4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý thương mại biên giới của tỉnh Quảng
4.3.4. Nhóm các giải pháp khác
Ngoài các giải pháp nêu trên, trong quản lý TMBG, chính quyền tỉnh Quảng Ninh cần:
Thứ nhất,tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại đồng
bộ: (i) Huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng TMBG: Vốn ngân sách
(Trung ương, địa phương), vốn xã hội hóa (thương nhân, DN…), vốn FDI, vốn huy động qua hình thức PPP (đối tác công tư)… để tập trung đầu tư, xây dựng các công trình kết cấu thương mại; áp dụng cơ chế, chính sách khuyến khích khu vực tư nhân hai nước và nguồn FDI từ các nước thứ 3 vào các dự án sản xuất, kinh doanh thuộc KKTCK. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động xuất khẩu sang TQ, trong đó chú trọng việc xây dựng đồng bộ mạng lưới giao thông đạt chuẩn quốc tế nối liền các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với các cửa khẩu VN – TQ. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại (chợ, trung tâm thương mại, siêu thị…) bằng các chính sách cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất, ưu đãi giá thuê đất…; (ii)Thúc đẩy hợp tác với phía TQ để xây dựng khu thương mại đặc thù
tại Móng Cái: Sớm nghiên cứu đề xuất xây dựng đề án Khu hợp tác kinh tế
biên giới, khu thương mại tự do Móng Cái (Quảng Ninh) tập trung vào các hoạt động như: XNK, mậu dịch biên giới, gia công, chế xuất, lắp ráp, trung chuyển hàng hóa, hội chợ triển lãm, du lịch… nhằm phát huy hết tiềm năng, lợi thế TMBG giữa các tỉnh biên giới của VN và TQ.
Thứ hai, chủ động, mềm dẻo, linh hoạt và kiên quyết trong hợp tác quốc
về quản lý TMBG với mục tiêu vừa giữa vững độc lập tự chủ, toàn vẹn lãnh thổ gắn phát triển TMBG với đảm bảo an ninh, quốc phòng.
KẾT LUẬN
VN là quốc gia có chung biên giới với 3 nước TQ, Lào, Campuchia. Vì vậy, TMBG có vai trò rất quan trọng trong phát triển KT-XH, hội nhập quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh và chủ quyền biên giới. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực kinh tế có tính thù cao, đặt ra cho công tác quản lý nhà nước không ít nhứng khó khăn, thách thức.
Trong giai đoạn 2011 - 2017, quản lý TMBG của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được được những kết quả bước đầu quan trọng, góp phần phát triển KT-XH, bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn và bảo vệ chủ quyền biên giới, lãnh thổ quốc gia. Tuy nhiên, quản lý TMBG trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, ngay từ khâu lập kế hoạch và ban hành chính sách, trong tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển TMBG của Tỉnh chưa tạo ra bước đột phá, tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đáp ứng được các mục tiêu, yêu cầu đề.
Trong những năm tới, bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước có nhiều thay đổi, cùng với việc chủ động mở rộng hội nhập sâu vào kinh tế thế giới của VN cũng như yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2030 và những năm tiếp theo đã và sẽ có nhiều tác động lớn đến quản lý TMBG trên địa bàn Tỉnh. Vì vậy, việc đổi mới, hoàn thiện quản lý nhà nước về TMBG trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trở thành đòi hỏi cấp thiết nhằm khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế lớn của Tỉnh để phát triển TMBG, đáp ứng các mục tiêu đã đề ra. Để thực hiện được điều đó, cần triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách; bộ máy tổ chức và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành và tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý các vấn đề phát sinh trong quản lý TMBG trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; tập trung đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại...
Quản lý TMBG trên địa bàn cấp tỉnh là một chủ đề rộng, gồm nhiều nội dung và có thể tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau. Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, với giới hạn về nội dung, thời gian
nghiên cứu và năng lực của tác giả, còn một số vấn đề liên quan đến phân cấp quản lý và công tác phối hợp của chính quyền cấp tỉnh với các bộ, ngành chức năng ở Trung ương; quyền tự chủ của các tỉnh biên giới trong quản lý TMBG – lĩnh vực có tính đặc thù cao;những bất cập trong tổ chức bộ máy hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm (Ban chỉ đạo TMBG, Ban chỉ đạo B389, Ban quản ký KKT)... cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn ở những công trình sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chỉ đạo hoạt động TMBG tỉnh Quảng Ninh, Báo cáo kết quả hoạt động TMBG trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015.
2. Ban Chỉ đạo phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Quảng Ninh, 2016. Báo cáo kết quả hoạt động phòng chống buôn
lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2016.
3. Bộ công thương, 2009. Thông tư số 13/2009/TT-BCT ngày 03/6/2009 của Bộ Công Thương quy định về xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài khu kinh tế cửa khẩu.
4. Bộ Công Thương, 2012. Sổ Tay TMBG - Nhà xuất bản Bộ Công Thương.
5. Bộ Công Thương, 2012. Thông tư số 42/2012/TT-BCT ngày 27/12/2012 của Bộ Công Thương ban hành danh mục hàng hóa sản xuất tại nước có chung đường biên giới được phép nhập khẩu vào Nước Cộng hòa XHCN VN qua cửa khẩu biên giới tỉnh Quảng Ninh dưới hình thức mua, bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới.
6. Bộ Công Thương, 2016. Quyết định số 300/QĐ-BCT ngày 20/01/2016 ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo TMBG Trung ương và Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo.
7. Chính phủ, 2009. Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày
23/12/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ.
8. Nguyễn Trường Giang, 2013. Luận án Tiến sỹ kinh tế “Giải pháp phát triển Thương mại của tỉnh Lào Cai trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế”.
9. Lâm Thanh Hà, Phát triển quan hệ thương mại biên giới Việt –
Trung, truy cập tại địa chỉ http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-
tren-duong-doi-moi/2016/40781/Phat-trien-quan-he-thuong-mai-bien-gioi- Viet-Trung-thanh.aspx, ngày 05/12/2017.
10. Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, 2016. Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND, ngày 17/11/2016, của Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh về phát triển ngành Thương mại tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
11. Lê Đăng Minh, 2016. “Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc: Thực trạng – Vấn đề và Giải pháp”, Tạp chí Khoa học trường Đại học Văn Hiến thành phố Hồ Chí Minh.
12. Lương Đăng Ninh, 2002. Luận án Tiến sỹ kinh tế “Đổi mới quản lý Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn các tỉnh biên giới Việt Nam – Trung Quốc”.
13. Quốc hội, 2017. Luật Quản lý Ngoại thương.
14. Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh, 2015. Báo cáo kết quả hoạt
động TMBG VN – TQ giai đoạn 2011-2015.
15. Trần Việt Thế, 2015. Luận văn Thạc sỹ Quản lý kinh tế “Quản lý
thương mại biên giới trên địa bàn tỉnh Hà Giang”, trường Đại học Kinh tế,
Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Thủ tướng chính phủ, 2015. Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động TMBG với các nước có chung biên giới.
17. UBND tỉnh Quảng Ninh, 2010. Quyết định số 4234/QĐ-UBND, ngày 31/12/2010, về việc phê duyệt Đề án phát triển TMBG với Trung Quốc giai đoạn 2009-2015, định hướng đến năm 2020.
18. UBND tỉnh Quảng Ninh, 2014. Báo cáo số 42/BC-UBND ngày 11/4/2014, của tỉnh Quảng Ninh về đánh giá tình hình KT – XH giai đoạn
2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đến năm 2020.
19. UBND tỉnh Quảng Ninh, 2017. Quyết định số 381/QĐ-UBND ngày 07/02/2017 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo TMBG tỉnh Quảng Ninh.
20. UBND tỉnh Quảng Ninh, 2017. Quyết định số 380/QĐ-UBND ngày 07/02/2017 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo TMBG tỉnh Quảng Ninh.
21. Văn phòng Trung ương Đảng, 2016. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam.