Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi ngân sách nhà nước của huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội (Trang 30 - 34)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý chi ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn cấp huyện

1.2.2. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện

Trải qua nhiều thập kỷ, chính phủ của các nền kinh tế thị trường đã có nhiều nỗ lực trong việc cải cách quản lý chi NSNN nói chung và trên địa bàn cấp huyện nói riêng để thực hiện tốt việc phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính nhà nước. Nội dung quản lý chi NSNN ở các cấp chính quyền chủ yếu gồm:

 Lập dự toán chi NSNN (chuẩn bị ngân sách)

 Quản lý chấp hành, thực hiện dự toán chi NSNN (thực thi ngân sách)

 Quản lý quyết toán chi NSNN

 Kiểm soát chi NSNN qua KBNN

1.2.2.1. Lập dự toán chi ngân sách nhà nước trên địa bàn cấp huyện

Trong quản lý chi ngân sách nhất thiết phải có định mức cho từng nhóm mục chi cho mỗi đối tượng cụ thể. Nhờ đó cơ quan quản lý, cơ quan chấp hành mới có căn cứ để lập các phương án phân bổ ngân sách, kiểm tra, giám sát quá trình chấp hành, thẩm tra phê duyệt quyết toán kinh phí của các đơn vị thụ hưởng.

Thông thường định mức chi được thể hiện dưới hai dạng: Loại định mức chi tiết theo từng mục chi của Mục lục NSNN (còn gọi là định mức sử dụng) và loại định mức chi tổng hợp theo từng đối tượng được tính định mức chi của NSNN (còn gọi là định mức phân bổ).

Để xác định định mức chi, người ta sử dụng một số phương pháp xây dựng như sau:

 Đối với các định mức sử dụng:

+ Xác định nhu cầu chi cho mỗi mục;

+ Tổng hợp nhu cầu chi theo các mục đã được xác định để biết được tổng

mức cần chi từ NSNN cho mỗi đơn vị, mỗi ngành làm cơ sở để lên cân đối chung;

+ Xác định khả năng về nguồn tài chính có thể đáp ứng cho nhu cầu chi;

+ Cân đối giữa khả năng và nhu cầu chi để quyết định mức chi cho các mục.

 Đối với định mức phân bổ:

+ Xác định đối tượng định tính;

+ Đánh giá, phân tích tình hình thực tế chi theo định mức chi nhằm xem xét

tính phù hợp của định mức hiện hành;

+ Xác định khả năng nguồn tài chính có thể huy động để đáp ứng nhu cầu chi;

+ Thiết lập cân đối tổng quát và quyết định định mức phân bổ theo mỗi đối

tượng tính định mức.

b. Lập dự toán ngân sách nhà nước cấp huyện

Việc lập dự toán ngân sách thường niên được thực hiện theo một trong các phương pháp sau:

 Phương pháp tiếp cận từ trên xuống, phương pháp này gồm ba bước: Thứ

nhất, xác định các nguồn tổng hợp có sẵn phục vụ cho chi NSNN trong giai đoạn

hoạch định (được trích từ khung kinh tế vĩ mô thích hợp); Thứ hai, thiết lập những

giới hạn chi tiêu của ngành phù hợp với những sự ưu tiên của chính phủ; Thứ ba,

thông báo cho các bộ chủ quản về những giới hạn chi tiêu đó, trong giai đoạn đầu của quá trình lập ngân sách;

trình chi tiêu của ngành cho giai đoạn hoạch định trong phạm vi những giới hạn chi tiêu của ngành đã được cung cấp;

 Các cơ chế lặp, đàm phán và điều chỉnh để đạt được nhất quán tổng thể cuối

cùng giữa mục tiêu và khả năng ngân sách.

Để xây dựng được định mức chi tiêu trung hạn (MTEF) trong nhiều năm những nguyên tắc sau đây nên được xem xét để tránh những hậu quả không mong muốn và những ảnh hưởng tiêu cực:

+ Có thể thể hiện cho năm tài chính nhưng dự đoán đó nhất thiết phải phù hợp với ngân sách trong năm lập chương trình đầu tiên;

 Phải được điều chỉnh bằng một khung kinh tế vĩ mô, bao gồm những dự

đoán chi phí tổng hợp theo chức năng lĩnh vực rõ ràng;

 Nên tập trung vào những tác động trong tương lai của những quyết định về

chính sách đã được thực hiện trong nguồn ngân sách hàng năm;

 Nên giống với quá trình lập ngân sách, quá trình này đặc biệt nên được điều

chỉnh theo các hạn mức chi tiêu tối đa hàng năm.

 Tùy thuộc phần lớn vào năng lực quản lý của quốc gia mà các chương trình

chi tiêu trong nhiều năm có thể có các hình thức khác nhau; sự bảo đảm khác nhau; mức độ cụ thể khác nhau.

1.2.2.2. Chấp hành, thực hiện dự toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện

Khi tiến hành thực hiện một ngân sách đã được lập đầy đủ, hiệu suất hoạt động và phân bổ yêu cầu những nguyên tắc sau:

 Quỹ ngân sách nên được công bố kịp thời.

 Nên chuẩn bị cho quá trình thực hiện ngân sách và một bản kế hoạch tiền

mặt, căn cứ vào những dự toán ngân sách và đưa vào tài khoản cam kết hiện có.

 Những dự đoán bổ sung phải được quy định đầy đủ và hạn chế về mặt số

lượng.

 Kiểm soát chặt chẽ các khoản thanh toán bằng chuyển khoản, chỉ được

chuyển khoản giữa các hạng mục có chứng từ hợp lệ. Những quy tắc về chuyển khoản cần được cung cấp đầy đủ để quản lý linh hoạt hơn cũng như có thể kiểm

soát được những hạng mục chủ chốt.

 Nhìn chung, kiểm soát nội bộ (nằm trong các bộ chủ quản) phù hợp với

công tác kiểm soát dự định hơn do các cơ quan cấp trên thực hiện. Tuy nhiên, để làm được điều đó cần phải có một hệ thống giám sát và kiểm toán vững mạnh.

Cần tiến hành kiểm soát nội bộ các xác minh và cam kết để tránh sự can thiệp quá mức của các cơ quan cấp trên vào việc quản lý ngân sách.

- Khi công tác kiểm soát kế toán và xử lý được phân quyền, cần tiến hành

kiểm soát của cấp trên về tiền mặt.

- Cấp trên nên cho phép một số thay đổi trong phân bổ ngân sách, ít nhất là

trong lĩnh vực chi phí vốn (chi phí xây dựng cơ bản), nhưng cần điều chỉnh sao cho phù hợp.

1.2.2.3. Quyết toán chi ngân sách nhà nước trên địa bàn cấp huyện

Hệ thống báo cáo quyết toán chi NSNN trên địa bàn cấp huyện phải được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng người sử dụng khác nhau. Các yêu cầu tối thiểu của báo cáo bao gồm:

 Báo cáo về quản lý ngân sách chỉ ra tất cả các thay đổi trong sử dụng ngân

sách và các hạng mục (phân bổ, ước tính bổ sung, chuyển khoản, …).

 Các báo với cơ quan có thẩm quyền về trách nhiệm giải trình.

 Báo cáo tài chính đề cập các tài khoản hợp nhất, báo cáo về nợ, báo cáo về

nợ không xác định hay nợ phát sinh và các khoản cho vay.

 Báo cáo đánh giá chính sách về ngân sách và đánh giá báo cáo của các cơ

quan chuyên môn.

Hệ thống kiểm soát, kiểm tra, kiểm toán sẽ thực hiện thường xuyên, hàng năm, theo kế hoạch từ đó đánh giá các chính sách hay quy trình hợp lý do nhân viên quản lý, lãnh đạo đơn vị để có các biện pháp khắc, xác định rõ trách nhiệm rõ ràng hơn.

1.2.2.4. Kiểm soát chi ngân sách qua kho bạc nhà nước

Kiểm soát chi NSNN là quá trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN theo các văn bản chế độ, chính sách và định mức do Nhà nước qui định dựa trên những nguyên tắc, hình thức

và phương thức quản lý tài chính trong từng một thời kỳ. Nội dung kiểm soát chi NSNN qua KBNN:

 Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ chi: Chứng từ chi phải

được lập đúng mẫu qui định đối với từng khoản chi.

 Kiểm tra các điều kiện chi theo chế độ quy định, bao gồm các khoản chi

phải còn đủ số dư dự toán để thực hiện chi trả; bảo đảm dúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định; có đầy đủ các hồ sơ, hoá đơn, chứng từ liên quan tùy theo tính chất của từng khoản chi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi ngân sách nhà nước của huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)