Đối với hãng hàng không VietnamAirlines

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển hoạt động kinh doanh của hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnamairlines (Trang 94 - 103)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3. Một số đề xuất, kiến nghị

4.3.3. Đối với hãng hàng không VietnamAirlines

- Sớm hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức trình cục HK và Nhà nƣớc phê duyệt theo mô hình tập đoàn kinh tế và lấy VNA làm trọng tâm. Hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2014.

- Mở rộng thị trƣờng, tăng năng lực cạnh tranh phải lấy hiệu quả kinh tế làm thƣớc đo phát triển.

- Triển khai chiến lƣợc phát triển của Tổng Công ty HK thành các dự án khả thi, đặc biệt trong các lĩnh vực: Vốn, phát triển đội máy bay, kỹ thuật công nghệ, sửa chữa bảo dƣỡng máy bay và đào tạo nhân lực.

- Xây dựng dự án thuê Công ty nƣớc ngoài tiến hành tổng kiểm toán các hoạt động kinh doanh VNA nhằm học hỏi và tạo tiền đề cho công tác quản lý tài chính.

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu có thể rút ra những kết luận sau:

- Phát triển hoạt động kinh doanh hàng không của Việt Nam nói chung và VNA nói riêng gắn chặt với quá trình toàn cầu hoá kinh tế, nên VNA mặc dù là hãng HK còn non trẻ, nhƣng vẫn là một điểm nối của hệ thống vận tải HK toàn cầu, sự phát triển của nó chịu sự tác động mạnh của quá trình toàn cầu hoá kinh tế và quá trình Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới.

- Vốn, đội máy bay, nguồn nhân lực và trình độ ngƣời lao động của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam tăng đáng kể là thành tích đáng khích lệ để VNA tự tin hoà nhập vào môi trƣờng kinh doanh mang tính toàn cầu ngày càng phát triển.

- Sản lƣợng vận chuyển hành khách và vận tải hàng hoá ngày càng tăng, đặc biệt là cơ cấu tỷ trọng doanh thu của vận chuyển hành khách và vận tải hàng hoá quốc tế luôn cao hơn nội địa. Sản xuất kinh doanh ngày càng đƣợc mở rộng theo hƣớng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, đa dạng hoá các hình thức liên doanh liên kết, và đa phƣơng hoá quan hệ hợp tác kinh doanh.

- Đầu tƣ vào phát triển đội bay đƣợc ƣu tiên hàng đầu. Trên cơ sở đảm bảo năng lực cạnh tranh, đủ về số lƣợng, chủng loại để đảm bảo tần suất bay, tải cũng ứng theo nhu cầu mở rộng thị trƣờng, phù hợp với định hƣớng và chiến lƣợc phát triển của VNA.

Tuy vậy, xem xét lại ta thấy còn nhiều vấn đề hạn chế và tồn tại cần giải quyết là:

- VNA là hãng HK ở mức trung bình trong khu vực và yếu trên thế giới. - Cơ cấu tổ chức còn bất cập chƣa phù hợp với môi trƣờng kinh doanh mang tính toàn cầu. Nguồn nhân lực đang ở trong tình trạng mất cân đối cả về cơ cấu lực lƣợng lao động lẫn trình độ ngƣời lao động.

- Tiềm lực tài chính, năng lực vận tải và năng lực kinh doanh còn có khoảng cách khá xa so với các hãng HK trong khu vực và thế giới.

- Cho đến thời điểm này Việt Nam vẫn chƣa có dấu hiệu trở thành cửa ngõ HK khu vực và chƣa có khả năng thu hút hoạt động vận tải HK trở thành một trung tâm trung chuyển HK trong khu vực.

Để phát triển hoạt động kinh doanh của VNA trong môi trƣờng vận tải HK toàn cầu, cần phải thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:

- Giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực, vật lực của Hãng HK Quốc gia Việt Nam nhƣ: cải cách cơ cấu quản lý nguồn nhân lực HK, đào tạo nguồn nhân lực. Đây là những giải pháp giải quyết các vấn đề nội tại về con ngƣời của VNA nhằm từng bƣớc phù hợp với môi trƣờng kinh doanh hiện đại.

- Giải pháp nhằm nâng cao năng lực khai thác của Hãng HK Quốc gia Việt Nam trên thƣơng trƣờng HK quốc tế. Mở rộng mạng đƣờng bay, nghiên cứu các thị trƣờng tiềm năng nhằm cạnh tranh với các hãng hàng không trong và ngoài nƣớc. Phát triển đội bay đáp ứng với tình hình mới, đầu tƣ công nghệ giúp giảm chi phí khai thác tàu bay, góp phần đảm bảo hiệu quả kinh doanh chung.

- Giải pháp về vốn đƣợc xem là tối quan trọng trong tất cả các giải pháp mà VNA cần thực hiện. Việc tăng lƣợng vốn đầu tƣ để phát triển đội bay đảm bảo cạnh tranh và phát triển ổn định theo định hƣớng và chiến lƣợc phát triển của VNA.

- Giải pháp hội nhập quan hệ quốc tế của Hãng HK Quốc gia Việt Nam. Đây là những giải pháp chiến lƣợc về công tác tiếp thị, mở rộng phạm vi hoạt động trên thƣơng trƣờng HK quốc tế, liên minh HK - du lịch, phát triển hình thức chuyên chở hàng hoá bằng Container, và liên kết vận tải đa phƣơng thức. Tuy vậy, để đạt đƣợc mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh của VNA trên thƣơng trƣờng HK quốc tế, và mục tiêu từng bƣớc xây dựng Việt Nam trở thành cửa ngõ HK và trung tâm trung chuyển HK trong khu vực,

ngoài sự nỗ lực của chính bản thân VNA, thì chiến lƣợc phát triển tổng thể ngành HK sự hỗ trợ của Nhà nƣớc và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc có vai trò quyết định đến sự phát triển của VNA trên thƣờng trƣờng HK quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Văn Công, 2009. Giáo trình Phân tích kinh doanh. Hà Nội:

NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

2. Cục Hàng không Việt Nam, 2013. Tạp chí hàng không Việt Nam. Hà Nội. 3. Phạm Văn Dƣợcvà cộng sự, 2010. Phân tích hoạt động kinh doanh -

TP HCM : Nxb Kinh tế.

4. Nguyễn Thành Độ và Nguyễn Ngọc Huyền, 2004. Giáo trình Quản trị

kinh doanh. Hà Nội : NXB Lao động xã hội.

5. James H. Donnelly. JR và cộng sự, 2005. Quản trị kinh doanh. Hà

Nội : NXB Lao động xã hội.

6. Nguyễn Ngọc Huyền và Lê Công Hoa, 2011. Quản trị kinh doanh đương đại. Hà Nội : NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

7. Ngô Hải Linh, 2004. ”Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam”. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế, ĐHQGHN.

8. Nguyễn Thừa Lộc và Trần Văn Bão, 2005. Giáo trình chiến lược kinh

doanh của doanh nghiệp thương mại. Hà Nội : NXB Lao động xã hội.

9. Nguyễn Thị Lý, 2013. ”Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải hàng không của hãng hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines”. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế quốc dân.

10. Bùi Đức Tuân, 2005. Giáo trình kế hoạch kinh doanh. Hà Nội : NXB

Lao động xã hội.

11. VietnamAirlines, 2009-2013. Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán. Hà Nội.

Mạng internet

12. http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A3ng_h%C3%A0ng_kh%C3%B 4ng_Qu%E1%BB%91c_gia_Vi%E1%BB%87t_Nam

13. Vƣơng Nguyên, 2014. 'Miếng bánh' thị phần hàng không tại Việt Nam

được chia như thế nào?, http://cafebiz.vn/thi-truong/mieng-banh-thi-

phan-hang-khong-tai-viet-nam-duoc-chia-nhu-the-nao- 20141113164738559.chn[truy cập ngày 15/01/2015]

14. Lan Nhi, 2014. Vietnam Airlines: năm 2014 thị phần giảm, lợi nhuận tăng, http://www.thesaigontimes.vn/Home/doanhnghiep/quantri/109798/Viet nam-Airlines-nam-2014-thi-phan-giam-loi-nhuan-tang.html[truy cập ngày 25/02/2015 ]

15. Nguyễn Quân, 2014. Vietnam Airlines sẽ bị phá thế độc quyền vì hàng

không giá rẻ, http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/Vietnam-Airlines-se-bi-

pha-the-doc-quyen-vi-hang-khong-gia-re-post151222.gd[truy cập ngày 20/12/2014 ]

PHỤ LỤC

BẢN CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA

Tôi tên là: Lê Hải Ngọc

Là học viên cao học Khoa Quản trị Kinh doanh – Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

Để có thông tin cho đề tài luân văn thạc sỹ: “Phát triển hoạt động kinh doanh của hãng hàng không quốc gia Việt Nam - VietnamAirlines”, tôi rất mong quý ông/ bà dành chút ít thời gian để trả lời các câu hỏi sau đây. Tôi xin cam kết những thông tin ghi trên phiếu khảo sát sẽ đƣợc giữ bí mật chỉ được công bố một cách tổng hợp để phục vụ duy nhất cho nghiên cứu này.

1. Xin chào ông! Xin ông cho biết về tình hình kinh doanh của VNA trong năm qua (2014), những thuận lợi và khó khăn mà công ty gặp phải ?

……… 2. Đã có những dự báo trong năm 2015, nền kinh tế trong nƣớc và thế giới sẽ tiếp tục khó khăn, đặc biệt là lƣợng khách du lịch sẽ suy giảm mạnh. Vậy, chiến lƣợc kinh doanh của Vietnam Airlines hậu IPO liệu sẽ có gì thay đổi không, thƣa ông?

……… 3. Để đối phó với khó khăn, giải pháp tăng giá vé có đƣợc Vietnam Airlines tính đến, thƣa ông?

……… 4. Nếu quá khó khăn thì VietnamAirlines có tính đến chuyển hƣớng sang kinh doanh hàng không giá rẻ?

……… 5. Kế hoạch cổ phần hóa và trở thành tập đoàn kinh tế đã đƣợc triển khai đến đâu, thƣa ông?

6. Ông có thể cho biết mục tiêu kinh doanh cụ thể của TCT trong thời gian tới ?

……… 7. Phát triển đội tàu bay luôn là vấn đề lớn của các hãng hàng không. Vậy TCT đã có hƣớng phát triển cũng nhƣ việc thực hiện nhƣ thế nào ?

……… 8. Việc đầu tƣ vào công nghệ là rất quan trọng đối với các hãng hàng không trong việc cạnh tranh giành thị phần. Xin ông cho ý kiến ?

………

9. VNA đã làm những gì để nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ ở thị trƣờng nội địa cũng nhƣ quốc tế ?

………

10. Nhân sự luôn là vấn đề cốt lõi của mỗi doanh nghiệp. Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở TCT có đƣợc quan tâm, hỗ trợ ? Và làm thế nào để TCT có thể giữ chân ngƣời tài ?

………

11. Mục tiêu của VNA trong thời gian tới là gì ? Việc định vị hãng hàng không cũng nhƣ thƣơng hiệu VNA ra sao ?

……… Xin trân trọng cảm ơn !

DANH SÁCH LÃNH ĐẠO, CÁN BỘ QUẢN LÝ THAM GIA PHỎNG VẤN SÂU

STT Họ và tên Chức vụ Tuổi Giới tính

1 Phạm Ngọc Minh Tổng Giám Đốc 55 Nam

2 Trần Thanh Hiền Kế toán trƣởng 51 Nam

3 Lê Hồng Hà Phó TGĐ 47 Nam

4 Trịnh Hồng Quang Phó TGĐ 53 Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển hoạt động kinh doanh của hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnamairlines (Trang 94 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)