MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Ninh (Trang 59 - 66)

NHÂN LỰC CHO CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở BẮC NINH HIỆN NAY

* Vấn đề đào tạo nghề cho nguồn nhân lực nông thôn ở Bắc Ninh cần phải được tăng cường cả về chất lượng và số lượng.

Theo số liệu thống kê năm 2010, Bắc Ninh có 14 khu công nghiệp và 10 cụm công nghiệp. Sự hình thành các khu công nghiệp và cụm công nghiệp này cho thấy sự phát triển nhanh của tỉnh trong việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cùng với việc xây dựng các khu và cụm công nghiệp là sự hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị hiện đại, công nghệ máy móc đem vào sản xuất hiện đại, giải quyết phần nào đầu ra của sản phẩm nông nghiệp (nếu phát triển công nghiệp chế biến) và giải quyết số lƣợng lao động lớn ở địa phƣơng. Hiện nay, Bắc Ninh có 660 nghìn lao động trong độ tuổi, Lao động nông thôn chiếm 76% [42]. Tạo việc làm ở các khu và cụm công nghiệp đƣợc xây dựng tại địa phƣơng sẽ cải thiện thu nhập cho lao động nông thôn. Với sự ra tăng, lớn mạnh của các khu và cụm công nghiệp hiện nay ở Bắc Ninh thì việc tuyển dụng lao động hàng năm là rất cần thiết (đặc biệt lao động đã qua đào tạo lại là nhu cầu số một của hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong các khu và cụm công nghiệp). Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy hàng năm, lao động của địa phƣơng đáp ứng đƣợc yêu cầu của tỉnh là không nhiều (chỉ khoảng 1/3 số lao động nông thôn đƣợc tuyển dụng) [42], còn lại là không đủ điều kiện làm việc. Hiện tƣợng dƣ thừa lao động ở nông thôn Bắc Ninh hiện nay là khá phổ biến. Tại sao lại xảy ra hiện tƣợng này? Có phải tỉnh đã không đầu tƣ cho công tác đào tạo nghề hay đã đào tạo nhƣng kết quả chƣa cao? Yếu kém ở đâu? Tất cả những vấn đề kể trên đều nảy sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong số đó có thể kể đến một số nguyên nhân sau:

- Bản thân công tác đào tạo nghề cho ngƣời lao động hiện nay còn nhiều hạn chế nhƣ số lƣợng các nghề còn ắt, chƣa phong phú, chƣa phù hợp

với nhu cầu phát triển của từng địa phƣơng, của tỉnh. Nghề đƣợc đào tạo hầu hết chỉ mang tắnh chất là có gì đào tạo nấy, chƣa gắn với thị trƣờng. Vì vậy, nhiều lao động sau khi đƣợc đào tạo vẫn thất nghiệp, và không có khả năng xin đƣợc việc làm tại chắnh địa phƣơng mình sinh sống. Muốn có việc làm lại phải sang địa phƣơng khác, dẫn đến hiện tƣợng di dân, lƣợng lao động đƣợc đào tạo của địa phƣơng này lại sang địa phƣơng khác làm việc, gây ra sự thừa, thiếu lao động trong từng địa phƣơng. Mặt khác, chất lƣợng đào tạo nghề còn hạn chế do trình độ của ngƣời dạy lẫn ngƣời học (lao động động nông thôn). Số lao động đƣợc đào tạo nghề xong vẫn yếu tay nghề và khi bƣớc vào làm việc lại mất một thời gian đầu để bắt kịp với dây truyền sản xuất hiện đạiẦ

- Bản thân chắnh ngƣời lao động ở nông thôn cũng chƣa thực sự nhận thức đúng đắn về học nghề, lựa chọn nghề học còn chƣa đúng, chƣa phù hợp với khả năng và chƣa gắn với nhu cầu của thị trƣờng, học theo trào lƣu, thấy nghề gì đăng ký đông là học, ngại học nghề đòi hỏi tắnh chất công việc khó Ầdẫn đến sự mất cân đối trong đào tạo nghề, có những nghề xã hội, thị trƣờng đang thiếu nhƣng tắnh chất công việc nặng nhọc thì ắt ngƣời tham gia nhƣ nghề hàn, cơ khắẦngƣợc lại tham gia học những nghề đang có dấu hiệu dôi thừa nhƣ kế toánẦthì lại quá đông. Việc học nghề nhƣ vậy đã tạo ra hiện tƣợng lao động đƣợc đào tạo nhƣng để cạnh tranh có việc làm lại trở nên khó khăn hơn. Mặt khác, lao động ở nông thôn, với hoàn cảnh và thu nhập thấp thì việc đăng ký học nghề cũng tốn kém một khoản tiền không nhỏ của gia đình nông thôn. Điều này khiến cho không ắt các gia đình có con em muốn học nghề nhƣng lại không thể đến trƣờngẦ

- Sự liên kết giữa các trƣờng nghề với các cơ sở kinh doanh trên địa bàn hiện còn lỏng lẻo, chƣa thực sự gắn kết nhau trong một mắt xắch ràng buộc lẫn nhau. Đôi khi các doanh nghiệp tự tìm lao động hoặc tuyển chọn lao động ở nơi khác, mời gọi về doanh nghiệp làm việc mà không cần đến lao

động đào tạo tại các cơ sở dạy nghề phải tự tìm việc, số kiếm đƣợc việc làm không nhỏ nhƣng số thất nghiệp sau khi tốt nghiệp cũng không ắt, điều này ảnh hƣởng không nhỏ đền uy tắn của các cơ sở dạy nghề trong việc tuyển sinh, số lƣợng ngƣời học có xu hƣớng giảm (đặc biệt lao động nông thôn)Ầ

- Hiện nay, ngoài các khu công nghiệp và cụm công nghiệp chắnh thì tại Bắc Ninh có không ắt các làng nghề truyền thống nhƣ làng nghề đúc đồng, nghề gốm, nghề tranh, nghề thủ công mỹ nghệ nhƣ thêu, mayẦnhững làng nghề này hiện vẫn đang đƣợc gìn giữ và phát triển tại các địa phƣơng. Khi các làng nghề này đƣợc duy trì và phát triển tại địa phƣơng cũng sẽ thu hút đƣợc lực lƣợng lao động lớn nông thôn. Việc lƣu giữ lại các làng nghề truyền thống sẽ tạo ra một nét văn hóa đặc thù của Bắc Ninh đồng thời tạo ra một lực lƣợng lao động ổn định tại chắnh địa phƣơng nơi làng nghề phát triển. Việc phát triển và quản lý các làng nghề thuộc về chắnh quyền địa phƣơng và của tỉnh Bắc Ninh trong việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục ngƣời dân không từ bỏ nghề truyền thống để chạy theo những nghề thị trƣờngẦđể làm đƣợc điều này đòi hỏi chắnh quyền, các tổ chức đoàn thể phải nỗ lực cùng vào cuộc tìm hƣớng ra cho các sản phẩm truyền thốngẦcó nhƣ vậy mới gìn giữ đƣợc các giá trị văn hóa và tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn.

Nhƣ vậy, việc đào tạo nghề cho Bắc Ninh là tất yếu khách quan, tuy nhiên đào tạo nghề gì, bao nhiêu lại là vấn đề khác. Nhƣ trên đã đề cập, đào tạo nghề gì do thị trƣờng quyết định và phải hƣớng vào thị trƣờng cụ thể. Với các khu công nghiệp lớn việc đào tạo nghề kỹ thuật cho lao động nông thôn sẽ đƣợc ƣu tiên đào tạo, bởi lẽ ở các khu công nghiệp này, hệ thống dây truyền sản xuất, máy móc hiện đại đều đƣợc các doanh nghiệp đƣa vào sản xuất, nếu không đƣợc đào tạo sẽ không thể sử dụng, khó đáp ứng đƣợc yêu cầu của doanh nghiệp. Với các làng nghề truyền thống đã tồn tại lâu đời thì cùng với nó là rất nhiều làng nghề mới đƣợc ra đời. Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn là tất yếu với những nghề đúc đồng, mây tre đanẦnghề thủ công

mỹ nghệ xuất khẩu, đòi hỏi lao động phải tay nghề và kỹ thuật cao. Không chỉ đào tạo nhƣ cầm tay chỉ việc đơn thuần mang tắnh chất truyền nghề mà yêu cầu lao động phải đƣợc đào tạo bài bản có kỹ năng, kỹ xảo. Riêng đối với các làng nghề thì đào tạo nghề là cấp thiết bởi lao động nông thôn gắn liền với địa phƣơng sinh sống, gắn với phong tục tập quán của chắnh địa phƣơng đó và đặc biệt khi quỹ đất giành cho nông nghiệp ngày càng thu hẹp thì việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn không chỉ cho các làng nghề nói riêng mà cho toàn tỉnh nói chung là cấp bách.

* Vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bắc Ninh hiện nay chưa phù hợp.

Thời gian qua nguồn nhân lực trong tỉnh ngày càng phát triển: số lƣợng tăng bình quân giai đoạn 2005-2010 là 13.593 ngƣời/năm; cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa lao động khu vực thành thị có xu hƣớng tăng lên (năm 2005 là 13,16% thì năm 2009 đạt 23,5%).

Cơ cấu trình độ chuyên môn có sự thay đổi rõ rệt, tỷ lệ lao động chƣa qua đào tạo giảm dần (năm 2005 chiếm 78,4%, năm 2009 chỉ còn 59%). Lao động đƣợc đào tạo chuyên môn cao tăng lên, nếu nhƣ năm 2005 lao động có trình độ trên đại học chỉ chiếm 0,04% thì đến năm 2009 thì đã là 0,4%. Số lao động này bƣớc đầu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Ninh. Tuy nhiên trƣớc yêu cầu của sự phát triển chung vẫn còn những bất cập về trình độ ngoại ngữ, tin học; tác phong làm việc, tắnh năng động sáng tạo còn hạn chế; cơ cấu đào tạo, lao động có chuyên môn, tay nghề phân bố không đều giữa các ngành, nghề, khu vực chủ yếu tập trung ở thành phố và các khu công nghiệp.

Nhìn chung, thời gian qua Bắc Ninh đã nhiều cố gắng trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên chuyển

lao động - việc làm nông thôn. Hiện nay, Bắc Ninh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tuy có tiến bộ, giá trị nông nghiệp so với tổng sản phẩm cả tỉnh từ 15,54% năm 2005 xuống 8,2% năm 2009; nhƣng chuyển dịch cơ cấu lao động lại hết sức chậm trễ, có khoảng 70% dân số làm nông nghiệp và 78% dân số vẫn sống dựa vào nghề nông.

Mặt khác, việc dân cƣ tập trung trong nông nghiệp đang tạo bức xúc về mặt xã hội, nếu không xử lý thì đến lúc nào đó sẽ gây bùng phát, mất ổn định. Nó cũng đồng nghĩa miếng bánh nông nghiệp phải chia nhỏ ra cho nhiều ngƣời hay tình trạng thiếu việc làm, thu nhập thấp và nghèo khổ trong nông thôn.

Bên cạnh đó, các cơ sở công nghiệp, chăn nuôi vẫn chủ yếu nằm trong khu dân cƣ, nên để chuyển dịch cơ cấu lao động và ngành nghề lại càng gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy, trách nhiệm của Nhà nƣớc, nhà hoạch định chắnh sách là phải có chiến lƣợc xử lý chủ động, tắch cực vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động - việc làm trong nông thôn. Có các phƣơng án khác nhau: chuyển dịch tuyệt đối - đƣa nông dân vào làm công nghiệp, dịch vụ ở thành thị hoặc đi xuất khẩu lao động nƣớc ngoài, xuất khẩu lao động trong nƣớc (gia công và làm cho doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài), chuyển dịch tƣơng đối - Ộly nông bất ly hƣơngỢ; mở ra ngành nghề dịch vụ kết hợp ngay trong nông thôn. Với bối cảnh mở cửa hiện nay, Việt Nam có thể và cần kết hợp cả bốn phƣơng án sao cho hài hoà, uyển chuyển, đạt đƣợc hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất. Nhƣng cần chuẩn bị tốt các điều kiện và phối hợp các hoạt động liên ngành, xã hội hoá công tác chuyển dịch này: đào tạo và chuẩn bị tốt tri thức, nghề nghiệp cho thế hệ trẻ nông thôn để đón bắt cơ hội việc làm; đàm phán và thực hiện quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động xuất khẩu lao động để bảo vệ lợi ắch ngƣời lao động; khuyến khắch phát triển công nghiệp - dịch vụ theo cả hai hƣớng: sử dụng công nghệ cao và sử dụng công nghệ vừa, công nghệ sử dụng nhiều lao động; phát triển các trung tâm, khu công nghiệp lớn kết hợp với mở

mang các khu công nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại vùng đông dân cƣ nhằm thu hút sử dụng nhiều lao động nông thôn. Đặc biệt, có cơ chế thông thoáng về thủ tục hành chắnh (chuyển đổi, tách, sát nhập, quản lý hộ khẩu và cấp chứng minh thƣ); cơ chế sang nhƣợng, cho thuê, chuyển đổi, tắch tụ ruộng đất, kể cả góp đất hoặc Nhà nƣớc đứng ra mua lại quyền sử dụng đất. Nhiều trƣờng hợp, nông dân không thể ra đi chỉ vì ràng buộc vào mảnh ruộng không biết xử lý thế nào: bỏ thì thƣơng, vƣơng thì tội! Nhƣ thế, hình thành một thị trƣờng lao động và đất đai đƣợc quản lý chặt chẽ, linh hoạt sẽ thúc đẩy phân công, chuyển dịch cơ cấu lao động nói chung, cũng nhƣ chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn nói riêng. [47]

* Vấn đề việc làm cho lao động khu vực chuyển đổi mục đắch sử dụng đất nông nghiệp hiện còn chưa hiệu quả.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa đang diễn ra khá nhanh trong thời gian qua và còn tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới, dẫn đến việc diện tắch đất canh tác bị thu hẹp, một bộ phân nông dân không còn đất để sản xuất. Theo kết quả điều tra về quỹ đất trong tỉnh thì quỹ đất chuyên dùng tăng từ 17,4% năm 2005 lên 21,02% năm 2010, trong đó chủ yếu dành cho xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các khu đô thị mớiẦvì đất nông nghiệp bị chuyển sang mục đắch sử dụng khác, rất nhiều ngƣời nông dân bị mất việc làm và có nhu cầu đào tạo nghề để chuyển đổi công việc. Tuy nhiên, đa số họ đều gặp khó khăn trong chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm mới một phần vì trình độ học vấn thấp, không có tay nghề và tuổi tác lại cao, khó thắch nghi với công việc mới. Thời gian qua, mặc dù tỉnh đã kết hợp với địa phƣơng thực hiện hỗ trợ kinh phắ đào tạo để chuyển đổi nghề cho nông dân bị chuyển đổi mục đắch sử dụng đất nhƣ mỗi gia đình bị chuyển đổi mục đắch sử dụng đất sẽ đƣợc ƣu tiên tuyển dụng làm lao động trong các khu công nghiệp, đƣợc đào tạo nghề miễn phắ cho một

những địa phƣơng còn hỗ trợ kinh phắ đào tạo nghề cho lao động có đất đƣợc chuyển đổi với số tiền lên đến vài triệu đồng. Tuy nhiên, chắnh sách là nhƣ vậy, nhƣng kết quả đạt đƣợc chƣa cao, nguyên nhân nào cho kết quả này một phần do sự phối kết hợp giữa các cơ quan ban ngành từ tỉnh đến xã, phƣờng ở nông thôn còn lỏng lẽo, chƣa có sự giám sát và quản lý chặt chẽ dẫn đến thất thoát tiền của nhà nƣớc lại không đạt đƣợc mục đắch chắnh. Mặt khác, sự nhận thức của ngƣời nông dân kém, nhiều khi không biết đòi quyền lợi về mình, chịu thiệt thòiẦđƣợc đền bù sau khi chuyển đổi mục đắch sử dụng đất nhiều hộ dân đã mau chóng có một khoản tiền lớn trong tay đã không biết sử dụng hiệu quả lại đem đi tiêu xài, không chịu học hành gì rồi dẫn đến hết tiền và nghề thì không có gây ra gánh nặng cho gia đình, xã hộiẦNhƣ vậy, có thể thấy rằng vấn đề lớn của Bắc Ninh hiện nay cần phải giải quyết sớm và dứt điểm đó là giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau khi đƣợc chuyển đổi đất sử dụng để giảm đi lƣợng lao động dôi dƣ ở nông thôn, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn và giảm gánh nặng cho xã hội.

Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở BẮC NINH ĐẾN NĂM 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Ninh (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)