Khái quát về hệ thống thương mại bán lẻ của Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hệ thống bán lẻ của thành phố hồ chí minh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 31 - 36)

1.2. Cơ sở lý luận về phát triển hệ thống thương mại bán lẻ trong bối cảnh

1.2.5. Khái quát về hệ thống thương mại bán lẻ của Việt Nam hiện nay.

1.2.5.1 Các loại hình bán lẻ truyền thống

Hiện nay, ở nước ta tồn tại các loại hình bán lẻ truyền thống phổ biến là chợ truyền thống, các cửa hàng, cửa hiệu

+Chợ truyền thống: loại hình bán lẻ có quá trình phát triển lâu đời nhất, phổ biến nhất. Theo số liệu của Bộ công thương, đến cuối năm 2013, cả nước có 8.583 chợ, tốc độ tăng bình quân đạt 1,7%/năm trong giai đoạn 2009 – 2013. Loại hình chủ yếu của chợ là kinh doanh tổng hợp, hàng hóa phong phú đa dạng và chủ yếu phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Cơ sở hạ tầng chợ

còn kém phát triển, lực lượng kinh doanh chủ yếu là các hộ tư thương. Các hộ tư thương kinh doanh tại chợ thường có tiềm lực vốn thấp, quy mô lao động nhỏ.

+Cửa hàng, cửa hiệu: tại khu vực đô thị, các cửa hàng, cửa hiệu thường tập trung buôn bán trên những dãy phố. Tại các cụm, khu dân cư, các cửa hàng siêu nhỏ, lẻ kinh doanh các mặt hàng thiết yếu cũng rất nhiều. Quy mô của các cửa hàng này nhỏ, thường sử dụng diện tích nhà để kinh doanh, sử dụng ít lao động, chủ hộ kinh doanh trực tiếp bán hàng chiếm tỷ lệ lớn.

1.2.5.2. Các loại hình bán lẻ hiện đại

+Siêu thị: Trong những năm qua, siêu thị xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam, đã chiếm một phần thị phần của chợ truyền thống. Theo số liệu của Bộ Công Thương, nếu năm 2008 cả nước chỉ có 385 siêu thị thì đến năm 2013, cả nước có đến 724 siêu thị, đạt bình quân 13,5%/ năm giai đoạn 2009- 2013

Bảng 1.1 Số lƣợng siêu thị của Việt Nam

Đơn vị tính: siêu thị

2008 2010 2012 2013

Cả nước 385 571 659 724

Phân theo vùng

Vùng Đồng Bằng Sông Hồng 107 148 171 171

Vùng Trung Du và Miền Núi Phía

Bắc 32 60 66 76

Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền

Trung 90 119 140 167

Tây Nguyên 17 24 25 24

Nguồn: Niên giám thống kê cả nước năm 2013

Qua bảng 1.1 cho thấy, số lượng siêu thị tập trung phần lớn ở Vùng Đông Nam Bộ đến năm 2013 chiếm 30,8% số siêu thị cả nước, kế đến là vùng Đồng Bằng Sông Hồng năm 2013 chiếm 23,6% số siêu thị cả nước và Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung năm 2013 chiếm 23,06% số siêu thị cả nước. Đây là những vùng có nhiều đô thị lớn, dân cư thành thị tập trung cao, trình độ tiêu dùng tiên tiến nên tập trung phần lớn khách hàng tiềm năng của mạng lưới siêu thị. Trong đó, thị phần của doanh nghiệp bán lẻ trong nước chiếm ưu thế với một số thương hiệu nổi bật như Co.op mart với 74 siêu thị [34], Citimart 28 siêu thị [33], Fivimart 18 siêu thị [35] , Hapromart 21 siêu thị [36], bên cạnh đó các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài cũng không ngừng mở rộng quy mô với một số thương hiệu Metro 19 siêu thị [37], Big C 30 siêu thị.[32]

+Trung tâm thương mại: Số lượng trung tâm thương mại cũng tăng nhanh chóng trong cả nước, nếu từ năm 2008 cả nước có 72 TTTM thì đến năm 2013 cả nước có 132 TTTM, đạt tốc độ bình quân 12,9%/năm trong giai đoạn 2009-2013 gần xấp xỉ tốc độ tăng của số lượng siêu thị.

Bảng 1.2 Số lƣợng Trung tâm thƣơng mại của Việt Nam

Đơn vị tính: TTTM

2008 2010 2012 2013

Cả nước 72 101 115 132

Phân theo vùng

Vùng Đồng Bằng Sông Hồng 24 33 36 33

Vùng Trung Du và Miền Núi Phía

Bắc 4 9 10 10

Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền

Tây Nguyên 1 1 1 1

Đông Nam Bộ 26 36 40 46

Đồng Bằng Sông Cửu Long 3 4 4 7

Nguồn: Niên giám thống kê cả nước năm 2013

Qua bảng 1.2 cho thấy, số lượng TTTM tập trung phần lớn ở Vùng Đông Nam Bộ đến năm 2013 chiếm 34,8% số TTTM cả nước, kế đến là Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung năm 2013 chiếm 26,5% số TTTM cả nước và vùng Đồng Bằng Sông Hồng năm 2013 chiếm 25% số TTTM cả nước. Mặt hàng kinh doanh trong TTTM đa số là các mặt hàng cao cấp và hướng tới các đối tượng khách hàng có thu nhập cao.

+ Cửa hàng tiện lợi: Tại Việt Nam đến thời điểm hiện tại tuy chưa thống kê được số lượng chính xác cửa hàng tiện lợi, nhưng qua thu thập số liệu thông qua các phương tiện công cộng và các trang web của chính các cửa hàng tiện lợi cho thấy con số này không nhỏ ( lớn hơn 1000 cửa hàng ) và đang tiếp tục được mở rộng quy mô, có hơn 30 thương hiệu đang hoạt động kinh doanh theo chuỗi cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam như Circle K, Shop & Go, Familymart, B’smart, Ministop, B&B, Day & Night, Coop food, Satra food, New Chợ, C Express, Haprofood…Quy mô cửa hàng tiện lợi nhỏ, diện tích từ 50 m2 – 200 m2, mặt hàng cũng phong phú đa dạng, chủ yếu là thực phẩm và hàng thiết yếu cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày. Các cửa hàng này phân bổ khắp từ ngoại thành đến nội thành.

+ Cửa hàng chuyên doanh: Tại Việt Nam, cửa hàng chuyên doanh cũng thường hoạt động theo chuỗi cửa hàng, kinh doanh phổ biến nhất là các mặt hàng điện tử có các thương hiệu Điện máy Nguyễn Kim, Điện máy Trần Anh, Điện máy Chợ Lớn, kế đến là điện thoại di động có các thương hiệu Thế Giới Di Động, Viễn Thông A, Viettel Store, FPT shops, ….bên cạnh đó có thể kể

đến một số thương hiệu khác như Vinatext chuyên doanh may mặc thời trang, Fahasa chuyên doanh sách, ….

CHƢƠNG 2. KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hệ thống bán lẻ của thành phố hồ chí minh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)