Có nhiều góc đội tiếp cận nghiên cứu về TMBG. Trong khuôn khổ chuyên ngành được đào tạo, đề tài “Quản lý thương mại biên giới của tỉnh
Quảng Ninh” được nghiên cứu dưới góc độ quản lý nhà nước về kinh tế, dựa
trên cơ sở lý thuyết của chuyên ngành Quản lý kinh tế, tác giả hệ thống lại các vấn đề về cơ sở lý tuận, thực tiễn quản lý TMBG của chính quyền cấp tỉnh, đánh giá thực trạng quản lý TMBG trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý TMBG của tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh tình hình mới.
2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu, tài liệu
Với cách tiếp cận nêu trên, Đề tài nghiên cứu được tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, kế thừa để thu thập dữ liệu, tài liệu thứ cấp lên quan đến quản lý TMBG.
Dữ liệu, tài liệu thứ cấp liên quan đến quản lý TMBG bao gồm các tài liệu chủ yếu sau: Thứ nhất, các báo cáo chuyên đề, các đề án, quy hoạch, kế hoạch, chính sách liên quan đến TMBG của tỉnh Quảng Ninh và của Bộ Công Thương trong giai đoạn 2011-2017, nhất là các tài liệu liên quan trực tiếp đến quản lý TMBG (Đề án phát triển TMBG của tỉnh Quảng Ninh; Báo cáo chuyên đề TMBG của Ban Chỉ đạo hoạt động TMBG của tỉnh Quảng Ninh và của Bộ Công Thương...); Thứ hai, các sách, báo, tạp chí khoa học uy tín trong nước; số liệu thống kê của Bộ Công thương (Ban Chỉ đạo hoạt động TMBG với các nước có chung biên giới; Vụ Thương mại Biên giới và Miền núi, nay thuộc Cục Xuất nhập khẩu; Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - VITIC), Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh (Ban Chỉ đạo hoạt động TMBG với các nước có chung biên giới tỉnh Quảng Ninh; Ban Chỉ đạo phòng chống
khẩu), Cục Hải Quan tỉnh Quảng Ninh, Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh; các công trình nghiên cứu liên quan đến TMBG…Đây là các báo cáo tổng kết, báo cáo định kỳ quan trọng của đơn vị nghiên cứu hay từ hệ thống lưu trữ điện tử của ngành Hải quan thống kê nên số liệu là chính xác, khách quan và có thể sử dụng ngay.
Ngoài ra, tác giả còn tổng hợp một số dữ liệu khác qua các nguồn tài liệu tham khảo, website, sách báo đáng tin cậy về các vấn đề có liên quan đến TMBG. Tất cả các dữ liệu, tài liệu này cũng đã được thẩm định, kiểm tra, đối chiếu với thông tin từ các nguồn chính thống nên cũng đáng tin cậy.
2.3. Phƣơng pháp phân tích, xử lý dữ liệu, tài liệu
Trên cơ sở mục tiêu, các tiếp cận Đề tài và điều kiện thực tế trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích và tổng hợp, so sánh để phân tích dữ liệu, tài liệu thứ cấp liên quan đến quản lý TMBG.
Thứ nhất, sử dụng phương pháp thống kê mô tả: Tác giả thu thập, xử lý
số liệu từ nhiều nguồn, sau đó mô tả các các vấn đề liên quan đến quản lý TMBG của tỉnh Quảng Ninh (tăng trưởng TMBG; cơ cấu hàng hóa TMBG; sự biến động hàng hóa TMBG; mức độ gia tăng các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại…) và các địa phương có chung biên giới với TQ giai đoạn 2011-2017, từ đó có nguồn số liệu để phục vụ cho các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.
Thứ hai, sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích là
nghiên cứu các tài liệu, dữ liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng nghiên cứu. Đó là cách thức phân chia cái toàn thể thành các bộ phận, các yếu tố cấu thành để phát hiện bản chất, thuộc tính của vấn đề cần làm rõ theo mục tiêu của người viết. Khi nghiên cứu Đề tài này, tác giả phân chia vấn đề quản lý TMBG thành các bước khác nhau để làm rõ nội dung nghiên cứu đặt ra (Quản lý TMBG gồm những bước nào? Nội dung cơ bản của từng bước? Trên thực tế tỉnh Quảng
Ninh thực hiện như thế nào? Công tác quản lý TMBG của tỉnh Quảng Ninh có những thành công và tồn tại hạn chế gì? Nguyên nhân? Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố (chính sách, pháp luật, kinh tế, môi trường hội nhập…) đến quản lý TMBG?...). Việc phân tích các cấu phần cho phép tác giả nhìn thấy được sự liên hệ về nội dung giữa các bộ phận với nhau, thấy được sự logic trong các vấn đề và sự ràng buộc khi thực hiện.
Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích. Đó là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thống mới đầy đủ và sâu sắc hơn về đối tượng nghiên cứu, hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả phân tích, tác giả tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về quản lý TMBG. Đó là những mối liên hệ giữa các mặt, các bộ phận cấu thành quản lý TMBG. Sau khi phân tích làm rõ những nội dung quản lý TMBG của tỉnh Quảng Ninh, tác giả tổng hợp lại những kết quả của công tác này trong tổng thể chung của công tác quản lý TMBG của chính quyền cấp tỉnh. Từ đó có thể đánh giá hiệu quả các mặt công tác quản lý TMBG trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Thứ ba, phương pháp so sánh: Do các dữ liệu sử dụng chủ yếu trong
Luận văn được sử dụng chính thống trong các báo cáo của Bộ Công Thương, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh, Cục Hải Quan Quảng Ninh... nên dữ liệu này được coi là an toàn, có giá trị. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê dữ liệu theo từng năm, ở các góc độ khác nhau của công tác quản lý TMBG để so sánh và đánh giá. Từ đó, rút ra nhận định, đánh giá về thực trạng quản lý TMBG của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2018, chỉ ra nguyên nhân, tồn tại và đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý TMBG của tỉnh Quảng Ninh.
Ngoài ra, tác giả còn trực tiếp quan sát thực tế quản lý TMBG tại tỉnh Quảng Ninh, nhất là tại các đường mòn, lối mở, các cửa khẩu, chợ biên giới, chợ cửa khẩu, cửa khẩu và khu kinh tế cửa khẩu.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THƢƠNG MẠI BIÊN GIỚI CỦA TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Khái quát về tỉnh Quảng Ninh và các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý thƣơng mại biên giới của Tỉnh
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Nằm ở phía Đông Bắc của VN, Quảng Ninh có vị trí “địa chiến lược về
chính trị, kinh tế“, hội tụ đầy đủ các yếu tố tự nhiên và xã hội mà cả nước có
và được ví “như nước Việt Nam thu nhỏ”. Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới TQ, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía Tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía Nam giáp thành phố Hải Phòng.
Đường biên giới đất liền tiếp giáp TQ dài 118,8 km với 3 cửa khẩu Móng Cái, Hoành Mô, Bắc Phong Sinh và nhiều điểm thông quan hàng hóa trực tiếp với TQ. Bên cạnh đó, Quảng Ninh có bờ biển dài trên 250 km với hệ thống cảng biển quốc tế Hòn Gai, Cái Lân, Cẩm Phả và khu chuyển tải cảng Vạn Gia. Hệ thống các cửa khẩu, cảng biển trên mở ra cơ hội đưa hàng hóa của VN sang thị trường tiêu thụ lớn nhất – TQ và thông thương với thế giới. Quảng Ninh có thể kết nối với Hải Phòng phát triển thành cụm cảng quốc tế phía Bắc, kết nối với Hà Nội và các tỉnh khác trong vùng thành trung tâm trung chuyển hàng hóa xuất khẩu của miền Bắc ra các thị trường quốc tế, đặc biệt là với khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á.
Tỉnh có 14 đơn vị hành chính trực thuộc với 186 xã, phường, thị trấn, trong đó có 112 xã vùng dân tộc, miền núi. Hiện nay, Quảng Ninh là tỉnh duy nhất cả nước có 4 thành phố trực thuộc tỉnh, 3 huyện, thành phố với 16 xã,
phường có chung biên giới với tỉnh Quảng Tây (TQ), gồm huyện Bình Lục (6
xã Võ Ngại, Lục Hồn, Đồng Tâm, Tình Húc, Hoành Mô và Đồng Văn), huyện Hải Hà (2 xã: Quảng Sơn, Quảng Đức), thành phố Móng Cái (4 xã: Hải Sơn, Bắc Sơn, Hải Yên, Hải Hòa) và 4 phường: Ka Long, Ninh Dương, Trà Cổ và Trần Phú. Trong thời gian qua, hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai
Comment [PT3]: Ten chuong
khong duoc trung ten luan van, ten mục ko đuoc trung ten chuong…
tỉnh biên giới Quảng Ninh (VN) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (TQ) ngày càng được quan tâm và có nhiều chuyển biến tích cực.
3.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
Quảng Ninh là trung tâm số một của VN về tài nguyên than đá và có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, trữ lượng lớn, chất lượng cao như: than, cao lanh tấn mài, đất sét, cát thủy tinh, đá vôi… Ước tính trữ lượng than đá khoảng 3,6 tỷ tấn, phần lớn tập trung tại 3 khu vực: Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí – Đông Triều. Công suất khai thác khoảng 40 triệu tấn/1 năm. Các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh… trữ lượng tương đối lớn, phân bố rộng khắp các địa phương trong tỉnh và là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất vật liệu xây dựng cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
3.1.1.3. Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông tỉnh Quảng Ninh cũng rất đa dạng bao gồm: giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa, giao thông đường biển, giao thông đường sắt và các cảng hàng không. Đường bộ có 5 tuyến quốc lộ với chiều dài 381 km và 12 tuyến đường tỉnh với 301 km. Đây là điều kiện thuận lợi trong vận tải, giao thương hàng hóa cả trong và ngoài nước.
3.1.1.4. Văn hóa, dân tộc
Quảng Ninh hiện có khoảng 1,17 triệu dân, 22 dân tộc cùng sinh sống, cư trú thành những cộng đồng và có ngôn ngữ, có bản sắc dân tộc rõ nét, trong đó các dân tộc thiểu số chiếm 12,52%. Ðó là các dân tộc Việt (Kinh), Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa… với các nền văn hóa phong phú, đặc sắc, giàu truyền thống lịch sử, cách mạng.
Tỉnh hiện còn 52 xã khó khăn, trong đó có 21 xã đặc biệt khó khăn. Dân số vùng dân tộc, miền núi chiếm khoảng 50% số dân nhưng lại cư trú trên một vùng rộng lớn chiếm hơn 85% diện tích của tỉnh và có vị trí trọng yếu về an ninh, quốc phòng. Con người và xã hội Quảng Ninh là nơi hội tụ, giao thoa, tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của nền văn minh Sông Hồng, “cái nôi” của giai cấp công nhân VN, là nơi tập hợp lực lượng, phát huy sức mạnh đoàn kết trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3.1.2. Kinh tế - xã hội
Cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh được xác định là cực tăng
trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, nhất là vùng kinh tế ven biển
Móng Cái – Hải Hà – Vân Đồn. Quảng Ninh đã được Chính phủ cho thành lập 3 KKTCK (Móng Cái, Hoành Mô – Đồng Văn và Bắc Phong Sinh). Cả 3 KKTCK của Quảng Ninh đều được hưởng chính sách ưu đãi theo Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách đối với KKTCK biên giới” và KKTCK Móng Cái đã trở thành Trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch của vùng, được tập trung ưu tiên đầu tư và phát triển theo quy hoạch chung .
Kinh tế Quảng Ninh tiếp tục phát triển toàn diện, quy mô và sức cạnh tranh được nâng lên; tăng trưởng kinh tế đạt mức cao so với cả nước; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ; thu ngân sách luôn nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố có số thu cao nhất cả nước.
Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, yếu kém: kinh tế phát triển khá nhanh nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, nhất là một số ngành có lợi thế lớn như du lịch, thương mại, kinh tế biển. Hệ thống kết cấu hạ tầng đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa đồng bộ. Nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu, nhất là đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành. Đời sống văn hoá - xã hội của nhân dân đã được cải thiện nhưng có mặt chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế…
Đây là những đặc điểm, yếu tố chi phối nhiều đến hoạt động TMBG
cũng như công tác quản lý nhà nước về TMBG. Vì vậy, trong quá trình lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát quản lý TMBG, chính quyền tỉnh Quảng Ninh cần phải xem xét, đánh giá toàn diện những đặc điểm tình hình và các yếu tố tác động trên nhằm quản lý hiệu quả TMBG .
3.2. Thực trạng quản lý thƣơng mại biên giới của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2017
3.2.1. Lập kế hoạch và ban hành chính sách quản lý thƣơng mại biên giới của tỉnh Quảng Ninh.
* Quán triệt chính sách, pháp luật quản lý thương mại biên giới:
Quản lý TMBG của tỉnh Quảng Ninh thực hiện theo các chính sách, pháp luật của VN, đáng chú ý là: Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg, ngày 20/10/2015, Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động TMBG với các nước có chung biên giới. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, thay thế các quyết định trước đó của Thủ tướng Chính phủ về quản lý TMBG (Quyết định số 252/2003/QĐ-TTg ngày 24/11/2003; Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 và Quyết định số 139/2009/QĐ-TTg ngày 23/12/2009); Luật Quản lý ngoại thương, hợp nhất với Luật Thương mại 2005, được Quốc hội ban hành ngày 12/6/2017 và có hiệu lực từ 01/01/2018 (Chương II, Mục 7, Điều 53, 54, 55); Nghị định 14/2018/NĐ-CP, ngày
23/01/2018, của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động TMBG. Trên cơ
sở quy định của các văn bản pháp luật nêu trên, các bộ, ngành chức năng ban hành nhiều thông tư, quyết định hướng dẫn quản lý TMBG như: Thông tư Liên tịch số 01/2008/TTLT-BCT-BTC-BGTVT-BNN&PTNT-BYT- NHNN ngày 31/01/2008 của Bộ: Công Thương, Tài chính, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Y tế và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành hướng dẫn thực hiện Quyết định 254/2006/QĐ-TTg; Thông tư số 13/2009/TT-BCT ngày 03/6/2009 của Bộ Công Thương quy định XNK hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài các KKTCK; Thông tư số 10/2010/TT-BCT ngày 29/3/2010 của Bộ Công Thương quy định hàng hóa được sản xuất từ nước có chung biên giới nhập khẩu vào VN dưới hình thức mua, bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới thời kỳ 2010-2012; Quyết định số 3861/QĐ-BCT ngày 10/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc thành lập Ban chỉ đạo hoạt động TMBG với các nước có chung biên giới với VN; Quyết định số 21/2008/QĐ-BCT ngày 31/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo hoạt động TMBG với các nước có chung biên giới với VN; Thông tư số 07/2001/TT- NHNN ngày 31/8/2001 của NHNN hướng dẫn thực hiện Quy chế uản lý tiền của nước có chung biên giới tại Khu vực biên giới và khu vực KKTCK VN
ban hành kèm theo Quyết định số 140/2000/QĐ-TTg ngày 8/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ…
Ngoài ra, quản lý TMBG trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thực hiện theo những nội dung quy định trong Hiệp định TMBG Việt – Trung ký và có hiệu lực từ ngày 12/9/2016 cũng như nhiều văn bản ghi nhớ quan trọng khác giữa VN và TQ về TMBG.
Nhìn chung, các chính sách, văn bản pháp quy của Nhà nước liên quan đến quản lý TMBG chỉ quy định chung về quản lý TMBG (phạm vi, đối