đội ngũ lao động chính là vấn đề đƣợc các nhà quản trị quan tâm tới vì dịch vụ hàng không là lĩnh vực kinh doanh có lực lƣợng lao động cần sự tác động rất lớn đến việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đem lại sự hài lòng cho
khách hàng. Đội ngũ lao động là yếu tố chính tạo nên ấn tƣợng, sự độc đáo, khác biệt về sản phẩm dịch vụ so với các doanh nghiệp khác. Bởi vậy muốn phát triển kinh doanh sản phẩm và dịch vụ hàng không phải chú ý tới việc nâng cao đội ngũ lao động bằng các chính sách nhân sự.
- Trình độ tổ chức quản lý: Thể hiện ở cách tổ chức quản lý những yếu tố nguồn lực nhƣ vốn, lao động, kỹ thuật… có ảnh hƣởng trực tiếp tới hoạt động phát triển kinh doanh hàng không. Đề cập tới trình độ tổ chức quản lý chính là nói đến vai trò của nhà quản trị trong việc thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà quản trị chính là ngƣời hoạch định, tổ chức, thực hiện và kiểm soát toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu nhƣ nhà quản trị có tầm nhìn xa trông rộng, có khả năng phân tích tình hình tốt và làm việc có hiệu quả thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng phát triển và ngƣợc lại.
- Vốn kinh doanh: Đây chính là nguồn cơ sở vật chất ban đầu của mỗi doanh nghiệp, nó quyết định đến quy mô ban đầu và cơ sở vật chất ban đầu của doanh nghiệp. Đây là yếu tố đầu tiên để đánh giá chất lƣợng dịch vụ của doanh nghiệp, qua đó có thể đánh giá đƣợc chất lƣợng dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Vốn kinh doanh còn là yếu tố quyết định đến việc phát triển hoạt động kinh doanh theo cả chiều rộng và chiều sâu. Nó giới hạn khả năng nguồn lực của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng không, việc đầu tƣ, nâng cấp trang thiết bị hay chi phí cho việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ lao động.
- Uy tín doanh nghiệp là cái đƣợc tạo ra trong quá trình kinh doanh nhằm xác định vị thế của doanh nghiệp đó. Uy tín đƣợc tạo bởi chất lƣợng dịch vụ, giá cả và những chính sách xúc tiến quảng bá,... Nó góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh hàng không trên thị trƣờng.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật, phƣơng tiện là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến chất lƣợng dịch vụ hàng không, nó có thể tạo điều kiện hoặc làm cản trở quá trình tác nghiệp của ngƣời lao động và khách hàng. Để đánh
giá chất lƣợng trƣớc khi sử dụng dịch vụ thì cơ sở vật chất kỹ thuật cũng nhƣ phƣơng tiện là một trong những yếu tố đầu tiên khách hàng quan tâm để đánh giá chất lƣợng dịch vụ mà mình sẽ sử dụng.
1.5. Chỉ tiêu đánh giá kết quả phát triển hoạt động kinh doanh hàng khôngcủa doanh nghiệp