Tổng quan về doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT về THÀNH lập DOANH NGHIỆP tư NHÂN và HƯỚNG HOÀN THIỆN THỰC TIỄN tại THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 33 - 37)

6. Kết cấu của khóa luận

2.1. Tổng quan về doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đà Nẵng là thành phố tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực; trung tâm chính trị, kinh tế- xã hội với vai trò là trung tâm công nghiêp, tài chính, du lịch, dịch vụ, văn hóa- giáo dục, y tế chất lượng cao, khoa học- công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước. Những năm gần đây, Đà Nẵng tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội và được coi là “Thành phố đáng sống nhất Việt Nam”. Do có vị thế là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung – Tây Nguyên, thành phố Đà Nẵng chính là nơi hội tụ các doanh nghiệp lớn của các ngành dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng… Chính vì vậy, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân ở Đà Nẵng được rất nhiều doanh nghiệp chú trọng quan tâm.

Trong năm 2019 PCI10 đã tiến hành khảo sát và thu về được 219 phiếu phản hồi của các doanh nghiệp kinh doanh hiện đang hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Trong đó có 2,74% doanh nghiệp được khảo sát thành lập trước năm 2000; 35,16% thành lập trong giai đoạn 2000 - 2010 và 61,64% doanh nghiệp thành lập trong giai đoạn 2010 – 201911. Về loại hình, doanh nghiệp thuộc loại hình Doanh nghiệp tư nhân chiếm 7,31%; loại hình Công ty TNHH (một hoặc nhiều thành viên) chiếm 72,60%; loại hình Công ty cổ phần chiếm 16,89% và loại hình Khác chiếm 3,20%12.

10 Là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh.

11 Nguồn số liệu từ Cổng thông tin điện tử Đà Nẵng, https://danang.gov.vn/web/chuyen-trang-thong-tin- kinh-te-xa-hoi/chi-tiet-cd?id=3267&_c=94677507, truy cập 15/12/2020.

7.31%

72.60% 16.89% 3.20%

DNTN CTY TNHH CTY CP KHÁC

Biểu đồ 2. 1: Cơ cấu doanh nghiệp theo loại hình13

Qua đó, ta có thể thấy rõ loại doanh nghiệp tư nhân thành lập chiếm rất thấp so với loại hình doanh nghiệp khác. Khác với doanh nghiệp tư nhân thì số công ty trách nhiệm hữu hạn và loại hình công ty cổ phần lại chiếm nhiều hơn. Việc thành lập doanh nghiệp tư nhân chưa thực sự chưa được ưa chuộng tại thành phố Đà Nẵng so với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và doanh nghiệp tư nhân có trình tự, thủ tục thành lập không khác quá nhiều, trong khi đó chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn bằng tất cả tài sản của mình nên không được ưa chuộng bằng công ty trách nhiệm hữu hạn. Ta có thể thấy số doanh nghiệp tư nhân thành lập mới tại Đà Nẵng là quá ít, không đáng kể so với cả nước. Là thành phố có nhiều tiềm năng và chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp cùng khởi nghiệp của người dân nhưng loại hình doanh nghiệp tư nhân hầu như không là lựa chọn ưu tiên được thành lập.

2.2. Thực trạng đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Đà Nẵng

13 Nguồn số liệu từ Cổng thông tin điện tử Đà Nẵng, https://danang.gov.vn/web/chuyen-trang-thong-tin- kinh-te-xa-hoi/chi-tiet-cd?id=3267&_c=94677507, truy cập 15/12/2020.

2.2.1. Thực trạng về điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân

Đặt tên doanh nghiệp.

Là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo dựng hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường. Để có thể mang đến hiệu quả tốt nhất cho việc đặt tên này thì các doanh nghiệp cần phải đảm bảo lựa chọn được tên hay và ấn tượng để lưu giữ lại trong lòng khách hàng hình ảnh đẹp nhất nó góp phần tạo nên bộ mặt của doanh nghiệp trên thương trường và là nơi gửi gắm những mong muốn về sự thịnh vượng, phát triển của doanh nghiệp. Thế nhưng, thực tế hiện nay thì những bất cập trong đặt tên doanh nghiệp đang trở thành một trong những vấn đề khó khăn gây cản trở đến việc thành lập doanh nghiệp của nhiều người. Nó đang bộc lộ sự thiếu thực tế khi mà các quy định về đặt tên này đã mang đến những khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp. Theo phản ánh về cách đặt tên của doanh nghiệp, đại diện một doanh nghiệp tại Đà Nẵng trong ngành dệt may lại bức xúc về những khác biệt trong việc đặt tên chi nhánh tại từng địa phương. Có nơi bắt buộc quy định tên địa phương đặt ở trước tên công ty, nhưng lại có nơi quy định tên địa phương đặt sau tên công ty. Ví dụ, Chi nhánh tại Đà Nẵng Công ty Mười Tức hay Chi nhánh Công ty Mười Tức tại Đà Nẵng. Chỉ một sự khác biệt này nhưng doanh nghiệp cũng phải tốn công đi lại, sửa đổi công văn xin cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh với cơ quan quản lý.

Thời gian qua, Phòng Đăng ký kinh doanh tại thành phố Đà Nẵng nhận được ý kiến của một số công ty về việc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trùng tên và tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Nhận thấy tình trạng tên doanh nghiệp bị xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang có xu hướng mở rộng, làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các doanh nghiệp lưu ý khi đặt tên theo đúng quy định nhằm tránh tranh chấp xảy ra.

Nhiều trường hợp doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đăng kí thành lập doanh nghiệp đã kê khai không đúng địa chỉ như: Ghi địa chỉ ở một nơi nhưng thực tế đặt trụ sở chính tại một nơi khác; lấy địa chỉ nhà riêng của người khác hoàn toàn không liên quan đến doanh nghiệp làm địa chỉ trụ sở chính cho công ty mình hoặc lấy địa chỉ nhà chung cư (có mục đích để ở) làm địa chỉ trụ sở chính của DN. Chính điều này đã khiến các cơ quan nhà nước (như cơ quan thuế, công an…) khó liên hệ công tác và kiểm soát, sinh ra các hệ lụy.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp tại Đà Nẵng do không tìm hiểu luật pháp về doanh nghiệp và các văn bản liên quan mà nhiều doanh nghiệp đã nhắm mắt đặt trụ sở chính của công ty tại nhà riêng, nhà riêng này lại chính là căn hộ chung cư hay nhà tập thể để thuận tiện trong hoạt động. Bởi lẽ, theo quy định của pháp luật về nhà ở, nhà chung cư có hai loại: Loại để ở và loại có mục đích sử dụng hỗn hợp - là vừa để ở và vừa kinh doanh. Tuy nhiên tại Khoản 11, Điều 6, Luật Nhà ở năm 2014 có quy định nghiêm cấm việc “sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở; sử dụng phần diện tích được kinh doanh trong nhà chung cư theo dự án được phê duyệt vào mục đích kinh doanh vật liệu gây cháy, nổ, kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn hoặc các hoạt động khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình, cá nhân trong nhà chung cư theo quy định của Chính phủ”. Do đó, nhà chung cư có mục đích để ở không được phép sử dụng làm địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do pháp luật doanh nghiệp hiện hành trao cho người đăng kí toàn quyền kê khai địa chỉ mà thiếu xác minh đối chiếu. Hậu quả, việc thành lập doanh nghiệp không thành, mất thời gian và phải bỏ qua nhiều cơ hội bởi doanh nghiệp đã phạm vào điều pháp luật cấm.

Đăng ký ngành nghề kinh doanh.

Hiện nay, việc doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn. Theo quy định, việc ghi tên ngành nghề trong đăng ký kinh doanh phải theo Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, hệ thống mã ngành nghề được bổ sung, sửa đổi qua nhiều năm do ngành nghề kinh doanh phát sinh mới liên tục, không ngừng theo ngày tháng. Chính vì điều này dẫn đến việc nhiều ngành nghề doanh

nghiệp muốn đăng ký lại không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và pháp luật chuyên ngành cũng không có quy định cụ thể, hoặc có quy định, nhưng tên ngành không được đăng ký theo như mong muốn của doanh nghiệp.Ví dụ, với trường hợp doanh nghiệp Đà Nẵng muốn đăng kí kinh doanh ngành nghề “sản xuất rác thải điện tử”, luật chuyên ngành chỉ quy định chung là hoạt động điện lực (gồm sản xuất, truyền tai, phân phối điện…), chứ không quy định cụ thể như mong muốn của doanh nghiệp là “sản xuất điện từ rác thải”. Căn cứ theo Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam (quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg), thì chỉ có ngành nghề mang 3821- 38210: Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại. Theo đó nhóm này gồm việc xử lý trước khi tiêu hủy và xử lý khác đối với các chất thải rắn và không rắn không độc hại, như tiêu hủy rác thải không độc hại bằng cách đốt cháy hoặc thiêu hủy bằng các phương pháp khác có hoặc không có dẫn đến sản xuất điện hoặc hơi nước, các nhiên liệu thay thế… Trong trường hợp này, để được hoạt động với ngành nghề “sản xuất rác thải điện tử”, doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề với cái tên không mong muốn là “3821 - 38210: Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại”.

Như vậy, vô hình trung việc bắt buộc ghi tên ngành nghề đăng ký kinh doanh theo mã ngành đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, vi phạm nguyên tắc doanh nghiệp được quyền chủ động lựa chọn ngành nghề kinh doanh. Đồng thời, vì ngành nghề không được cập nhật dẫn đến nhiều ngành nghề doanh nghiệp kinh doanh không thể ghi rõ ràng mà phải ghi một cách chung chung khó hiểu, có thể gây ra hiểu lầm cho những đối tác muốn tìm kiếm sự hợp tác với doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT về THÀNH lập DOANH NGHIỆP tư NHÂN và HƯỚNG HOÀN THIỆN THỰC TIỄN tại THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w