1.1.1 .Một số khái niệm cơ bản về cải cách bƣu chính viễn thông
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CẢI CÁCH NGÀNH BCVT
1.2.3. Những tồn tại trong quản lý ngành BCVT các nƣớc
1.2.3.1. Sự bất hợp lý của cơ cấu ngành BCVT
Ở nhiều quốc gia, hình thức bộ máy của tổ chức bưu chính truyền thống là P&T (Post & Telecommunication – Bưu chính và Viễn thông) hoặc là PTT (Post and Telegraft – Telephone - Bưu chính và Điện báo - Điện thoại). Thiết chế lúc đầu như vậy chủ yếu là xét đến việc bưu chính và viễn thông đều thuộc phạm trù lớn về thông tin, qui cả hai lĩnh vực vào cùng một bộ máy, có thể cùng sử dụng thiết bị và tài nguyên, có thể đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội lớn nhất, đồng thời cùng có lợi cho sự phát triển của kinh tế – xã hội các nước trên thế giới, nhu cầu dịch vụ thông tin bưu điện của công chúng tăng mạnh và yêu cầu quản lý kinh doanh chuyên ngành Bưu điện, thì bộ máy tổ chức đó ngày càng tỏ ra không hợp thời.
Sự quản lý bưu điện của nhiều nước lần lượt đi vào con đường chia tách chức năng quản lý Nhà nước với doanh nghiệp, doanh nghiệp hoá. Đồng thời với việc đó, cũng đã thực hiện việc chia tách kinh doanh giữa bưu chính, viễn thông hạch toán độc lập.
Do bưu chính và viễn thông có tính chất sản xuất và đặc điểm mạng lưới khác nhau, và khác nhau cả về sự phát triển, cho nên có thể nói là chia tách kinh doanh bưu chính với viễn thông là nhu cầu tất yếu của cả hai chuyên ngành lớn: Bưu chính – Viễn thông. Ngày càng có nhiều quốc gia ý thức được là bộ máy ghép chung đó tồn tại nhược điểm rất lớn. Trước hết là nhìn từ ngành Viễn thông, sự gắn kết với bưu chính đã hạn chế sức sống của nó. Vì ngành Bưu chính là ngành sử dụng nhiều lao động, và công nhân viên chức thường được pháp luật về công chức bảo hộ (phần lớn các nước phương Tây cũng như vậy), lại là ngành toàn trình – toàn mạng liên kết chặt chẽ trong tác nghiệp; Bưu chính với viễn thông mà là một ngành thống nhất, thì sẽ giảm khả năng đổi mới bộ máy. Ngành Viễn thông thường phải bù lỗ cho ngành Bưu chính, nên đã hạn chế sự phát triển của nó.
Đối với bưu chính, trên thực tế cơ cấu tổ chức tổng hợp đó đồng thời cũng gây trở ngại nghiêm trọng cho sự phát triển của bưu chính. Hiệu ích to lớn mà sự phát triển nhanh chóng của ngành Viễn thông đem lại, lại làm cho người quản lý
chú ý nhiều hơn đối với sự phát triển của viễn thông, còn sự phát triển của bưu chính trước sau vẫn ở địa vị thứ yếu.
Căn cứ điều tra cho thấy bưu chính của các quốc gia đang phát triển nói chung chỉ chiếm 10%-15% tổng thu nhập nghiệp vụ bưu điện, cho nên sự chú ý của người quản lý và nhân viên kỹ thuật phần lớn đều tập trung vào ngành Viễn thông. Như vậy, ngành Bưu chính khó mà có chính sách rõ ràng và sẽ có rất ít kế hoạch phát triển. Ngành Bưu chính không chỉ dựa vào sự tài trợ của Chính phủ mà còn dựa vào sự trợ giúp của ngành Viễn thông. Cơ cấu đó không có lợi cho việc tự chủ kinh doanh của ngành Bưu chính. Trong tình hình đó, doanh nghiệp thông tin hợp nhất bưu chính với viễn thông có mấy điều bất lợi. Một mặt là tuy viễn thông không có nhu cầu rất lớn của xã hội, cần tập trung đầu tư để tăng nhanh năng lực sản xuất, nhưng do phải gánh vác trách nhiệm bù lỗ to lớn cho bưu chính, nên bị hạn chế để phát triển. Mặt khác, tỷ trọng nghiệp vụ viễn thông của doanh nghiệp dần dần tăng lên làm cho nghiệp vụ bưu chính chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ không được coi trọng trong kinh doanh, cũng không có lợi cho sự phát triển của bưu chính. Hơn nữa, nếu nhìn từ góc độ kinh doanh, các chuyên gia quản lý và kinh doanh đề chỉ ra là hai ngành này khác nhau rất nhiều trong vấn đề kinh doanh: các nhóm đối tượng sử dụng của hai ngành có nhu cầu về sản phẩm khác nhau, nội dung quản lý của Chính phủ cũng không giống nhau, phương thức tổ hợp tư bản – sức lao động của hai ngành cũng khác nhau rất nhiều sẽ đem lại sự bất lợi cho sự phát triển của cả hai bên.
Việc chia tách kinh doanh bưu chính với viễn thông làm cho hai chuyên ngành lớn là bưu chính và viễn thông căn cứ vào đặc điểm và qui luật của thị trường để đẩy mạnh hạch toán giá thành, tiến hành quản lý chuyên ngành, nhờ đó mà nâng cao được trình độ kinh doanh theo chiều sâu của cả hai chuyên ngành lớn. Do một số nhân tố như vậy, nhiều nước đã và đang có kế hoạch thực hiện cải cách bưu chính (như Anh, Úc, New zeland, Argentine, Canada, Chile,Tandania v.v...) đều đã tách bưu chính ra khỏi viễn thông. Ở Thuỵ điển, bưu chính và viễn thông chưa từng hợp nhất với nhau. Theo thống kê của Liên minh Bưu chính thế giới, thì toàn bộ các nước Bắc Mỹ đã thực hiện chia tách bưu chính với viễn thông; các nước Đông Âu trước kia đã chia tách 94,74%; các nước Tây Âu là 78,26%; các quốc gia khu vực châu Á - Thái bình dương được
40%. Hiện nay, tốc độ phát triển chia tách bưu chính với viễn thông đang tăng nhanh.
1.2.3.2. Tính độc quyền trong khai thác dịch vụ
Độc quyền và mở cửa thị trường, khuyến khích cạnh tranh trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông có quan hệ đến quyết sách của mỗi quốc gia qua mỗi thời kỳ nhằm vừa đảm bảo lợi ích kinh tế, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân sử dụng vừa đảm bảo an ninh đất nước, chủ quyền quốc gia và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật thống nhất của mạng thông tin quốc gia và quốc tế. Lịch sử phát triển của bưu chính, viễn thông thế giới, suốt gần 100 năm ở tất cả các quốc gia trên thế giới đều trải qua thời kỳ mỗi nước chỉ có một cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ thông tin liên lạc mà nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Nhà nước. Giai đoạn này được gọi là độc quyền tự nhiên. Do sự phát triển kinh tế thị trường, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế cùng với sự phát triển bùng nổ của khoa học công nghệ, đã làm cho môi trường kinh doanh chuyển dần từ độc quyền sang cạnh tranh.
Chính những bất cập trong quản lý ngành bưu chính viễn thông, đòi hỏi các nước phải tiến hành quá trình cải cách cho phù hợp với yêu cầu của một nền kinh tế chuyển đổi, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế thế giới mà các nước không thể đứng ngoài cuộc.
CHƢƠNG 2.
CẢI CÁCH NGÀNH BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG CỦA MỘT SỐ NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN CÓ NỀN KINH TẾ CHUYỂN ĐỔI