Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc (Trang 47 - 55)

2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng tới thu hút

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

(1) Dân số và lao động

Vĩnh Phúc là tỉnh có tiềm năng về con người và lao động. Theo điều tra dân số 01/4/2009, dân số tỉnh Vĩnh Phúc là 1.000.838 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 635.748 người (chiếm 63,5% dân số) [39, tr.55] chủ yếu là lao động trẻ có kiến thức văn hoá và tinh thần sáng tạo để tiếp thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến.

(2) Về kết cấu hạ tầng kỹ thuật: - Giao thông:

Vĩnh Phúc có cả đường bộ và đường sắt nên giao thông vận tải rất thuận lợi. Quốc lộ 2 chạy qua địa phận Vĩnh Phúc dài 40km nối Vinh Phúc - Hà Nội và Vĩnh Phúc - Phú Thọ đang được nâng cấp và mở rộng. Đường ô tô đã đến trung tâm các xã trong tỉnh; đã có tuyến xe buýt Vĩnh Phúc - Hà Nội và ngược lại, các tuyến xe buýt từ Vĩnh Yên đi các huyện trong tỉnh. Sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm thành phố Vĩnh Yên 25km.

Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai dài 41km chạy qua 6 huyện thị với 6 nhà ga, trong đó có 2 ga chính là Vĩnh Yên và Phúc Yên.

Hệ thống sông Hồng và sông Lô chảy qua Vĩnh Phúc dài trên 50 km có cảng Như Thụy, Hải Lựu (Lập Thạch), Vĩnh Ninh (Vĩnh Tường). Cảng Bạch Hạc (Việt Trì) cách trung tâm Thành Phố Vĩnh Yên 25 km.

Quốc lộ 18 nối với Quảng Ninh đã hoàn thành và đi vào sử dụng, hệ thống giao thông chạy qua Vĩnh Phúc sẽ được đầu tư xây dựng với quy mô rất lớn, đó là tuyến hành lang xuyên á: Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đường vành đai IV, vành đai V của Thủ đô Hà Nội.

Lưới điện tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay bao gồm các cấp điện áp 110, 35, 22, 10 và 6 kV. Lưới 6kV tồn tại ở Thành phố Vĩnh Yên. Lưới 35, 10 kV tồn tại xen kẽ ở khắp các huyện, thị trong tỉnh. Lưới 22kV hiện chỉ có ở khu công nghiệp Khai Quang và phụ cận.

Ngoài ra, hỗ trợ cấp điện cho Vĩnh Phúc còn có 2 đường dây 35 KV từ trạm 110 KV Việt Trì (Phú Thọ) và 1 đường dây 35 KV từ Đông Anh (Hà Nội).

- Về thông tin liên lạc:

Mạng lưới thông tin đã phủ kín toàn bộ các xã trong tỉnh, đủ điều kiện liên lạc trong và ngoài nước. Toàn tỉnh có 2 trung tâm thu phát chuyển tiếp truyền hình: 01 ở Thành phố Vĩnh Yên và 01 ở thị trấn Tam Đảo.

- Về hệ thống nước sạch:

Vĩnh Phúc có 2 nhà máy nước lớn đang được mở rộng và xây dựng bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Đan Mạch và Italia. Nhà máy nước Vĩnh Yên công suất sau khi mở rộng sẽ đạt 116.000m3/ngày - đêm. Nhà máy nước Phúc Yên sau khi hoàn thành sẽ có công suất 106.000m3/ngày - đêm.

Trữ lượng nước ngầm, nước mặt ở các địa bàn trong tỉnh đủ để cung cấp cho sinh hoạt và phát triển sản xuất.

- Về hệ thống giáo dục - đào tạo:

Không kể các trường dạy nghề do huyện thị quản lý, tỉnh Vĩnh Phúc có gần 20 trường trung học, cao đẳng, đại học và chuyên nghiệp dạy nghề với đội ngũ giáo viên gần 1000 người và trên 15.000 học sinh theo học/năm. Hàng năm tốt nghiệp trên 4000 học sinh.

Với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi như đã phân tích trên đây cho phép Vĩnh Phúc tiếp tục đẩy mạnh thu hút FDI để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng.

(3) Tình hình phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc từ 1997-2009:

Trước khi tái lập tỉnh năm 1997 nền công nghiệp Vĩnh Phúc còn rất nghèo nàn lạc hậu chỉ gồm những xí nghiệp công nghiệp quốc doanh với quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, nền công nghiệp của tỉnh chỉ được quan tâm phát

dự án đầu tư, nhờ đó công nghiệp Vĩnh Phúc trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng cao làm nền tảng cho Vĩnh Phúc sớm trở thành tỉnh công nghiệp.

+ Về số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp

Theo niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009, số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có 14.673 cơ sở, trong đó có 14.356 cơ sở sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chiếm gần 98% số cơ sở trên địa bàn; Nhiều nhất là nhóm ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm 10.642 cơ sở, tiếp đến nhóm ngành cơ khí, chế tạo, sắt thép có 1.367 cơ sở, nhóm ngành dệt may, da giày và nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng có trên 1150 cơ sở, nhóm ngành sản xuất điện, điện tử ít nhất (3 cơ sở). Ngành công nghiệp khai thác có 315 cơ sở và ngành công nghiệp sản xuất phân phối điện nước có 2 cơ sở.

Bảng 2.1. Số cơ sở sản xuất công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

(Đơn vị tính: Cơ sở)

Ngành công nghiệp 2005 2006 2007 2008 2009

1. Công nghiệp khai thác 81 61 330 341 315

2. Công nghiệp chế biến 12.393 12.930 14.157 14.398 14.356 2.1. Nông lâm sản, thực phẩm 9.014 9.388 10.462 10.692 10.642 2.2. Dệt may - Da giày 1.125 1.098 1.133 1.170 1.159 2.3. Cơ khí, chế tạo, sắt thép 1.076 1.301 1.325 1.351 1.367 2.4. SX VLXD, khoáng phi KL 1.100 1.031 1.081 1.048 1.151 2.5. Hoá chất 10 17 30 35 35 2.6. Điện, điện tử 1 1 2 3 3 2.7. SX công nghiệp khác 67 93 100 99 99

3. SX và phân phối điện, nƣớc 2 2 2 2 2

Tổng số 12.476 12.993 14.489 14.741 14.673

Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2009

Năm 2009, theo thành phần kinh tế, tỉnh Vĩnh Phúc có 5 cơ sở SXCN thành phần kinh tế Nhà nước (Trung ương quản lý 2 và địa phương quản lý 3), 7 cơ sở thành phần kinh tế tập thể, 193 cơ sở kinh tế tư nhân, 14.402 cơ sở kinh tế cá thể và 66 cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.

Trong giai đoạn 2005-2008, số cơ sở SXCN trong tỉnh tăng mạnh ở thành phần kinh tế cá thể (tăng 2.181 cơ sở), thành phần kinh tế tư nhân tăng 71 cơ sở, thành phần kinh tế tập thể tăng do cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16 cơ sở và có xu hướng tăng nhanh khi các dự án đi vào hoạt động.

Bảng 2.2. Tổng hợp số cơ sở SXCN theo thành phần kinh tế

Phân theo thành phần kinh tế 2005 2006 2007 2008 2009

1. Khu vực kinh tế trong nước 12.452 12.964 14.451 14.741 14.673

- Nhà nước 11 9 9 5 5

+ Trung ương quản lý 7 6 6 2 2

+ Địa phương quản lý 4 3 3 3 3

- Tập thể 5 5 5 7 7

- Tư nhân 120 136 164 191 193

- Cá thể 12.316 12.814 14.273 14.497 14.402 2. Khu vực KT có vốn đầu tư NN 25 29 38 41 66

Tổng số 12.477 12.993 14.489 14.741 14.673

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009.

+ Về phân bố các cơ sở sản xuất công nghiệp theo vùng

Bảng 2.3 số cơ sở sản xuất công nghiệp có đến 31/12/2009 phân theo huyện thị và thành phần kinh tế (không tính cơ sở an ninh,

quốc phòng, điện lực quản lý và chi nhánh công nghiệp)

Tổng số Nhà nước Ngoài Nhà nước Cá thể (hộ) Có vốn đầu tư nước ngoài TW (DNNN) Địa phương DNNN Tập thể HTX Tư nhân DN Tổng số 1467 3 2 3 7 193 14402 66 TP Vĩnh Yên 1067 1 2 43 987 34 TX Phúc Yên 666 1 2 1 30 628 4 Lập Thạch 2881 1 18 2862 Tam Dương 1104 1 18 1083 2 Tam Đảo 561 6 555 Bình Xuyên 1586 1 28 1532 25 Yên Lạc 2591 1 24 2567 Vĩnh Tường 2662 2 26 2633 1 Sông Lô 1555 1555

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009.

Qua bảng trên cho thấy nhìn chung các cơ sở sản xuất công nghiệp phân bố không đều giữa các huyện thị. Nếu theo số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thì huyện Lập Thạch đứng thứ nhất với 2881 cơ sở, tiếp

nhiên những cơ sở sản xuất lớn như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ sở sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp tư nhân chủ yếu vẫn tập trung ở các huyện thị có lợi thế về vị trí địa lý và giao thông như thị xã Vĩnh Yên (43 cơ sở tư nhân và 34 cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài) và huyện Bình Xuyên là (28 và 25), thị xã Phúc Yên (30 và 4).

Như vậy tiềm năng phát triển công nghiệp của các vùng không thuận lợi về vị trí địa lý và giao thông vẫn đang trong tình trạng khó thu hút đầu tư và khai thác. Nếu tỉnh không có chính sách tạo môi trường đầu tư hấp dẫn hơn đối với các huyện xa trục giao thông lớn thì công nghiệp Vĩnh Phúc thời gian tới sẽ tiếp tục phát triển theo xu hướng không cân đối, đồng đều giữa các huyện, thị.

+ Về thu hút lao động trong các ngành công nghiệp.

Sự tăng lên không ngừng về số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp đã tạo ra chỗ làm việc mới về số lượng ngày càng tăng. Tình hình thu hút lao động của công nghiệp Vĩnh Phúc thời gian qua thể hiện qua những số liệu dưới đây:

Bảng 2.4. Lao động trong công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2009

Đơn vị tính: Người

Năm 2006 2007 2008 2009

Tổng số 55.110 64.162 68.395 69.814

1. Phân theo thành phần kinh tế

- Tập thể 135 153 185 185

- Tư nhân 10.816 12.853 13.436 13.683

- Cá thể 24.689 28.928 27.790 27.754

- Có vốn đầu tư nước ngoài 15.546 19.888 24.726 25.962

2. Phân theo ngành công nghiệp Cấp II

- Công nghiệp khai thác 788 1.046 947 921

- Công nghiệp chế biến 54.105 62.882 67.205 68.623

+ Sản xuất thực phẩm đồ uống 6722 8282 8034 8093

+ Sản xuất trang phục 7717 9815 12765 12785

+ Sản xuất các sản phẩm 10980 11809 12111 12599

- Công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước

217 234 243 270

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2009

Theo số liệu trên từ 2006 đến 2009 số lượng lao động trong ngành công nghiệp tăng 126,68% (từ 55110 người lên 69814 người). Trong đó số lượng lao động trong công nghiệp nhà nước có xu hướng giảm số lượng lao động trong các cơ sở sản xuất công nghiệp tư nhân, cá thể và FDI tăng nhanh. Đến năm 2009 cơ cấu lao động công nghiệp Vĩnh Phúc phân theo thành phần kinh tế là kinh tế nhà nước chiếm 3,19%, tập thể: 0,26%, tư nhân: 19,59%, cá thể: 39,75% và FDI: 36,89%.

Như vậy, những số liệu về cơ cấu lao động trong công nghiệp Vĩnh Phúc chứng tỏ sản xuất nhỏ trong công nghiệp Vĩnh Phúc vẫn phổ biến.

Nếu xét theo ngành sản xuất thì lao động công nghiệp Vĩnh Phúc tập trung chủ yếu trong ngành công nghiệp chế biến, trong đó ngành sản xuất trang phục thu hút nhiều lao động nhất (18,44%) tiếp đó là ngành sản xuất khoáng sản phi kim loại (18,04%) ngành sản xuất thực phẩm đồ uống (11,59%) các ngành công nghệ cao chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Sự phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp về số lượng và vốn đầu tư đã cho phép tăng mạnh giá trị sản xuất công nghiệp của Vĩnh Phúc trong những năm gần đây.

Bảng 2.5: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn theo giá thực tế

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2006 2007 2008 2009 Tổng số 28.093.219 39.825.228 52.900.687 57.252.232 1. Phân theo thành phần kinh tế - Nhà nước 772428 802221 522008 794704 - Tập thể 17918 22440 40566 50056 - Tư nhân 2600727 3718146 6762524 5967872 - Cá thể 671416 843271 1489813 1904960

- Có vốn đầu tư nước ngoài

24030730 34439150 44085776 48534640

2. Phân theo ngành công nghiệp

Cấp II

- Công nghiệp khai thác 54037 83032 132238 95757 - Công nghiệp chế biến 28012520 39710252 52720037 57123209 - Công nghiệp sản xuất và

phân phối điện nước

26662 31944 48412 33266

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009.

Từ bảng 2.5 cho thấy: Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp qua các năm ở mức cao: Năm 2007 so với 2006 là: 141,76%; 2008 là 132,82%. Năm 2009 là: 108,22%; năm 2010 sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt gần 30.448,1 tỷ đồng tăng 28,51% so với năm 2009. Trong đó kinh tế Nhà nước đạt 390.9 tỷ đồng tăng 3,57%. Ngoài nhà nước đạt 3.405 tỷ đồng tăng 9,22%, khu vực FDI đạt 26.652,2 tỷ đồng, tăng 31,95% so với cùng kỳ [7, tr.6].

Mặc dù đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp của các thành phần kinh tế đều tăng, nhất là của các doanh nghiệp tư nhân. Song phần đóng góp chủ yếu vẫn là doanh nghiệp công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo Cục thống kê Vĩnh Phúc các ngành có đóng góp nhiều vào giá trị sản xuất công nghiệp là ngành sản xuất phương tiện vận tải chiếm 49,67% tổng giá trị sản xuất công nghiệp Vĩnh Phúc; ngành sản xuất, sửa chữa xe có động cơ 30%; ngành sản xuất các khoáng sản phi kim loại 6,75%.

Trong năm 2009 các địa phương có giá trị sản xuất công nghiệp lớn là: Thị xã Phúc Yên đạt 26.494.282 triệu đồng, chiếm 77,65% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh theo giá thực tế. Thành phố Vĩnh Yên: 3.284.677 triệu đồng chiếm (9,62%), huyện Bình Xuyên: 3.153.937 triệu đồng, chiếm 9,24%. Sự phát triển của công nghiệp đã thúc đẩy kinh tế, năm 2008 tốc độ tăng 17,77%; năm 2009 là 8,3% (do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm 82,29% trong cơ cấu kinh tế; giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 25,8%, thu ngân sách 9.200 tỷ đồng, tăng 57,2%, đạt cao nhất từ trước đến nay [13, tr.25].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)