Công tác kiểm tra kiểm soát rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh nam hà nội (Trang 71 - 73)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tác quản trị RRTD tại BIDV, chi nhánh Nam Hà Nội

3.2.5. Công tác kiểm tra kiểm soát rủi ro tín dụng

Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng là việc thực hiện những biện pháp nhằm duy trì RRTD ở mức độ kỳ vọng, giảm thiểu tổn thất RRTD và không để Ngân hàng rơi vào tình trạng đổ vỡ. Kiểm soát rủi ro giúp đảm bảo an toàn cho khoản tín dụng đã cấp của ngân hàng, đồng thời giám sát theo dõi mục đích sử dụng vốn của Khách hàng. Căn cứ vào quy định kiểm tra giám sát khoản vay của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam- chi nhánh Nam Hà Nội quy định việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất với tất cả các khoản vay, loại hình cho vay, ví dụ kiểm tra theo chu kỳ 30, 60, hay 90 ngày đối với các khoản vay lớn đồng thời cũng tiến hành kiểm tra bất thƣờng đối với các khoản vay quy mô vừa và

nhỏ.Tổ chức quá trình kiểm soát cẩn thận và nghiêm túc để đảm bảo xem xét và đánh giá đƣợc tất cả những đặc tính quan trọng nhất đối với mỗi khoản vay, bao gồm:

- Kiểm tra và đánh giá quá trình thanh toán của khách hàng nhằm đảm bảo rằng khách hàng không vi phạm kế hoạch thanh toán.

- Kiểm tra đánh giá chất lƣợng và tình trạng của tài sản thế chấp. Nắm chắn chắn cụ thể đƣợc mức độ biến động hiện trang, giá trị của tài sản thế chấp, định kỳ 6 tháng cán bộ quản lý phải kiểm tra ít nhất một lần để lƣợng hóa đƣợc mức độ giảm sút hay tổn thất từ tài sản thế chấp.

- Xem xét kiểm tra đầy đủ khía cạnh pháp lý của hợp đồng tín dụng để đảm bảo rằng Ngân hàng có quyền hợp pháp sở hữu một phần hay toàn bộ tài sản thế chấp trong trƣờng hợp ngƣời vay không có khả năng thanh toán nợ. Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam- chi nhánh Nam Hà Nội quản trị rủi ro theo các quy định của Nhà nƣớc, chính phủ, Ngân hàng Nhà Nƣớc về lĩnh vực này nhƣ: Thông tƣ số: 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài...và các quy định, văn bản khác có liên quan. Ngoài ra do là một chi nhánh của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam, các chính sách tín dụng và chính sách quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam - chi nhánh Nam Hà Nội thựchiện theo các quyết định sau:

* Quyết định số 66/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 22/1/2014 về Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam

* Quyết định số 31/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 15/01/2014 về Quy định phân cấp quyết định cấp tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam.

* Quyết định số 766/QĐ-NHNo-Quy định luân chuyển, xử lý chứng từ hạch toán kế toán trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam

- Đánh giá xem liệu khoản cho vay có phù hợp với chính sách của Ngân hàng, có sử dụng đúng mục đích, có khả thi không và phù hợp với tiêu chuẩn đƣợc các cơ quan quản lý áp dụng khi kiểm tra danh mục cho vay của Ngân hàng hay không.

- Kiểm soát và theo dõi thƣờng xuyên quy trình phân cấp tín dụng cáckhoản cho vay lớn bởi vì các khoản vay lớn việc không tuân thủ quy tín dụng có thể gây hậu quả lớn ảnh hƣởng nghiêm trọng đến tình trạng tài chính của Ngân hàng. Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam- chi nhánh Nam Hà Nội đã thực hiện nghiêm túc Quyết định số 31/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 15/01/2014 về Quy định phân cấp quyết định cấp tín dụng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát

triển Việt Nam. Đó là quy định về mức phán quyết tại chi nhánh và mức phán quyết tại Hội sở dựa trên xếp hạng, dƣ nợ, chất lƣợng tín dụng,.. của từng chi nhánh. Hạn mức phán quyết đƣợc quy định rõ cho từng đối tƣợng khách hàng ( khách hàng doanh nghiệp lớn và các định chế tài chính, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân...), từng đối tƣợng khách hàng (khách hàng mới, khách hàng đã có quan hệ) và từng loại hình cho vay (vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, có tài sản bảo đảm, không có tài sản bảo đảm). Định kỳ sáu tháng/lần, BIDV ban hành các chỉ đạo hoạt động tín dụng đến các chi nhánh phù hợp với từng thời kỳ hoạt động kinh doanh, tình hình kinh tế thị trƣờng... những quan điểm chỉ đạo này luôn đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc, quyết liệt. Đó là các nguyên tắc phát triển tín dụng, các chƣơng trình tín dụng ƣu tiên, đối tƣợng khách hàng, kỳ hạn cho vay, lãi suất, phí dịch vụ, các giới hạn tín dụng nhƣ: giới hạn quy mô và tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng, giới hạn dƣ nợ/tổng tài sản có rủi ro, tỷ trọng dƣ nợ/tổng dƣ nợ theo loại khách hàng, theo thời hạn cho vay, theo đồng tiền cho vay, theo mục đích vay vốn, tỷ lệ nợ cần chú ý/nợ xấu trên tổng dƣ nợ. Ngoài ra, căn cứ Quyết định số 34/QĐ- HĐTV-KHDN ngày 15/01/2014 về Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng tín dụng trong Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam, chi nhánh Nam Hà Nội đã ban hành quyết định số 55/NoTS-KHKD ngày 06/02/2014 về việc quyết định thành lập hội đồng tín dụng quy định rõ: Đối với khách hàng là tổ chức có mức cấp tín dụng trên 10 tỷ đồng, khách hàng là hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác trên 4 tỷ đồng thì phải thông qua Hội đồng tín dụng của chi nhánh – gồm:

Phó giám đốc: Chủ tịch thành viên

Trƣởng phòng kế hoạch kinh doanh: Thành viên

Phó trƣởng phòng kế hoạch kinh doanh phụ trách mảng rủi ro: Thành viên Cán bộ pháp chế: Thƣ ký hội đồng

Giám đốc phòng giao dịch (có dự án, phƣơng án xin vay): Thành viên.

Kiểm tra kiểm soát rủi ro tín dụng còn thông qua hệ thống bảo đảm tiền vay cũng đƣợc Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam - chi nhánh Nam Hà Nội thực hiện một cách nghiêm túc bởi bảo đảm tiền vay là một công cụ quan trọng trong quản lý tiền vay của ngân hàng. Bảo đảm tiền vay nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện cam kết trả nợ, phòng ngừa gian lận và phòng ngừa rủi ro, Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam - chi nhánh Nam Hà Nộiđang thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay theo quyết định Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh nam hà nội (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)