CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quan tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Đông Anh
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2016
Tính đến thời điểm 31/12/2016, dân số của huyện đạt 204,2 nghìn người, trong đó: tỷ lệ nữ giới chiếm 50,2%; tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị chiếm 13%. Dân số trong độ tuổi lao động: 118,7 nghìn người; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 34,7% (thấp hơn mức chung của toàn thành phố là 40,5%).
Trong những năm gần đây với xu thế phát triển chung của đất nước, nhất là sự quan tâm đầu tư của Trung ương, thành phố Hà Nội bằng các chương trình, dự án… đã tạo diện mạo mới cho huyện Đông Anh được khởi sắc, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Tăng trưởng kinh tế của huyện năm 2016 đạt 13,7%; giá trị GDP của huyện (theo giá cố định 1994) đạt 12.564 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế khu vực I chiếm 67,7%, khu vực II chiếm 20,7% và khu vực III chiếm 11,6%.
Giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá cố định 1994) của huyện là 1.457,5 tỷ đồng, tăng 5,5% so năm 2010; giá trị sản xuất công nghiệp 8.505,8 tỷ đồng, tăng 31,01% so năm 2010. Sản lượng lúa đạt 299.985 tấn, năng suất bình quân 60,6 tạ/ha; sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 21.000 tấn, trong đó: sản lượng cá nuôi 20.000 tấn. Tổng mức bán lẻ hàng hoá đạt 1.260 tỷ đồng (giá thực tế), chiếm 4,8% so toàn Tỉnh. Khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ 5,2 triệu tấn/km; khối lượng vận chuyển bằng đường thuỷ 5,06 triệu tấn/km.
Huyện Đông Anh hiện đã đạt trình độ phát triển trên mức trung bình so với toàn thành phố. Tỷ trọng của huyện trong tổng giá trị gia tăng của thành phố tương đối ổn định, dao động quanh mức 5,6 – 5,9%.
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế của huyện Đông Anh so với thành phố Hà Nội
ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 2016
1. Tổng VA (giá so sánh 1994) tỷ đồng 1.250,5 1.366 1.633,2 2.058,8 2.400,8 2.432,8
Tỷ trọng so với thành phố % 8.7 8.81 8.9 8.95 9.1 9.1
- Nông lâm thuỷ sản tỷ đồng 126,7 134,7 185,7 211,8 235,8 398,5
Tỷ trọng so với thành phố % 10.7 10.68 10.52 10.45 10.32 9.5 - Công nghiệp-xây dựng tỷ đồng 838,9 842,1 1.011,6 1.329,4 1.545,8 1.111,3 Tỷ trọng so với thành phố % 5.2 5.21 5.23 5.24 5.26 5.4 - Dịch vụ tỷ đồng 284,9 389,2 435,9 517,6 619,2 1.788,6 Tỷ trọng so với thành phố % 2.7 2.72 2.75 2.78 2.81 2.9 2. Dân số trung bình Nghìn người 180,8 183,6 186,8 191,4 203,5 204,2 Tỷ trọng so với thành phố % 2,38 2,43 2,51 2,68 2,74 2,77
3. Giá trị tăng thêm bình quân tính theo đầu ngƣời
- Tính theo giá so sánh 1994:
+ huyện Đông Anh tr.đồng 5,1 5,6 6,3 7,1 7,9 9,0
+ Thành phố Hà Nội 4,5 5,1 5,9 6,9 7,6 8,6
- Tính theo giá hiện hành:
+ huyện Đông Anh tr.đồng 6,5 7,6 9,4 12,0 14,2 16,9
+ thành phố Hà Nội 6,1 7,4 9,5 12,4 14,3 16,7
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đông Anh)
Trong bối cảnh có nhiều khó khăn và thuận lợi đan xen nhau, quán triệt và triển khai thực hiện những chủ trương, chính sách phát triển đúng đắn, cùng với sự nỗ lực của toàn dân, nền kinh tế - xã hội của huyện Đông Anh đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt. Nền kinh tế tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, thu ngân sách và thu hút đầu tư đạt kết quả khả quan, kết cấu hạ tầng được đầu tư phát triển mạnh; văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện; quốc phòng - an ninh được giữ vững.
Nền sản xuất của huyện Đông Anh trong giai đoạn 2011 – 2016 đã có bước phát triển, tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế ổn định và có xu hướng tăng lên từng giai đoạn.
Bảng 2.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Đông Anh ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tốc độ tăng bq (%) 1. Giá trị sản xuất (Theo giá so sánh 1994) tỷ đồng 2.319,8 2.644,2 2.883,3 3.185,9 3.610 4.188,1 12,57
- Nông lâm thuỷ sản - 354,9 386,1 420,9 426,9 447,6 485,8 6,52
+ Nông lâm nghiệp - 295,7 318,2 385,0 392,1 407,2 405,8 6,79
+ Thuỷ sản - 59,2 67,9 35,9 34,8 40,4 80,0 15,72
- Công nghiệp-xây dựng - 1.541 1.766,3 1.926 2.128,2 2.433,1 2.835,4 13,00
+ Công nghiệp - 876,5 911,2 959,7 1.138,4 1.209,7 1.400,8 9,99
+ Xây dựng - 664,5 855,1 966,3 989,8 1223,4 1.434,5 17,00
- Dịch vụ - 423,9 491,8 536,4 630,8 729,3 866,9 15,43
2. Giá trị tăng thêm tỷ đồng 1.042,5 1.238,9 1.319,3 1.655,7 1.734,3 2.480,1 19,72
- Nông lâm thuỷ sản - 126,7 134,7 185,7 211,8 235,8 132,8 5,18
+ Nông lâm nghiệp - 97,2 103,4 135,6 178,9 183,1 81,9 3,31
+ Thuỷ sản - 29,5 31,3 50,1 32,9 52,7 50,9 17,72
- Công nghiệp-xây dựng - 717,1 895,4 915,7 1.117,20 1.186,90 1.925,70 23,52
+ Công nghiệp - 461,2 549,6 498,5 671,4 567,2 1.286,50 31,17
+ Xây dựng - 255,9 345,8 417,2 445,8 619,7 639,2 20,96
- Dịch vụ - 198,70 208,80 217,90 326,70 311,60 421,60 18,01
3. Giá trị tăng thêm
(Theo giá hiện hành) tỷ đồng 1.102,9 1.256,8 1.422,3 1.721,6 1.811,4 2.590,6
4. Giá trị tăng thêm b/q ngƣời đồng triệu
- Theo giá so sánh 1994 - 5,8 6,7 7,1 8,7 8,5 12,1
44
Tổng giá trị tăng thêm (VA) của huyện Đông Anh (theo giá so sánh 1994) đạt 7.298,4 tỷ đồng vào năm 2016; nhịp độ tăng bình quân đạt 13,5%/năm trong suốt giai đoạn 2011 – 2016, thấp hơn mức tăng trưởng kinh tế chung của toàn thành phố Hà Nội. Trong số các ngành kinh tế, sản xuất nông nghiệp mặc dù gặp khó khăn về thời tiết, bệnh dịch nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng cao, bình quân đạt 10,6%/năm, đóng góp 8,3 điểm % vào tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2011 – 2016. Khu vực phi nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh, cao bằng 2 lần so với mức tăng chung của nền kinh tế, nhưng do có quy mô hạn chế nên chỉ đóng góp 5,2 điểm % vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn huyện.
Giá trị tăng thêm bình quân đầu người năm 2016 (theo giá hiện hành) đạt 35,7 triệu đồng, bằng 5,2 lần so với năm 2011. Giá trị tăng thêm bình quân đầu người của huyện bằng 1,01 lần mức bình quân chung của thành phố.
Thu ngân sách của huyện cũng tăng khá nhanh, năm 2016 đạt 1.069 tỷ đồng, bằng 3,0 lần so với năm 2011. Chênh lệch giữa thu ngân sách và chi ngân sách trên địa bàn cho thấy vị trí khá khiêm tốn của huyện trong sự phát triển chung và nhu cầu hỗ trợ của huyện đối với các chương trình phát triển kinh tế- xã hội. Chỉ số này cũng cho thấy rằng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện - từ định hướng tới các giải pháp thực hiện- phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của thành phố và Trung ương, ít nhất cũng là trong nhiều năm trước mắt.
Tuy nhiên, tỷ trọng giá trị tăng thêm của các ngành công nghiệp và dịch vụ còn rất nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của một Huyện ven thủ đô. Bởi vậy, việc đẩy mạnh phát triển các ngành phi nông nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và tăng nhanh năng suất lao động của cả nền kinh tế trở thành một yêu cầu bức thiết đối với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của huyện trong thời gian tới.
Nhìn chung: tình hình kinh tế - xã hội huyện Đông Anh có bước phát triển đáng kể, bộ mặt của huyện từng bước có sự thay đổi rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, qua đó góp phần tạo nên sự phát triển chung của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, nền kinh tế của huyện Đông Anh chủ yếu dựa vào sản
xuất công nghiệp còn giản đơn, chưa tương xứng với tiềm năng của huyện.
3.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nƣớc của huyện Đông Anh giai đoạn 2012 – 2016
3.2.1. Thực trạng lập dự toán chi ngân sách nhà nước của huyện Đông Anh
3.2.1.1. Thực trạng lập dự toán chi thường xuyên của huyện Đông Anh
Quy trình lập dự toán chi thường xuyên theo quy định của Luật NSNN rất phức tạp, đòi hỏi phải thực hiện qua nhiều bước, tốn kém rất nhiều thời gian và công sức của các đơn vị cơ sở và cơ quan tài chính từ cấp xã, phường đến thành phố. Dự toán chi thường xuyên hàng năm do Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đông Anh tổng hợp và lập dự toán chi, quy trình này hoàn toàn tuân thủ theo quy định của Luật NSNN. Việc chấp hành thời gian lập và phân bổ dự toán thời gian qua đã có nhiều tiến bộ, công tác lập dự toán hàng năm được HĐND huyện Đông Anh thông qua và phân bổ cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách năm sau trước 31/12 hàng năm, đảm bảo đúng theo quy định của luật ngân sách.
Căn cứ số kiểm tra về dự toán, kết quả thực hiện dự toán chi ngân sách các năm trước và nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch, những chỉ tiêu phản ánh quy mô, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động, điều kiện KT – XH và tự nhiên của từng vùng, … do cơ quan có thẩm quyền thông báo; Luật, chế độ tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định là cơ sở lập dự toán chi ngân sách hàng năm.
Định mức phân bổ các khoản chi: hiện nay thực hiện theo Nghị quyết số 19/2012/NQ-HĐND ngày 7/12/2012 của HĐND thành phố Hà Nội. Định mức này phân bổ theo số dân đối với chi cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo, kinh tế, văn hóa, thể thao, truyền hình, môi trường, đảm bảo xã hội; chi quản lý hành chính đoàn thể dựa vào biên chế.
Các đơn vị dự toán cấp thành phố và UBND các xã, phường lập dự toán chi gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch, các dự toán của các đơn vị được Phòng Tài chính – kế hoạch tổng hợp trình UBND huyện; sau khi UBND huyện xin ý kiến thống nhất của Ban Thường vụ huyện ủy và trình thường trực HĐND huyện phê chuẩn gửi Sở Tài
46
chính và UBND thành phố Hà Nội tổng hợp dự toán.
Căn cứ vào chỉ tiêu dự toán do UBND tỉnh thông báo cho thành phố, Phòng Tài chính – Kế hoạch tham mưu cho UBND huyện trình HĐND huyện chuẩn y, trên cơ sở đó UBND huyện ban hành Quyết định phân bổ dự toán chi hàng năm.
Bảng 3.2. Định mức phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên NSNN cho các cơ quan sử dụng ngân sách các cấp của huyện Đông Anh
Chỉ tiêu Cấp huyện Cấp xã
1. Quản lý hành chính nhà nước, Đảng, Đoàn thể
- Biên chế có mặt tại thời điểm giao dự toán 62.8 41.0
+ Từ 31 biên chế trở lên + Từ 21 đến 30 biên chế + Từ 11 đến 20 biên chế + Từ 10 biên chế trở xuống
- Biên chế chưa tuyển 40.0 36.8
2. Sự nghiệp: giáo dục, văn hoá thông tin, phát thanh - truyền hình, thể dục - thể thao, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác
- Biên chế có mặt tại thời điểm giao dự toán 51.0 15.0
- Biên chế chưa tuyển 39.0 8.0
3.Sự nghiệp y tế: (đồng/giường bệnh/năm)
- Sự nghiệp chữa bệnh 56.0 56.0
- Chi điều dưỡng, chăm sóc sức khoẻ 46 46.0
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đông Anh)
Thực trạng này đã và đang được khắc phục dần bằng cách khoán biên chế hành chính và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách tại Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và theo định hướng Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với
các cơ quan nhà nước có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Trên địa bàn huyện Đông Anh, việc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước và quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập ở các đơn vị phường về cơ bản là tốt còn các đơn vị xã chưa thực hiện được. Các đơn vị được tự chủ biên chế và khoán chi, thông qua việc giao dự toán đầu năm, UBND huyện Đông Anh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ quan quản lý hành chính trực thuộc và các đơn vị sự nghiệp.
Hình 3.1. Tình hình lập dự toán chi thƣờng xuyên NSNN của huyện Đông Anh giai đoạn 2012 – 2016 (tỷ đồng)
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đông Anh)
Nhìn chung công tác lập dự toán chi ngân sách thường xuyên của huyện Đông Anh trong những năm qua đã thực hiện đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn có liên quan và quy trình lập dự toán. Tổng dự toán chi qua các năm, năm 2013 tăng 36,78% so với năm 2012, năm 2014 tăng 14,26% so với năm 2013, năm 2015 tăng 40,67% so với năm 2014, năm 2016 tăng 25,90% so với năm 2015. Như vậy
48
có thể thấy dự toán qua các năm đều tăng, do một số nhiệm vụ chi phát sinh trong năm như: thiên tai, dịch bệnh, tăng quy mô biên chế, …
Tuy nhiên trong xây dựng dự toán ngân sách các đơn vị dự toán cấp huyện và UBND các xã, phường chưa tính toán đầy đủ các nội dung chi trong năm. Chính vì vậy số liệu xây dựng dự toán thường khó thực hiện trong năm. Hơn nữa theo quy định thời gian lập dự toán đối với các cơ quan, đơn vị dự toán được thực hiện vào tháng 6 hàng năm; vì vậy có một số cơ quan, đơn vị dự toán chưa hình dung rõ các nhiệm vụ chi cho năm sau do kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chưa cụ thể, chưa gắn chặt với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là nhiệm vụ phải triển khai theo các văn bản chỉ đạo và chế độ bổ sung của Chính phủ và các ngành các cấp được ban hành sau thời gian lập dự toán dẫn đến công tác lập dự toán chưa chính xác thực tế, trong năm thực hiện thường phá vỡ giao dự toán hàng năm.
3.2.1.2. Thực trạng lập dự toán chi đầu tư phát triển của huyện Đông Anh
Hình 3.2. Kế hoạch vốn đầu tư của huyện Đông Anh giai đoạn 2012 – 2016
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đông Anh)
Tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân qua các năm gần 1,2 lần, chỉ tiêu năm sau thường cao hơn so với năm trước cho thấy UBND huyện đã tập trung chỉ đạo, tranh thủ
nguồn vốn chương trình mục tiêu và huy động vốn đối ứng của người dân thực hiện tốt kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm, thành phố cũng đẩy mạnh công tác cải cách hành chính rút ngắn thời gian xử lý thủ tục liên quan đến công tác quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao chất lượng công tác quản lý đầu tư và xây dựng công trình.
Nguồn vốn giành cho đầu tư được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Khả năng về nguồn vốn có thể chi phối đến quy mô và tiến độ thực hiện dự án. Do vậy, xem xét kỹ lưỡng khả năng này ngay trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư giúp cho nhà nước chọn được phương án đầu tư với quy mô và tiến độ thích hợp. Hơn nữa vốn đầu tư XDCB là một số vốn lớn, nó ảnh hưởng đến phần vốn dành cho các nhu cầu khác của huyện. Việc xem xét khả năng này là hết sức cần thiết để khẳng định khả năng thực hiện và hoàn thành công trình XDCB trong một thời hạn nhất định.