CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.2. Nghiên cứu định lượng
2.2.2.1. Mẫu nghiên cứu
Khái niệm mẫu
Mẫu là một số lƣợng các đơn vị của tổng thể đƣợc chọn ra với sự giúp đỡcủa các phƣơng pháp đặc biệt. Đặc tính cơ bản của mẫu là đại diện cho tổng thể, kích thƣớc ít hơn tổng thể. Tổng thể là tập hợp ngƣời hay nhóm ngƣời mà đƣợc xác định theo một vài dấu hiệu nào đó, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Các đơn vị nghiên cứu có thể là từng ngƣời hoặc là nhóm ngƣời nào đó.
Hiệu quả chọn mẫu đƣợc đo lƣờng theo hai chỉ tiêu: Hiệu quả thống kê và Hiệu quả kinh tế .Một mẫu có hiệu quả thống kê cao hơn mẫu khác khi cùng một kích thƣớc khi nó có sai số chuẩn nhỏ hơn và hiệu quả kinh tế của một mẫu đƣợc đo lƣờng dựa vào chi phí thu thập dữ liệu của mẫu với một độ chính xác mong muốn nào đó. Với lập luận đó, chúng tôi quyết định chọn phƣơng pháp thuận tiện.
Kích thƣớc mẫu cần cho nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ phƣơng pháp xử lý (hồi qui, độ tin cậy cần thiết, phân tích nhân tố khám phá EFA, mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, v.v..). Chúng ta đã biết kích thƣớc mẫu càng lớn càng tốt nhƣng lại tốn chi phí và thời gian điều tra nên các nhà nghiên cứu xác định kích thƣớc mẫu cần thiết thông qua các công thức kinh nghiệm cho từng phƣơng pháp xử
lý. Cũng cần chú ý là trong một nghiên cứu khoa học chúng ta thƣờng dùng nhiều phƣơng pháp xử lý khác nhau.
Đối tƣợng khảo sát là các bộ, nhân viên tín dụng tại tại các văn phòng giao dịch, chi nhánh BIDV Hà Nội.
2.2.2.2. Thiết kế bảng hỏi và khảo sát
Bảng khảo sát là một công cụ để tiến hành thu thập thông tin sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu luận văn.
Các bƣớc chính thiết kế bảng khảo sát :
Bảng khảo sát là tập hợp các câu hỏi đƣợc trình bày theo một trình tự nhất định để ngƣời đƣợc hỏi trả lời dễ dàng và chính xác. Khi tiến hành thiết kế bảng khảo sát, ngƣời nghiên cứu cần phải trải qua 7 bƣớc chính sau:
Bước 1: Xác định cụ thể dữ liệu cần thu thập và đối tƣợng khảo sát căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu.
Bước 2: Xác định phƣơng pháp phỏng vấn. Có ba phƣơng pháp phỏng vấn chính: phỏng vấn trực diện, phỏng vấn qua điện thoại, và phỏng vấn bằng cách gửi thƣ/email/câu hỏi điện tử.
Bước 3: Xác định nội dung câu hỏi. Nội dung câu hỏi đƣợc xây dựng dựa trên những thông tin liệt kê ở bƣớc 1. Mỗi câu hỏi trong bảng khảo sát đều đóng vai trò quan trọng trong việc đạt đƣợc mục tiêu cuối cùng của bài nghiên cứu.
Bước 4: Xác định hình thức câu trả lời. Đối với một câu hỏi nhất định, đối tƣợng khảo sát có thể lựa chọn câu trả lời từ những đáp án đã có sẵn hoặc trả lời bằng chính ngôn ngữ của mình.
Bước 5: Xác định cách sử dụng từ ngữ. Cách sử dụng từ ngữ trong bảng khảo sát đóng vai hết sức quan trọng trong việc thiết kế bảng khảo sát vì nó ảnh hƣởng lớn đến câu trả lời của đối tƣợng khảo sát.
Bước 6: Xác định trình tự và hình thức bảng câu hỏi. Mở đầu bảng câu hỏi cần có phần giới thiệu để đối tƣợng khảo sát có thông tin tổng quát về bài nghiên cứu.
Bước 7: Phỏng vấn thử và hoàn thiện bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi sau khi hoàn thành cần đƣợc thử nghiệm để loại bỏ những sai sót (lỗi chính tả, những câu hỏi/thuật ngữ/hƣớng dẫn khó hiểu, cách dùng từ chƣa chính xác,…). Phỏng vấn thử đƣợc thực hiện bằng việc phỏng vấn một vài đối tƣợng khảo sát, thành viên nhóm nghiên cứu, hoặc chủ nhiệm đề tài, …(khoảng 10-15 ngƣời).
2.2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin
Dữ liệu thứ cấp
Tác giả thu thập số liệu thứ cấp từ phòng Kế hoạch kinh doanh và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm (2016 – 2018) của BIDV Nam Hà Nội.
Khảo sát bảng câu hỏi từ chuyên gia, cán bộ ngân hàng trong việc quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Nam Hà Nội .
Để việc khảo sát cho kết quả tối ƣu, các đối tƣợng khảo sát đƣợc tác giả chủ định hƣớng cán bộ công nhân viên có liên quan đến quản trị RRTD tại BIDV Nam Hà Nội. Để đảm bảo phân tích tốt nhất thì cần ít nhất 5 quan sát cho 1 biến đo lƣờng và số quan sát không nên dƣới 100. Do đó, để tăng giá trị của nghiên cứu, tác giả dự kiến lấy kích thƣớc mẫu khoảng 180 ngƣời.
2.2.2.4. Phương pháp xử lý thông tin
Kiểm tra lại độ tin cậy thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: Độ
tin cậy của thang đo đƣợc đánh giá bằng phƣơng pháp nhất quán nội tại thông qua hệ số Cronbach Alpha và hệ số tƣơng quan biến tổng. Nếu thỏa mãn hai điều kiện thang đo có hệ số tƣơng quan biến tổng lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach‟s Alpha từ 0,6 trở lên thì thang đo phân tích đƣợc xem là chấp nhận và thích hợp đƣa vào các bƣớc phân tích tiếp theo.
Phân tích hồi quy bội : Mô hình phân tích hồi quy sẽ mô tả hình thức của
mối liên hệ của biến độc lập với biến phụ thuộc và qua đó giúp dự đoán đƣợc mức độ ảnh hƣởng của biến độc lập vào biến phụ thuộc. Phƣơng pháp phân tích trong nghiên cứu này là Enter (phƣơng pháp đƣa các biến vào một lƣợt). Phân tích hồi quy cho kết quả là một phƣơng trình hồi quy chuẩn có dạng:
2.2.2.5. Phương pháp phân tích thông tin
Sử dụng phƣơng pháp điều tra, khảo sát, thu thập thông tin thông qua bản câu hỏi phỏng vấn Mỗi câu hỏi có 5 phƣơng án trả lời, tƣơng ứng với các mức độ: hoàn toàn đồng ý, đồng ý, không có ý kiến, không đồng ý, hoàn toàn không đồng ý.
Phƣơng pháp kiểm định dữ liệu: đƣợc tiến hành thông qua 4 bƣớc:
Bước 1: Kiểm định Cronbach‟s , sử dụng hệ số Alpha để xác định độ tin cậy của thang đo Theo Nunally & Burnstein (1994), các biến có hệ số tƣơng quan biến tổng nhỏ hơn 03 đƣợc xem là biến rác và đƣơng nhiên là bị loại ra khỏi thang đo Thang đo có độ tin cậy cao khi hệ số Cronbach‟s alpha lớn hơn 0,6 và hệ số tƣơng quan biến tổng phải lớn hơn 0,3 Tất cả các biến quan sát của những yếu tố đạt độ tin cậy sẽ đƣợc tiếp tục phân tích nhân tố khám phá EFA.
Bước 2: Sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA) để kiểm định nhân tố ảnh hƣởng và tìm ra các nhân tố đại diện cho hành vi gửi tiền của khách hàng.
- Kiểm định tính thích hợp của EFA: sử dụng thƣớc đo KMO (Kaiser – Meyer – Olkin measure) để phân tích sự phù hợp của các yếu tố với dữ liệu thực tế Khi trị số KMO thỏa mãn điều kiện: 0,5<KMO<1 phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế .
- Kiểm định tính tƣơng quan giữa các biến quan sát: Kiểm định Bartlett (Bartlett‟ test) để kiểm định sự tƣơng quan giữa các biến quan sát trong mỗi nhân tố Khi mức ý nghĩa Sig của kiểm định Bartlett <0,05 các biến quan sát có tƣơng quan tuyến tính với nhân tố đại điện .
- Kiểm định phƣơng sai trích của các yếu tố (% cumulative variance) để kiểm tra mức độ giải thích của các biến quan sát đối với các nhân tố Trị số phƣơng sai trích nhất thiết phải >50%.
Bước 3: Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến nhằm mục đích xác định các nhân tố ảnh hƣởng và nhận biết mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc
Bước 4: Phân tích t-test đƣợc sử dụng trong mô hình nhằm kiểm tra xem các biến độc lập có sự khác biệt về giới tính khi tác động vào biến phụ thuộc.