CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Những yếu tố tác động đến công tác quản lý Nhà nƣớc về kinh doanh xăng
3.3.1. Nhu cầu xăng dầu
Trên địa bàn tỉnh Hà Giang, xăng dầu chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, sản xuất của nhân dân trên địa bàn; nhu cầu xăng dầu trong những năm gần đây tƣơng đối ổn định và có sự tăng trƣởng đáng kể so với những năm trƣớc năm 2009 (Bảng 3.5).
Bảng 3.5 Nhu cầu xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang 2014 và Dự kiến nhu cầu giai đoạn 2015-2018
Đvt: lít
2014 Dự kiến 2015 Dự kiến 2016 Dự kiến 2017 Dự kiến 2018
63.000.000 66.000.000 69.000.000 72.000.000 74.000.000
(Nguồn: Báo cáo khảo sát thị trường Công ty Xăng dầu Hà Giang)
Nhu cầu xăng dầu tăng dần qua hàng năm, và phụ thuộc vào tốc độ tăng trƣởng kinh tế trong thời kỳ. Theo báo cáo kinh tế xã hội của tỉnh Hà Giang thì tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn từ nay đến năm 2020 ƣớc đạt khoảng 7,7%/năm. Nhƣ vậy, nếu tính tƣơng quan giữa mức tăng trƣởng kinh tế với mức tăng trƣởng về nhu cầu tiêu thụ xăng dầu thì nhu cầu xăng dầu trong những năm tới sẽ ở mức cao. Mặt khác, do sự mở rộng các ngành nông nghiệp và công nghiệp sẽ làm tăng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong việc sử dụng máy móc, thiết bị trong các ngành sản xuất này.
Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, có tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân; do vậy việc đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng có một vai trò rất quan trọng đối với việc ổn định xã hội và lạm phát đặc biệt đối với một tỉnh miền núi có cự ly vận chuyển xa tính từ trung tâm đầu mối, dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc có đời sống kinh tế khó khăn, dân trí thấp.
Đối với xăng dầu để đảm bảo nền kinh tế xã hội phát triển ổn định, Nhà nƣớc cần thống nhất công tác quản lý trên cơ sở vận hành theo cơ chế thị trƣờng.