1.4. KINH NGHIỆM XỬ LÝ NỢXẤU CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀ
1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
Từ thực trạng diễn biến nợ xấu cũng như các phương pháp quản lý nợ xấu của các nước trên thế giới, kết hợp với các đặc điểm riêng của hệ thống tài chính và đặc thù hoạt động của các NHTM Việt Nam, ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm.
a. Bơm vốn cho ngân hàng, công ty xử lý nợ để làm sạch sổ sách
Để nhanh chóng xử lý nợ xấu tại các tổ chức tài chính, hầu hết Chính phủ của các nước đều bơm vốn (bằng tiền mặt hoặc bằng trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh) cho một số ngân hàng lớn, cho các công ty xử lý nợ tập trung để ngay lập tức làm sạch sổ sách cho các ngân hàng.
Không gây áp lực trích lập cho các ngân hàng trong ngắn hạn, đảm bảo các ngân hàng nhận vốn đều đáp ứng các quy định về an toàn vốn để thực hiện mở rộng tín dụng cho nền kinh tế và giúp đẩy nhanh quá trình thu mua nợ của các công ty xử lý nợ tập trung.
Ngoài ra, Chính phủ các nước cũng xem xét, quyết định xóa nợ cho một số tập đoàn kinh tế nhà nước. Tất cả các khoản hỗ trợ này không mang tính bao cấp mà Chính phủ đều có các cơ chế để thu hồi. Được cấp tín dụng đúng lúc, đúng thời điểm sẽ hỗ trợ các ngân hàng, doanh nghiệp nhanh chóng thoát khỏi gánh nặng chi phí, nợ nần, khơi thông nguồn vốn tín dụng, duy trì, mở rộng sản xuất.
Đồng thời, thông qua việc hỗ trợ tài chính từ Chính phủ, hệ thống ngân hàng cũng có điều kiện để giảm mặt bằng lãi suất, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.
b. Đảm bảo quyền chủ nợ của TCTD
Cơ chế xử lý ngoài tòa án góp phần đảm bảo quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng (TCTD), từ bài học của Italia. Việc cho phép áp dụng cơ chế xử lý ngoài tòa đối với các khoản nợ có bảo đảm của doanh nghiệp (quy định martian) đã tránh được quy trình xử lý kéo dài tại tòa án và rút ngắn thời gian thu hồi nợ kéo dài hàng năm trước kia xuống chỉ còn vài tháng
Từ đó tạo ra những ưu thế cho các khoản vay có thể chấp bằng động sản mà chủ nợ không nắm giữ với sự linh hoạt trong giao kết và thực hiện.
c. Xây dựng khung pháp lý cho các công ty quản lý tài sản
Để các AMC hoạt động thực sự hiệu quả thì AMC phải được giao quyền lực đủ mạnh. Quyền lực của AMC phải được giao cụ thể với nguồn ngân sách nhất định, gắn với một thời hạn cụ thể để giúp xử lý các khoản nợ xấu đang ở mức cao. Nguồn tài chính cho các AMC cũng như các cơ chế xử lý nợ xấu ở các
nước chủ yếu từ vốn tự có, vốn huy động, và vốn ưu đãi trong quá trình hoạt động. Việc xử lý nợ xấu qua VAMC mà không dùng nguồn ngân sách nhà nước
hay vay nợ bên ngoài chắc chỉ có đặc thù ở Việt Nam. Bên cạnh đó, phải xác định rõ rằng AMC là các công ty quản lý tài sản chứ không phải là kho lưu giữ nợ xấu của hệ thống tài chính.
d. Phát triển khung pháp lý cho thị trường mua - bán và xử lý tài sản xấu
Mua bán nợ chính là một trong những biện pháp quan trọng để thoát khỏi khủng hoảng và áp lực nợ xấu. Việc tham gia của các thành phần kinh tế có chức năng kinh doanh mua, bán nợ xấu sẽ tận dụng đuợc các nguồn lực xã hội, góp phần cùng AMC đẩy nhanh tốc độ và chất luợng xử lý nợ xấu. Phát triển nhiều sản phẩm phù hợp với nhu cầu, sử dụng những thủ thuật tài chính để sản phẩm của mình trở nên hấp dẫn thu hút sự chú ý của các nhà đầu tu trong và ngoài nuớc, các quỹ đầu tu tu nhân.
Nếu không có thị truờng mua, bán nợ thì AMC sẽ trở thành độc quyền mà độc quyền thuờng dẫn đến hàng loạt các vấn đề về tính minh bạch, lợi ích nhóm, tiêu cực...
e. Xử lý nợ xấu phải đi đôi với tái cấu trúc doanh nghiệp
Điều quan trọng nữa là xử lý nợ xấu phải đi đôi với tái cấu trúc doanh nghiệp, đặc biệt là DNNN. Để xử lý tận gốc nợ xấu cách duy nhất là phải tái cấu trúc doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp đóng vai trò đầu tàu của nền kinh tế.
Theo đó, các nuớc đều thành lập những cơ quan chuyên biệt tham gia mua nợ xấu của hệ thống tổ chức tài chính, từ đó, trực tiếp tham gia vào quá trình tái thiết, quản trị, từng buớc nâng cao chất luợng doanh nghiệp, tạo gi á trị thặng du cho xã hội.
f. Đa dạng hóa các hình thức xử lý nợ xấu
Các quốc gia trên thế giới đã áp dụng rất nhiều biện pháp xử lý nợ xấu từ bán buôn, bán lẻ các khoản nợ xấu cho các nhà đầu tu trong nuớc và nuớc ngoài đến phát hành các chứng khoán đuợc đảm bảo bằng tài sản, bán đấu giá các khoản nợ có chủ nợ bị phá sản, bán tài sản thu hồi nợ, đấu thầu quốc tế và tái cấu trúc nợ, chuyển nợ thành vốn góp để tranh thủ trình độ quản lý, điều
hành của các nguồn lực đặc biệt là nguồn lực nuớc ngoài để đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Tóm lại, nợ xấu trong hệ thống các ngân hàng thuơng mại Việt Nam là một vấn đề nan giải. Để giải quyết đuợc tình trạng này, cần thiết phải có sự tham gia của các bên để cùng chia sẻ thực trạng, qua đó tìm ra các giải pháp phù hợp. Việc tích cực cùng tham gia giải quyết của Chính phủ, các ngân hàng thuơng mại và các cá nhân, tổ chức nợ xấu rất quan trọng. Chính phủ tạo điều kiện cho thị truờng tài chính phát triển đúng mức, kịp thời; xây dựng môi truờng kinh tế, chính trị ổn định với những cơ hội đầu tu hấp dẫn. Trong khi đó, doanh nghiệp và ngân hàng là những đối tuợng trực tiếp tham gia và có ảnh huởng lớn tới quá trình định giá các khoản nợ xấu, thỏa thuận mua bán lại nợ, và đặc biệt là giai đoạn phục hồi/thu hồi lại giá trị của các tài sản xấu đã mua lại. Nếu chỉ có nguồn dự phòng rủi ro của các ngân hàng, e rằng khối nợ xấu kia không thể sớm đuợc giải quyết căn bản và triệt để. Bởi thế, xã hội hóa nguồn lực là một giải pháp nên cân nhắc trong bối cảnh nền kinh tế của nuớc ta hiện này. Sự chung tay góp sức của các thành phần, tầng lớp xã hội trong việc xử lý nợ xấu ở hệ thống các ngân hàng thuơng mại sẽ giúp cho hoạt động này đuợc kìm hãm và hạn chế gia tăng, phát triển trong tuơng lai.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề cơ bản về nợ xấu và xử lý nợ xấu trong hoạt động kinh doanh cuả ngân hàng thương mại nói chung. Qua đó chúng ta nắm được những khái niệm, nguyên nhân dẫn tới nợ xấu, tác động của nợ xấu đối với ngân hàng cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế và cách thức mà các ngân hàng lựa chọn để xử lý nợ xấu. Thêm vào đó, việc nghiên cứu cơ chế xử lý nợ xấu tại một số quốc gia trên thế giới sẽ giúp ích cho Việt Nam có thêm kinh nghiệm quý báu trong quá trình xử lý nợ xấu ở nước mình.
Cơ sở lý luận trình bày tại chương 1 là nền tảng cho việc đánh giá thực trạng nợ xấu và hoạt động xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB).
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI