Các chính sách đã áp dụng để thực hiện cải cách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cải cách ngành bưu chính viễn thông của một số nước đang phát triển kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 76 - 77)

1.1.1 .Một số khái niệm cơ bản về cải cách bƣu chính viễn thông

3.1. QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH NGÀNH BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM

3.1.3. Các chính sách đã áp dụng để thực hiện cải cách

Các chính sách được lựa chọn để thực hiện các chiến lược tối ưu. Tất cả bao gồm 4 chính sách sau đây:

1) Tách Bưu chính ra khỏi Viễn thông trong một giai đoạn nhất định là 2 năm. Đến 01/01/2008 đã thành lập Tổng công ty Viễn thông Việt Nam, Tổng

công ty Bưu chính Việt Nam, hạch toán độc lập, trực thuộc Tập đoàn VNPT.

Tách riêng hai lĩnh vực bưu chính và viễn thông đã gắn bó với nhau qua nhiều thập kỷ tuy là một công việc không đơn giản. Do vậy, sau 2 năm thực hiện chia tách từ cấp huyện đến nay đã hoàn thành ở cấp cao nhất. Để đảm bảo cho Bưu chính có "vốn liếng" tương đối khá khi ra "ở riêng", VNPT đã nâng cấp trang thiết bị, mạng lưới BC, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CBCNV BC, đặc biệt đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh, đội ngũ cán bộ làm việc thường xuyên với khách hàng, đội ngũ cán bộ tin học cho bưu chính. Đầu tư xây dự cho Bưu chính một mạng tin học phục vụ công tác quản lý và cung cấp dịch vụ mới.

2) Công ty hoá Bưu chính: Tổng công ty Bưu chính được thành lập và hoạt động theo mô hình hạch toán độc lập;

3) Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Học viện công nghệ

BCVT sẽ chuyển từ VNPT về Bộ Thông tin và Truyền thông từ 1 tháng 7 năm 2008. Như vậy tổ chức Học viện Bưu chính Viễn thông sẽ ở tầm quốc gia, trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Học viện sẽ thuận lợi hơn trong việc hợp tác với các Trường đại học trong và ngoài nước đào tạo nguồn nhân lực cho các

nhà khai thác; Học viện công nghệ bưu chính viễn thông cấp quốc gia, do Nhà

nước quản lý; đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học phục vụ cho tất cả các doanh nghiệp BCVT theo hình thức hợp đồng để nâng cao trách nhiệm của các bên; hợp tác với các Trường đại học trong và ngoài nước. Đặc biệt trong giai đoạn đầu việc hợp tác với nước ngoài là hết sức cần thiết nhằm nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, đưa các phương pháp giảng dạy tiên tiến vào Học viện.

4) Tổ chức các Trung tâm bồi dưỡng nhân lực cho bưu chính và cho viễn

thông chung cho các nhà khai thác;

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cải cách ngành bưu chính viễn thông của một số nước đang phát triển kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)