Cơ sở vật chất, kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển hoạt động kinh doanh của hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnamairlines (Trang 55 - 59)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Đặc điểm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của VietnamAirlines

3.2.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật

Vietnam Airlines là doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không hàng đầu tại Việt Nam với mạng lƣới các chi nhánh, văn phòng, đơn vị trực thuộc, công ty con trải rộng trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc và ở nƣớc ngoài. Do đó, quy mô, số lƣợng, tài sản sử dụng cho hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines là rất lớn và chủng loại khá đa dạng. Với đặc thù của hoạt động vận tải hàng không, ngoài tài sản là quyền sử dụng đất, hệ thống trụ sở, kho tàng, thiết bị điện tử, phƣơng tiện vận tải mặt đất, tài sản có giá trị lớn nhất phục vụ cho hoạt động kinh doanh, có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của Vietnam Airlines là các đội tàu bay. Tại thời điểm 31/3/2013, tổng giá trị tài sản của Vietnam Airlines theo giá trị sổ sách là 57.19410 tỷ đồng, trong đó giá trị tài sản là máy bay lên tới 32.693 tỷ đồng, chiếm 58%.

Bảng 3.2 : Tài sản cố định tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp 31/3/2013

Đơn vị: triệu đồng

Chủng loại tài sản Nguyên giá Khấu hao GTCL

I. TSCĐ hữu hình 9.896.513 3.949.608 5.946.905

1. Máy bay sở hữu 7.926.821 2.812.486 5.114.335

2. Nhà cửa, vật kiến trúc 273.266 99.021 174.245

3. Máy móc thiết bị các loại 436.771 181.710 255.061

4. Phƣơng tiện vận tải mặt đất 838.236 587.004 251.232

5. Thiết bị dụng cụ quản lý và 421.419 269.387 152.032

TSCĐ khác

II. TSCĐ thuê tài chính 38.804.382 11.224.732 27.579.650

III. TSCĐ vô hình 376.496 151.280 225.216

1. Quyền sử dụng đất (số đang theo dõi trên sổ)

58.818 309 58.509

2. TSCĐ vô hình khác 317.678 150.971 166.707

Tổng cộng (I + II+III) 49.077.391 15.325.620 33.751.771

Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty mẹ đã kiểm toán 31/3/2013 được điều chỉnh theocông văn số 103/KTNN-TH ngày 25/01/2014 của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

- Đội bay: Tổng số tàu bay của Vietnam Airlines đến thời điểm 31/3/2013 là 82 chiếc với cơ cấu nhƣ sau:

Bảng 3.3 : Cơ cấu đội bay quản lý tại thời điểm 31/3/2013

TT Loại máy bay Sở hữu và thuê tài chính (chiếc) Thuê khai thác (chiếc) Tổng cộng (chiếc) Tuổi bình quân (năm) 1 Boeing 777 4 6 10 9,67 2 Airbus A330 0 9 9 8,43 3 Airbus A321 29 16 45 3,28 4 Airbus 320 2 2 5 ATR 72 9 5 14 6,17 6 Fokker F70 2 2 Tổng cộng 46 38 82 5,4 Nguồn: VNA

Nhìn vào bảng 3.3 trên ta thấy Tuổi bình quân của đội bay VNA là 5,4 năm, khá thấp so với tuổi thọ bình quân của đội bay các hãng trong khu vực nhƣ Singapor Airlines (6,2 năm), China Southern Airlines (10,3 năm), Asiana Airlines (7 năm).

Vietnam Airlines có đội máy bay đƣợc đánh giá khá trẻ gồm 82 máy bay hiện đại nhƣ Airbus A330, Airbus A321/320, Boing 777 200ER. Ngoài ra VNA còn sở hữu 16 chiếc máy bay cỡ nhỏ nhƣ ATR 72 và Fokker F70 dùng để khai thác trên các đƣờng bay tầm ngắn, dung lƣợng vừa phải, đến các sân bay nhỏ.

Vietnam Airlines dự kiến sẽ mở rộng đội bay lên 115 chiếc vào năm 2015 (trong đó có 6 chiếc Airbus A350XWB) và 165 chiếc vào năm 2020.

Quá trình phát triển các đội bay của Vietnam Airlines giai đoạn 2009- 2013 nhƣ sau:

Bảng 3.4 : Thông tin về các đội bay khai thác giai đoạn 2009-2013

Đơn vị: chiếc

Loại tàu bay AC Hình thức 2009 2010 2011 2012 31/3/2013

17 20 21 19 19

280-300 ghế B777 Mua 4 4 4 4 4

B777 Thuê Tài chính 6 6 6 6 6

A330 Thuê Khai thác 7 10 11 9 9 27 32 39 45 47

150-180ghế A321 Mua 14 15 23 27 29

A321 Thuê Tài chính 3 7 7 13 16

A320 Thuê Khai thác 10 10 9 5 2 13 16 16 16 16

70 ghế AT7 Mua 9 9 9 9 9

AT7 Thuê Tài chính 2 5 5 5 5

F70 Mua 2 2 2 2 2

Tổng cộng 57 68 76 80 82

Nguồn: VNA

- Tài sản cố định khác:

Nhà cửa, vật kiến trúc: Chủ yếu là trụ sở, văn phòng làm việc, nhà xƣởng sản xuất, trung tâm huấn luyện đào tạo, các kho hàng hóa, vật tƣ… của Tổng Công ty.

Máy móc thiết bị: Bao gồm các hệ thống xếp hàng tự động, máy rửa máy bay bằng áp lực, thiết bị huấn luyện bay, máy phát điện, hệ thống báo cháy, hệ thống cấp nƣớc, hệ thống mạng máy tính, hệ thống điều hòa không khí, thang máy…

Phƣơng tiện vận tải khác: Ngoài máy bay và động cơ máy bay, phƣơng tiện vận tải khác gồm xe ô tô, xe tải, dolly, xe đầu kéo, xe cấp lạnh, xe vệ sinh máy bay, xe nâng hàng, xe băng chuyền…phục vụ công tác vận tải hàng hóa tại các chi nhánh, xí nghiệp thƣơng mại và hành khách trong khu vực sân bay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển hoạt động kinh doanh của hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnamairlines (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)