- Quy trình thực hiện nghiên cứu:
Phát triển hệ thống bán lẻ bao gồm hai nội dung quan trọng là: Phát triển hệ thống bán lẻ theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu.
Phát triển theo chiều rộng là sự gia tăng về quy mô và số lượng.
Phát triển theo chiều sâu là sự gia tăng về mặt chất lượng trên cơ sở quy mô và số lượng không đổi.
2.1.1. Phát triển hệ thống theo chiều rộng 2.1.1.1. Về các chợ truyền thống 2.1.1.1. Về các chợ truyền thống CỞ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG BÁN LẺ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BÁN LẺ CỦA TPHCM
THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BÁN LẺ CỦA TPHCM TRONG THỜI GIAN TỚI
Chợ là nơi tập trung nhiều tiểu thương và khách mua hàng, hàng hóa thường được bày bán ngay tại sạp. Hiện nay, chủng loại hàng hóa tại chợ rất phong phú đa dạng trong khi diện tích của từng sạp rất nhỏ không đủ trưng bày nên việc mở rộng không gian diện tích để trưng bày hàng hóa là nhu cầu tất yếu của các tiểu thương. Không gian, diện tích được mở rộng không chỉ tạo điều kiện cho các tiểu thương phục vụ khách hàng tốt hơn mà còn giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc lựa chọn và sử dụng hàng hóa, dịch vụ.
Công tác mở rộng quy mô chợ có thể theo hai hướng: mở rộng diện tích mặt bằng hoặc đầu tư xây dựng thêm các tầng của chợ. Tuy nhiên việc quy hoạch mở rộng quy mô chợ là khá khó khăn do vấn đề kinh phí và do không gian xung quanh chợ bị lấp kín bởi nhà dân.
Bên cạnh việc mở rộng quy mô các chợ hiện có, người ta có thể xây dựng thêm các chợ để tăng số lượng. Hệ thống chợ ở khu vực nội thành thì khá phát triển nhưng ở khu vực ngoại thành, các vùng quê thì hệ thống chợ chưa thực sự phát triển. Chúng ta có thể đầu tư xây dựng thêm các chợ tuy nhiên việc xây dựng chợ phải phù hợp với quy định hiện hành. Bên cạnh đó cũng cần có những chính sách hợp lý đối với các chợ cóc, chợ tự phát gây mất trật tự, an toàn giao thông.
2.1.1.2. Tăng các trung tâm thương mại, các siêu thị
Với thu nhập ngày càng được cải thiện của người dân TPHCM dẫn đến nhu cầu tiêu dùng phát sin, từ đó đặt ra yêu cầu cần phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại. Vấn đề đầu tiên đặt ra là mở rộng quy mô các siêu thị, các trung tâm thương mại. Hiện nay các siêu thị Việt Nam có quy mô diện tích 500m2 - 2.000m2, diện tích này khá nhỏ nên việc kinh doanh hết sức hạn chế, thiếu gian bày hàng, thiếu kho dự trữ hàng, thiếu chỗ để xe…Do đó, để có thể tiến hành kinh doanh hiệu quả thì hệ thống bán lẻ này đòi hỏi phải có quy mô, diện tích mặt bằng tương đối rộng lớn. Chính vì vậy nhà nước cũng như các
doanh nghiệp cần có chiến lược mở rộng quy mô diện tích của hệ thống bán lẻ hiện đại này.
Vấn đề thứ hai là việc tăng số lượng các trung tâm thương mại, các siêu
thị. Hệ thống bán lẻ hiện đại tồn tại nhằm thỏa mãn nhu cầu nhân dân và góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Điều đó đặt ra yêu cầu xây dựng mới, tăng số lượng siêu thị, trung tâm thương mại.
2.1.1.3. Đối với các cửa hàng tiện lợi
Tương tự như siêu thị, trung tâm thương mại, diện tích của hệ thống các chuỗi cửa hàng hiện đại cũng không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh doanh. Các chuỗi cửa hàng này đa số có diện tích dưới 500m2 và không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của một hệ thống kinh doanh hiện đại.
Phát triển theo chiều rộng của hệ thống này chủ yếu là việc các chủ thể kinh doanh đầu tư thêm mới các cửa hàng. Như vậy số lượng các cửa hàng sẽ tăng lên và tăng khả năng đáp úng nhu cầu của nhân dân.
2.1.2. Phát triển hệ thống thương mại bán lẻ theo chiều sâu 2.1.2.1. Đối với các chợ truyền thống 2.1.2.1. Đối với các chợ truyền thống
Do việc mở rộng quy mô diện tích và tăng số lượng các chợ có thể gặp nhiều khó khăn đặt ra yêu cầu có định hướng phát triển chợ theo chiều sâu. Thực chất đây chính là việc nâng cao chất lượng của các chợ hiện có
Nội dung phát triển thứ nhất là quy hoạch lại không gian chợ. Chúng ta
cần tiến hành cải tạo và tận dụng thêm những khoảng không gian trước đây chưa sử dụng đến hoặc sử dụng chưa hiệu quả để tiết kiệm diện tích. Thực hiện tốt nội dung này sẽ thay đổi được bộ mặt các chợ hiện nay, biến sự rối ren ách tắc, mất vệ sinh trước đây thành nơi gọn gàng, sạch sẽ.
Nội dung phát triển thứ hai thể hiện ở việc nâng cao chất lượng hàng
toàn vệ sinh thực phẩm sẽ tăng niềm tin nơi người tiêu dùng, giúp việc kinh doanh của các chủ thương tốt hơn từ đó tạo điều kiện phát triển hệ thống chợ.
Nội dung thứ ba là nâng cao chất lượng quản lý của cán bộ quản lý chợ,
cải thiện văn hóa kinh doanh tại chợ.
2.1.2.2. Đối với các trung tâm thương mại, các siêu thị và các chuỗi cửa hàng hiện đại
Nội dung phát triển thứ nhất là quy hoạch phát triển, đầu tư cơ sở vật
chất kĩ thuật hiện đại.
Nội dung phát triển thứ hai là nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Cuối cùng, Trong các hệ thống bán lẻ hiện đại thì đội ngũ cán bộ quản
lý đặc biệt nhân viên bán hàng hết sức quan trọng. Cần đào tạo cho các nhân
viên trong hệ thống không chỉ kiến thức về sản phẩm hàng hóa mà còn nâng cao khả năng giao tiếp.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu chung của nghiên cứu khoa học như phương pháp biện chứng duy vật và duy vật lịch sử, phương pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích, so sánh và tổng hợp.
Luận văn có vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, các quan điểm của Đảng, Chính phủ và các chính sách của Nhà nước đối với quản lý nhà nước về kinh tế trong kinh doanh thương mại.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp định tính vì hệ thống thương mại bán lẻ mang tính chất vô hình, xuất hiện đa dạng nhưng không tồn tại ở một mô hình cụ thể nào cả. Mặt khác, chất lượng hệ thống thương mại bán lẻ là một hàng hóa đặc biệt, không thể dữ trữ và không đồng đều, dịch vụ lại không thể tồn tại độc lập mà gắn liền với người tạo ra dịch vụ. Vì vậy có nhiều yếu tố không định lượng được như chất lượng dịch vụ, các yếu tố hiện đại và sẵn sàng của trang thiết bị, năng lực, kỹ năng, kinh
nghiệm … của người cung cấp dịch vụ. Các yếu tố này có vai trò, tác động lớn đến phát triển hệ thống thương mại bán lẻ nhưng không thể lượng hóa thành các chỉ số như đối với một số yếu tố khác.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận văn là phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê thu thập dữ liệu, phương pháp so sánh, phương pháp case study, phương pháp phân tích SWOT.…
2.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp
- Mục đích sử dụng phương pháp này:
+ Phân tích các tài liệu, các công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận về hệ thống thương mại bán lẻ và phát triển hệ thống thương mại bán lẻ từ đó tìm ra những vấn đề mà các tài liệu và các công trình nghiên cứu trên chưa đề cập đến làm cơ sở đặt vấn đề cho việc xác định câu hỏi nghiên cứu và nội dung nghiên cứu của luận văn.
+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống thương mại bán lẻ, căn cứ vào các điều kiện bắt buộc để phát triển hệ thống thương mại bán lẻ từ đó xem xét khả năng để áp dụng được trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. + Phân tích, đánh giá kết quả phát triển hệ thống thương mại bán lẻ dựa trên các số liệu tổng hợp thực hiện trong thời gian qua trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
- Các bước thực hiện phương pháp này như sau: Bước 1: Xác định vấn đề cần nghiên cứu, phân tích.
Luận văn thực hiện phân tích các quan điểm về hệ thống thương mại bán lẻ và phát triển hệ thống thương mại bán lẻ. Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành phân tích vì sao cần phải phát triển hệ thống thương mại bán lẻ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ? Những cơ sở để phát triển hệ thống thương mại bán lẻ của địa phương này là gì ? Cơ hội nào để phát triển hệ thống thương mại bán
Bước 2: Thu thập các thông tin cần phân tích
Trên cơ sở xác định vấn đề cần nghiên cứu, phân tích như trên, tác giả đã tiến hành thu thập các thông tin xung quanh vấn đề này.
+ Nguồn thông tin về quan điểm hệ thống thương mại bán lẻ trong nền kinh tế thị trường và phát triển hệ thống thương mại bán lẻ được lấy từ các công trình nghiên cứu lý luận trong các sách giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo viết về lĩnh vực kinh doanh thương mại, hệ thống thương mại bán lẻ, các bài báo khoa học, các bài viết trong kỷ yếu, các trang web chính thống có thông tin về chính sách, chiến lược phát triển hệ thống thương mại bán lẻ, các báo cáo nghiên cứu của bộ, ngành…
Những tài liệu này được liệt kê trong "Danh mục tài liệu tham khảo" của luận văn. Trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu, những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu đều được đánh dấu lại để thuận tiện cho việc tra cứu, tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài. Một số thông tin đã được sử dụng bằng cách trích dẫn trực tiếp, một số thông tin được tác giả tổng hợp, khái quát nội dung thành những luận cứ cho quá trình phân tích.
+ Nguồn thông tin thực hiện trong đề tài được thu thập từ các hồ sơ, tài liệu về hoạt động chuyên môn, tài chính, kế toán … của các đơn vị cung cấp hệ thống thương mại bán lẻ, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh thương mại trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Đây là các thông tin xác thực làm cơ sở và dẫn chứng để luận văn thực hiện các phân tích nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu.
Bước 3: Phân tích dữ liệu và lý giải
Trên cơ sở những thông tin thu thập được về lý luận hệ thống thương mại bán lẻ và phát triển hệ thống thương mại bán lẻ, tác giả đã soi chiếu vào các số liệu, dữ liệu về kết quả phát triển hệ thống thương mại bán lẻ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và tiến hành phân tích các cơ sở cần thiết để phát triển
như cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính đầu tư của nhà nước về kinh doanh thương mại, cơ chế đối xử công bằng giữa đơn vị kinh doanh thương mại công lập và đơn vị kinh doanh thương mại ngoài công lập…; lý giải ý nghĩa của những số liệu để đánh giá sự phát triển hệ thống thương mại bán lẻ tại TP Hồ Chí Minh. Các phân tích được thực hiện đa chiều, với mục tiêu lý giải thực trạng công tác phát triển hệ thống thương mại bán lẻ trên địa bàn thành phố và đưa ra những cơ hội để phát triển trong thời gian tới. Kết quả thu thập thông tin chủ yếu thể hiện dưới hình thức định tính.
Bước 4: Tổng hợp kết quả phân tích
Sau khi phân tích các thông tin đã thu thập được, Luận văn tổng hợp các kết quả phân tích để đưa ra bức tranh chung về phát triển hệ thống thương mại bán lẻ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Đây là cơ sở quan trọng cho những kết luận và kiến nghị của tác giả đối với phát triển hệ thống thương mại bán lẻ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh trong thời gian tới từ 2015 đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Tóm lại: Luận văn thông qua phương pháp tổng hợp và phân tích để dựa trên số liệu thu thập được và kết quả từ phương pháp thống kê và các nguồn tư liệu của các đề tài nghiên cứu, báo cáo sẵn có của các nhà nghiên cứu, của các Viện nghiên cứu hoặc của các trường Đại học và các bài đăng trên các trang website tra cứu, các văn bản pháp luật của Nhà nước về vấn đề dịch vụ bán lẻ, tác giả hệ thống lại và trên cơ sở đó tiến hành phân tích các chỉ tiêu về lượng và về chất phản ánh sự phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó tổng hợp các kết quả nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp thống kê, thu thập dữ liệu
+ Sử dụng để thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của các vấn đề quản lý và phát triển hệ thống thương mại bán lẻ nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định.
+ Chỉ ra các đặc trưng của tổng thể nghiên cứu, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng nghiên cứu, dự đoán và kiến nghị giải pháp trên cơ sở các số liệu thu thập được.
+ Xem xét các mặt, các hoạt động, kết quả, các quá trình cung cấp dịch vụ của các cơ sở kinh doanh thương mại trong mối quan hệ biện chứng, nhân quả giữa các yếu tố nguồn lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, chính sách phát triển ... liên quan đến phát triển hệ thống thương mại bán lẻ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
- Thu thập dữ liệu thứ cấp: Tài liệu thứ cấp được đề cập ở đây là loại tài liệu có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã được phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải liên quan đến hoạt động thương mại bán lẻ.Tác giả thực hiện phương pháp bàn giấy để thu thập các thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu từ các hồ sơ tài liệu về các báo cáo chuyên đề, báo cáo hoạt động chuyên môn, tài chính, kế toán định kỳ .... của các đơn vị cung cấp hệ thống thương mại bán lẻ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra tác giả còn tìm kiếm thông tin từ các báo cáo, văn bản chỉ đạo điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh thương mại tại TP Hồ Chí Minh.
Các dữ liệu thứ cấp còn được thu thập từ các công trình nghiên cứu lý luận về hệ thống thương mại bán lẻ và phát triển hệ thống thương mại bán lẻ như các giáo trình đào tạo, sách tham khảo, sách chuyên khảo viết về lĩnh vực kinh doanh thương mại, hệ thống thương mại bán lẻ, các bài báo khoa học, các bài viết trong kỷ yếu, các trang web về chính sách, chiến lược phát triển hệ thống thương mại bán lẻ, các báo cáo nghiên cứu của tất cả các cấp các ngành về lĩnh vực này từ trung ương cho đến địa phương.
- Các bước thực hiện phương pháp này như sau:
Bước 1: Thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau của các nội dung về phát triển hệ thống thương mại bán lẻ.
Ví dụ: Số liệu thống kê về số lượng các cơ sở kinh doanh thương mại bán lẻ theo loại hình chợ truyền thống, cửa hàng, siêu thị, đại lý bán lẻ, cơ cấu tổ chức, cơ cấu nhân lực của các đơn vị, cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính đầu tư cho kinh doanh thương mại bán lẻ....
Bước 2: Đối chiếu sự phản ánh nội dung và mối liên hệ giữa các số liệu thu thập với các câu hỏi trong quá trình nghiên cứu về công tác phát triển hệ