Đăng ký ngành nghề kinh doanh

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT về THÀNH lập DOANH NGHIỆP tư NHÂN và HƯỚNG HOÀN THIỆN THỰC TIỄN tại THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 43 - 44)

6. Kết cấu của khóa luận

3.1. Hướng hoàn thiện pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân

3.1.3. Đăng ký ngành nghề kinh doanh

Hiện nay, áp mã ngành nghề là một trong những vấn đề gây ra sự đau đầu không chỉ cho chính doanh nghiệp mà còn cho cả những nhân viên đăng ký kinh doanh. Có ý kiến cho rằng nên bỏ áp mã ngành nghề kinh doanh đối với doanh nghiệp và chuyển công việc này sang cho nhân viên đăng ký kinh doanh. Hay nói

một cách khác, doanh nghiệp ghi chính xác tên ngành mà đưa cho nhân viên đăng ký kinh doanh áp mã thì nhân viên sẽ phải rà từng ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký để xem ngành đó mã số mấy rồi áp vào.

Với ý kiến trên ta nhận thấy điểm bất lợi của nó là nếu doanh nghiệp khai không chính xác tên gọi ngành nghề thì phát sinh hai vấn đề: Một là nhân viên đăng ký kinh doanh không thể áp mã cho đúng, phải trả hồ sơ cho doanh nghiệp chỉnh sửa, bổ sung, việc này gây bất lợi lớn cho doanh nghiệp. Hai là doanh nghiệp khai một đằng nhưng nhân viên đăng ký kinh doanh hiểu một cách khác, sẽ áp mã sai.

Ngoài những điểm bất lợi trên, còn có những ưu điểm như sau: việc áp mã này không sợ sai - bởi được thực hiện bới những người có chuyên môn; tiết kiệm thời gian - thay vì theo bình thường thì doanh nghiệp dò mã ngành một lần rồi cơ quan đăng ký kinh doanh phải dò để kiểm tra lại lần nữa là hai lần thì bây giờ rút ngắn lại chỉ còn một lần tại Cơ quan đăng ký kinh doanh; doanh nghiệp tự do chọn những ngành nghề kinh doanh mà trong quy định tại Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam không quy định và không phải đau đầu không biết áp mã ngành như thế nào cho đúng, cho phù hợp.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT về THÀNH lập DOANH NGHIỆP tư NHÂN và HƯỚNG HOÀN THIỆN THỰC TIỄN tại THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w