Đo lường rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh nam hà nội (Trang 63 - 64)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tác quản trị RRTD tại BIDV, chi nhánh Nam Hà Nội

3.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng

Mục tiêu của hoạt động kinh doanh là nâng cao chất lƣợng, hiệu quả đảm bảo phát triển bền vững nên những năm qua Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam - chi nhánh Nam Hà Nội đã quan tâm lãnh đạo chỉ đạo sâu sát các hoạt động đặc biệt

là hoạt động tín dụng, thƣờng xuyên quan tâm chất lƣợng hoạt động cho vay, chấp hành nghiêm túc mọi sự chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam và NHNN, đặc biệt luôn kiểm soát và duy trì các tỷ lệ đo lƣờng rủi ro hoạt động tín dụng dƣới mức cho phép của Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam và NHNN. Các tỷ lệ đƣợc dùng để đo lƣờng rủi ro tín dụng tại chi nhánh.

Tỷ lệ giữa giá trị các khoản nợ quá hạn so với tổng dƣ nợ cho vay và cho thuê luôn có xu thế giảm. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2016 là 4.3% tƣơng ứng 249 tỷ đồng, năm 2017 là 2.5% tƣơng ứng 165 tỷ đồng và năm 2018 là 3.1% tƣơng ứng 247 tỷ đồng trong khi đó tỷ lệ cho phép của Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam là dƣới 5%.

Nợ xấu là thƣớc đo truyền thống của rủi ro tín dụng. Tỷ lệ nợ xấucủa Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam- chi nhánh Nam Hà Nội cũng luôn có xu thế giảm, năm 2016 là 2.72% năm 2017 là 1.55% năm 2018 là 2.36% tất cả đều kiểm soát đƣợc dƣới mức cho phép của Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam là dƣới 3%.

Tỷ lệ giữa các khoản xóa nợ ròng so với tổng số nợ cho vay và cho thuê. Tỷ lệ này đánh giá mức độ rủi ro trong cho vay, tỷ lệ này càng lớn thì hệ lụy xấu sẽ xẩy ra càng lớn làm ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động cũng nhƣ thƣơng hiệu của chi nhánh. Với hệ lụy nhƣ vậy nên Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam- chi nhánh Nam Hà Nội trong thời gian qua đãhạn chế tỷ lệ các khoản nợ xóa ở mức thấp nhất và Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam - chi nhánh Nam Hà Nội đã làm đƣợc, biểu hiện qua số liệu năm 2016 đến năm 2018 tỷ lệ này luôn ở mức là 0%.

Hàng năm Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam- chi nhánh Nam Hà Nội trích lập một tỷ lệ dự phòng nhất định để thực hiện bù đắp khi phát sinh rủi ro tín dụng, chi nhánh luôn đảm bảo trích lập dự phòng đủ theo đúng tỷ lệ quy định của NHNN và Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam.

Tỷ lệ giữa dự phòng tổn thất tín dụng so với Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam các khoản nợ xấu: Là tỷ lệ giữa số dự phòng RRTD đƣợc trích lập trên nợ xấu phát sinh tại đơn vị, khi tỷ lệ này cao nói lên sự chuẩn bị sẵn sàng ứng phó của chi nhánh cho các khoản tổn thất tín dụng thông qua việc trích lập quỹ dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm càng cao, đảm bảo đƣợc sự an toàn và bền vững. Tỷ lệ này đƣợc chi nhánh thực hiện năm 2016 là 98.49% năm 2017 là 164.3% và năm 2018 là 77.67%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh nam hà nội (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)