Kết quả thunợ bằng biện pháp khởi kiện trong 2015 2017

Một phần của tài liệu (Trang 68)

thông thường mỗi khoản nợ xử lý qua tố tụng cần mất ít nhất 2 năm để thu hồi nên chủ trương chung của Ngân hàng không ưu tiên áp dụng biện pháp khởi kiện. Việc tiêu tốn nhiều thời gian, công sức sẽ kéo theo chi phí về nhân sự,

chi phí vốn ứ đọng. Ngoài ra nhiều tài sản đảm bảo của các khoản nợ phát sinh từ trước khi HBB sáp nhập vào SHB được thực hiện thiếu chặt chẽ, không tuân

thủ đúng quy trình cho vay và đảm bảo tiền vay gây bất lợi cho Ngân hàng.

f. Miên, giảm lãi vốn vay

Nhằm giúp khách hàng tháo gỡ khó khăn, giảm gánh nặng tài chính và khuyến khích việc hợp tác trả nợ, SHB thực hiện miễn, giảm lãi có điều kiện kèm theo các biện pháp xử lý nợ khác.

Biện pháp này thường được áp dụng khi khách hàng bị tổn thất về tài sản có liên quan đến vốn vay dẫn đến bị khó khăn về tài chính và khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả lãi đầy đủ, đúng kỳ hạn, chấp hành các quy định của SHB trước khi gặp rủi ro dẫn đến thiệt hại về tài sản.

Riêng đối với khách hàng là doanh nghiệp bị phá sản, giải thể mà tài sản thanh lý không đủ trả nợ gốc và lãi thì SHB ưu tiên thu nợ gốc trước, thu lãi sau và xét miễn số lãi mà khách hàng còn nợ.

g. Bán nợ

Hiện nay, SHB đang áp dụng biện pháp bán nợ theo hai hình thức: - Bán khoản nợ có vấn đề cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC)

Biện pháp này áp dụng khi khoản vay được đánh giá là có khả năng phải thu hồi trong thời gian dài.

Sau khi bán nợ cho VAMC, ngân hàng sẽ nhận lại một số trái phiếu nhất định do VAMC phát hành dựa trên giá trị thu mua khoản nợ bằng 100% giá trị sổ sách. Hàng năm các ngân hàng bán nợ sẽ phải trích lập dự phòng 20% cho trái phiếu, lãi suất trái phiếu là 0%/năm. Từ một món “nợ xấu” ngân hàng sẽ nhận lại được một khoản “trái phiếu VAMC”. Lượng trái phiếu này có thời hạn là 5 năm và khi đến kỳ đáo hạn, giá trị của trái phiếu được mặc định về 0 đồng. Điều này có nghĩa là ngân hàng đã xử lý xong khoản nợ, đồng thời với

Tiền thu từ các khoản nợ đã được XLRR 198.121 52.998 16.912

Số dự phòng đã sử dụng để XLRRviệc trích lập dự phòng hết nợ, ngân hàng vẫn được ghi nhận tỷ lệ nợ xấu ở296.146 167.263 231.740 mức tốt.

Quá trình mua bán trên cũng không phải là hình thức mua đứt bán đoạn, việc theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ và xử lý tài sản bảo đảm sẽ được ủy quyền cho ngân hàng. Nếu các khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh tốt VAMC cùng SHB sẽ cơ cấu nợ, gia hạn nợ và cho vay nợ tiếp đối với các phương án khả thi để khách hàng có cơ hội phục hồi sản xuất kinh doanh.

Thay vì vừa phải trích lập dự phòng rủi ro mà nợ xấu vẫn nằm trong bảng cân đối tài sản, thì bán nợ cho VAMC, nợ xấu được đưa ra khỏi bảng cân đối tài sản, giúp giảm nhanh tỷ lệ nợ xấu và làm sạch bảng cân đối tài chính trong ngắn hạn. Thời gian đầu, sau khi bán nợ, ngân hàng giảm bớt được áp lực từ nợ xấu, khi cần tiền, thì mang trái phiếu lên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chiết khấu.

Nhưng về bản chất, các biện pháp trên chỉ mang tính kỹ thuật, thực tế khoản nợ chưa được thu hồi, nghĩa vụ của khách hàng vẫn tồn tại. Vậy nên, SHB

phải thực hiện các biện pháp xử lý nợ như khoản nợ xấu thông thường khác. - Bán nợ theo giá thị trường

Đối tác mua nợ đối với hình thức bán nợ này thường là Công ty Quản lý tài sản của NHTM (AMC) hoặc chính công ty VAMC, các công ty chuyên mua bán nợ (Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam - DATC).

Mặc dù giúp ngân hàng xử lý dứt điểm khoản nợ nhưng hiệu quả thu nợ rất thấp nên tính đến thời điểm hiện tại, SHB chỉ mới thực hiện bán nợ thành công đối với một vài khoản nợ có vấn đề với mức giá bán chỉ bằng 25-30% dư nợ gốc của khoản vay.

h. Xử lý rủi ro

Biện pháp này chỉ áp dụng sau khi ngân hàng đã áp dụng hết các biện pháp mà vẫn không thu hồi được nợ, hoặc các khoản nợ đã phát mại hết tài sản nhưng vẫn không đủ để thu hồi nợ đến hạn cả gốc và lãi, hoặc các khoản vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan mà không thể khắc phục được.

Trên cơ sở phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro của toàn hệ thống và số dư nguồn dự phòng rủi ro, hằng năm SHB sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xét xử lý rủi ro đối với một số khoản vay đủ điều kiện áp dụng.

Bảng 2.8: Kết quả thu hồi nợ xấu đã được XLRR 2015-2017

Chi tiêu

2015 2016 2017

Tổng dư nợ xấu 2.262.675 3.043.980 4.623.69

7

Số tiền thu hồi nợ xấu 1.380.232 1.278.472 1.017.21 3

Tỷ lệ nợ xấu thu hồi/Tổng dư nợ xấu 61% 42% 22%

Tỷ lệ Nợ xấu 1,72% 1,88% 2,33%

(Nguồn: Báo cáo tài chính SHB năm 2015 - 2017)

Số chi dự phòng đã được sử dụng XLRR qua các năm tại SHB khá lớn. Sau khi xử lý rủi ro, các đơn vị kinh doanh SHB vẫn có trách nhiệm tiếp tục thực hiện các biện pháp xử lý nhằm thu hồi nợ cho Ngân hàng. Kết quả thu nợ từ các khoản nợ đã được xử lý rủi ro bằng dự phòng năm 2017 khá khiêm tốn, chứng tỏ những khoản nợ sau xử lý rủi ro tại SHB ngày càng khó để thu hồi.

2.2.2.4. Kết quả xử lý nợ xấu của SHB trong giai đoạn 2015- 2017

Các biện pháp xử lý nợ được SHB áp dụng một cách linh hoạt, lồng ghép, phối hợp từ nhẹ nhàng tới quyết liệt.

Bảng 2.9: Kết quả thu nợ của SHB trong giai đoạn 2015 - 2017

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ 452.53 5 96.6 16 578.35 6 115.06 2 924.73 9 122.066 Cho vay bổ sung duy trì hoạt động 226.26

8 68 34.3 8 304.39 38.717 5 693.55 44.802 Thanh lý tài sản thế chấp 905.07 0 800.5 34 1.369.791 690.3 75 2.450.559 579.812 Sử dụng các công cụ pháp luật 654.86 8 434.9 10 695.62 7 418.9 76 478.90 3 262.397 Biện pháp khác 23.9 34 02 13.8 95.808 15.342 75.940 8.138 Tổng cộng 2.262.675 1.380.232 3.043.980 1.278.472 4.623.697 1.017.213

(Nguồn: Báo cáo tài chính SHB năm 2015 - 2017)

Từ bảng số liệu qua các năm gần đây ta thấy đuợc kết quả thu hồi nợ xấu của SHB khá tốt, số du thu nợ khá lớn, trên 1.000 tỷ đồng, giúp SHB kiểm soát đuợc tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn quy định.

Bảng 2.10: Kết quả thu nợ bằng các biện pháp trong giai đoạn 2015 - 2017

pháp thanh lý tài sản đảm bảo và sử dung các công cụ pháp luật (chiếm khoảng 80% doanh số thu nợ trong năm). Đây cũng là hai biện pháp đuợc ngân hàng áp dụng chủ yếu khi xử lý nợ xấu do việc phát huy tính hiệu quả của nó trong thực tế. Việc thanh lý tài sản đảm bảo sẽ đem lại nguồn thu ngay sau khi hoàn tất thủ tục chuyển nhuợng tài sản, giúp ngân hàng nhanh chóng thu hồi nợ. Việc khởi kiện giúp ngân hàng tạo sức ép lớn đến khách hàng dẫn đến có thể đua ra một thỏa thuận hợp lý cho việc trả nợ, nếu truờng hợp hai bên không thống nhất đuợc, tòa án sẽ tiến hành các buớc tố tụng theo quy định để đua ra bản án, việc thi hành án sẽ giúp ngân hàng thu đuợc nợ.

Số tiền thu nợ từ các biện pháp hỗ trợ nhu cơ cấu lại thời hạn trả nợ, cho vay bổ sung duy trì hoạt động,... chiếm tỷ trọng thấp hơn trên tổng số du nợ xấu thu đuợc. Việc áp dụng nhóm biện pháp hỗ trợ này giúp làm giảm tỷ lệ

nợ quá hạn trước mắt cho SHB, còn việc thu nợ phụ thuộc vào kế hoạch, thời gian phục hồi hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Tuy nhiên, số dư nợ xấu được áp dụng nhóm biện pháp này và kết quả thu nợ tương ứng có xu hướng tăng lên qua các năm. Điều này chứng tỏ sự phân tích nhìn nhận, đánh giá ngày một chuẩn xác giúp hỗ trợ đúng đối tượng khách hàng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, có nguồn thu đều đặn để trả nợ.

2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI

2.3.1. Những kết quả đạt được

Với sự cố gắng nỗ lực của Ban lãnh đạo cũng như toàn thể các cán bộ công nhân viên, SHB đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong xử lý nợ xấu. Điều này được thể hiện qua kết quả thu hồi nợ xấu của SHB trong những năm qua khá tốt với số dư thu nợ hàng năm trên 1.000 tỷ đồng, đồng thời đã kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn quy định.

- Các chính sách, quy định, quy trình liên quan đến hoạt động xử lý nợ được ban hành, rà soát, chỉnh sửa liên tục đảm bảo tính logic, hữu dụng như: Quy trình quản lý và xử lý nợ có vấn đề, quy trình khởi kiện khách hầng, quy chế miễn giảm lãi vốn vay, ... Đây là cơ sở để các đơn vị thực hiện xử lý nợ một cách bài bản, thống nhất và hiệu quả.

- Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ và tiến tới phân loại nợ định tính. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ định kỳ áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh. Từ đó phân tích và phát hiện sớm các khoản nợ có vấn đề, tiềm ẩn rủi ro cao để có biện pháp thu hồi nợ kịp thời. Đây là tiền đề cho việc phân loại nợ định tính theo kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng này.

- Việc kiểm toán nội bộ liên tục được tăng cường, bao gồm cả kiểm toán toàn diện và kiểm toán theo chuyên đề với việc tập trung kiểm toán các

nghiệp vụ chính như tín dụng nhằm góp phần cảnh báo và phát hiện kịp thời những sai sót trong hoạt động tín dụng của hệ thống, đề xuất biện pháp chỉnh sửa kịp thời và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. Ví dụ như các tài sản bảo đảm của các khoản nợ có vấn đề thường xuyên được kiểm tra thực trạng và định giá lại, so sánh giá trị thực tế với dư nợ của khoản vay tương ứng, từ đó có biện pháp can thiệp sớm.

- Hình thức xử lý nợ xấu được đa dạng hóa, áp dụng linh hoạt phù hợp với tính chất khách hàng, thực trạng khoản vay tại từng thời điểm. Phương án xử lý đưa ra đối với từng khoản nợ được cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng, có thể là phương án riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau nhằm tối đa hóa hiệu quả thu nợ, rút ngắn thời gian xử lý.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc xử lý nợ xấu còn chưa tương xứng với khả năng của ngân hàng. Số dư nợ xấu tính đến cuối năm 2017 còn tương đối lớn, lên đến 4.623 tỷ đồng, trong đó nợ nhóm 5 chiếm đến 62% trên tổng số dư nợ xấu. Tỷ lệ số dư nợ xấu thu hồi được trên tổng số dư nợ xấu tính trong năm 2017 chỉ đạt 22%. Một số vấn đề bất cập nổi cộm có thể kể đến là:

- Hoạt động xử lý nợ xấu còn chưa thật sự quyết liệt. Một khoản vay chỉ được xử lý một phần, đơn vị kinh doanh chỉ quan tâm đến số tiền thu cho phần dư nợ trước mắt mà không để ý đến phần dư nợ còn lại đang chưa có biện pháp giải quyết. Phương án tổng thể xử lý một khoản nợ xấu được đưa ra nhưng chỉ mang tính hình thức, chủ yếu tập trung xử lý vấn đề phát sinh hiện tại còn những tồn đọng trong nghĩa vụ trả nợ thì giải pháp chung chung, không rõ ràng và khả thi.

đẩy đủ, đúng thực tế. Hiện tồn tại thực trạng không minh bạch về số dư và chất lượng nợ xấu một số đơn vị kinh doanh, còn hiện tượng đảo nợ. Phân loại nợ chỉ dựa theo tiêu chí định lượng khi việc trả nợ đã bị quá hạn nhiều ngày, chưa phân loại theo các dấu hiệu định tính như chuẩn mực quốc tế. Điều này khiến việc nhận biết nợ xấu để có thể xử lý nợ kịp thời cũng như trích nguồn dự phòng rủi ro đầy đủ để bù đắp khi cần thiết chưa được đảm bảo.

- Nhân sự xử lý nợ chuyên trách tại SHB còn chưa được đào tạo bài bản, chuyên sâu về nghiệp vụ xử lý nợ và thiếu kinh nghiệm thực tế. Hoạt động xử lý nợ là một lĩnh vực mới với nhiều đặc thù, hành lang pháp lý về xử lý nợ còn bất cập, chưa đầy đủ nên việc vận dụng các văn bản pháp lý liên quan để giải quyết trong từng trường hợp cụ thể cần phải thật linh hoạt. Hiện các cán bộ thực hiện công việc hầu hết là nhân sự trẻ, nhiệt tình, có trình độ, nhưng thiếu kinh nghiệm nên nhiều khi áp dụng các biện pháp xử lý một cách quá cứng nhắc, không lường trước các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. Công việc xử lý nợ được thực hiện một cách chủ động, có sự học hỏi lẫn nhau và hướng dẫn của Ban Quản lý và Xử lý nợ có vấn đề chứ chưa có các khóa đào tạo bài bản, chuyên sâu về nghiệp vụ xử lý nợ.

- Hiện nay hiệu quả của hoạt động được đánh giá thông qua 2 chỉ tiêu chính là số tiền thu hồi nợ xấu theo kế hoạch và tỷ lệ nợ xấu của đơn vị. Trong khi đó, thực tế, một trong những yếu tố quan trọng phản ánh hiệu quả xử lý nợ là chi phí xử lý nợ và lợi nhuận mang lại cho Ng ân hàng. Chi phí xử lý nợ ở đây có thể hiểu là chi phí phát sinh trong quá trình xử lý nợ, chi phí vốn ứ đọng do việc kéo dài thời gian xử lý,... còn lợi nhuận được tính toán trên mỗi khoản vay sau khi so sánh giữa thu nhập mang lại và chi phí bỏ ra để xử lý nợ. Hiện SHB chưa có báo cáo thống kê hay biện pháp quản lý các chi phí liên quan tới xử lý nợ. Thông thường các đơn vị hạch toán chi phí này vào khoản mục chi phí khác trên bảng cân đối kế toán. Như vậy, hiệu quả của việc

triển khai các phương án xử lý nợ chưa được đánh giá đúng thực tế.

- Tại nhiều đơn vị kinh doanh có số lượng lớn khoản nợ xấu, việc xử lý nợ

chưa được tiến hành một cách hệ thống, toàn diện, chưa phân loại các khoản vay

cùng một biện pháp xử lý vào các nhóm. Các cán bộ xử lý nợ tại đơn vị thực hiện công việc theo sự vụ phát sinh trước mắt một cách manh mún, lộn xộn, không chủ động trong công việc nên kết quả thu được còn hạn chế.

- Kết quả xử lý nợ từ biện pháp khởi kiện còn hạn chế

Trong cả quá trình khởi kiện, thi hành án, ngoài việc chủ động gửi hồ sơ, đôn đốc, làm việc với các cơ quan chức năng, ngân hàng hoàn toàn bị động về tiến độ công việc. Thông thường mỗi khoản nợ xử lý qua tố tụng cần mất ít nhất 2 năm để thu hồi. Với tài sản đã mất, đã bị khách hàng tẩu tán hoặc tài sản giảm giá trị thì nguy cơ sau khi thi hành án Ngân hàng vẫn không thu hồi đủ gốc.

2.3.2.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân khách quan

- Môi trường pháp lý trong xử lý nợ xấu chưa hoàn thiện

Cơ chế, chính sách, pháp luật về xử lý nợ xấu chưa hoàn thiện, chưa bảo vệ quyền chủ nợ hợp pháp của các tổ chức tín dụng, quy định của pháp luật đối với việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ còn nhiều bất cập làm hạn chế hiệu quả của việc xử lý nợ xấu. Mặc dù Nghị quyết số 42 về xử lý nợ xấu được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 21/06/2017, quy định thí điểm

Một phần của tài liệu (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w