Thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ đăng ký thành lập doanh

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT về THÀNH lập DOANH NGHIỆP tư NHÂN và HƯỚNG HOÀN THIỆN THỰC TIỄN tại THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 39)

6. Kết cấu của khóa luận

2.2.4. Thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ đăng ký thành lập doanh

thức tài khoản đăng ký kinh doanh nhưng doanh nghiệp vẫn phải nộp hồ sơ giấy. Thế nên, cần phải quy định lại một lần nữa về vấn đề nộp hồ sơ qua mạng điện tử ở việc bãi bỏ quy định nộp lại một bộ hồ sơ giấy cho cơ quan đăng ký kinh doanh và yêu cầu doanh nghiệp khi lên nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải mang bản gốc Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân lên để đối chiếu với dữ liệu điện tử.

2.2.4. Thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ đăng ký thành lập doanhnghiệp tư nhân nghiệp tư nhân

Việc triển khai áp dụng ứng dụng khoa học công nghệ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Đà Nẵng nhằm giảm tải nhiều thủ tục rườm rà khi các cá nhân phải trực tiếp đến cơ quan hành chính Nhà nước để thực hiện nhiều thủ tục đăng ký. Tuy nhiên qua thực tiễn triển khai thì rất ít doanh nghiệp tư nhân có thể tự sử dụng công nghệ trực tuyến để đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân. Nguyên nhân là do việc đăng ký thành lập DNTN trực tuyến tương đối phức tạp. Để thao tác hoàn thành bộ hồ sơ đăng ký, cần phải đọc hoàn toàn bộ hướng dẫn quy trình đăng ký thành lập danh nghiệp qua mạng điện tử thông qua cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và các chủ thể doanh nghiệp tư nhân phải nắm rõ luật, phải biết điền chọn đúng ngành nghề trong hệ thống ngành nghề kinh doanh đã khiến các doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Đà Nẵng phải lúng túng và không thể thực hiện nhanh chóng được. Việc đọc hồ sơ tài liệu thông qua máy tính được gửi qua mạng thường khó có thể rà soát và tìm kiếm bằng hính thức đọc giấy. Trong quá trình người thành lập doanh nghiệp ở Đà Nẵng muốn đăng ký kinh doanh ngành nghề “sản xuất máy thông dụng” qua mạng thông tin điện tử nhưng chủ sở hữu lại không có kinh nghiệm cũng như hiểu biết về quy trình ĐKKD và không biết phải điền ngành nghề của doanh nghiệp mình thuộc nhóm nào. Chủ thể doanh nghiệp tư nhân chưa có thói quen sử dụng dịch vụ hành chính điện tử thì mặc phức tạp của hệ

thống đăng ký thành lập doanh nghiệp trực tiếp cũng khiến cho nó không mang nhiều ý nghĩa thực tiễn, gây lãng phí nguồn lực và không đạt được những hiệu quả như kỳ vọng. Hệ thống phần mềm trực tuyến dung để đăng ký kinh doanh còn hạn chế do thường bị quá tải, hồ sơ mở chậm hay thiếu những tiện ích để nhận biết quá trình đã xử lý.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chương 2 chủ yếu đề cập đến thực trạng thành lập doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Đà Nẵng. Với việc phân tích các số liệu thành lập doanh nghiệp tư nhân ở thành phố Đà Nẵng đã cho thấy số lượng doanh nghiệp tư nhân được thành lập rất là thấp, ít được ưa chuộng so với các loại hình khác. Đồng thời qua phân tích nhận ra những thế mạnh, cơ hội, điểm yếu còn tồn tại cần khắc phục của quy định pháp luật khi áp dụng vào thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng để từ đó có phương hướng điều chỉnh thích hợp.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 3.1. Hướng hoàn thiện pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân

3.1.1. Đặt tên cho doanh nghiệp tư nhân

Tên doanh nghiệp là gần như được xem là một dạng tài nguyên hữu hạn, đặc biệt là những tên hay và gây ấn tượng cho người đọc (nghe), thế nên việc quy định đặt tên doanh nghiệp sao cho đúng theo quy định pháp luật và thể hiện được bản sắc hay mong muốn của chủ doanh nghiệp là cả một vấn đề mà doanh nghiệp đặc biệt được quan tâm. Cần có những quy định thể hiện mối quan hệ giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan văn hóa – thể thao và du lịch bởi mỗi cơ quan có một chức năng, nhiệm vụ riêng biệt nên để xác định tên doanh nghiệp có vi phạm hay không nếu vi phạm điều cấm thì cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan này nhằm đảm bảo các quy định được thực thi một cách tốt nhất, có lợi nhất cho doanh nghiệp. Các cơ quan văn hóa – thể thao và du lịch sẽ định nghĩa, liệt kê, tập hợp, lên danh sách tên vi phạm lịch sử, văn hóa và đạo đức… còn cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ dựa vào đó để xác định xem tên nào hợp lệ, tên nào không. Ngoài ra, khi gặp những tên doanh nghiệp khó xác định có vi phạm điều cấm hay không thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xin ý kiến của cơ quan văn hóa – thể thao và du lịch.

3.1.2. Trụ sở của doanh nghiệp tư nhân

Qua phân tích những bất cập về quy định cấm đặt trụ sở doanh nghiệp tại căn hộ chung cư thì thiết nghĩ ta nên bãi bỏ một phần quy định này hoặc đưa ra những điều kiện, quy định chi tiết hơn về việc đặt trụ sở để tạo cho doanh nghiệp những thuận lợi tốt nhất trong việc thành lập doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc ta nên ban hành danh mục các ngành nghề cấm đặt trụ sở tại căn hộ chung cư hoặc ban hành các điều kiện đặt trụ sở tại căn hộ chung cư với những ngành nghề nhất định. Thêm vào đó, các cơ quan Đăng ký kinh doanh cần cho các doanh nghiệp cam kết đặt trụ sở chính làm văn phòng tại căn hộ chung cư có chức năng giao nhận giấy tờ, ký hợp đồng, địa chỉ nhận thông báo thuế… không đồng thời là địa điểm kinh

doanh của doanh nghiệp, nếu vi phạm sẽ xử phạt và rút giấy phép đăng ký kinh doanh. Để thực hiện được điều này, ta cần rà soát lại các ngành nghề kinh doanh một cách thống nhất, kèm theo đó là tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp để tìm kiếm những cách thức tốt ưu và hiệu quả nhất trong việc ban hành các quy định này. Với những quy định tạo điều kiện thuận lợi tối đa như vậy cho các doanh nghiệp tư nhân thì các doanh nghiệp sẽ cực kì đồng thuận để thực hiện theo những quy định đó.

Quy định này không chỉ giúp giảm chi phí thuê văn phòng giao dịch mà còn góp phần thực hiện quyền tự do kinh doanh của mỗi cá nhân. Như ta biết, hiện nay tại Đà Nẵng, chi phí thuê trụ sở chính khá là đắt, nhất là các nhà ở, căn hộ mặt tiền, thế nên việc đặt trụ sở chính tại chính căn hộ của mình giúp doanh nghiệp giảm đáng kể chi phí này, doanh nghiệp dùng số tiền ấy đầu tư vào các vấn đề khác có lợi hơn cho việc kinh doanh của mình. Đồng thời, cho thấy mỗi cá nhân đều có quyền tự do kinh doanh dù ở căn hộ hay nhà ở riêng lẻ, tất cả đều có quyền ngang nhau, không phân biệt đối xử. Tránh được những tiêu cực của cơ quan đăng ký kinh doanh trong quá trình thành lập doanh nghiệp. Vì pháp luật cấm đặt trụ sở tại căn hộ chung cư nên sẽ họ sẽ đưa nhiều yêu cầu đối với những cá nhân đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân. Nếu đáp ứng được cái gọi là “yêu cầu” thì họ sẽ làm lơ cho qua việc đặt trụ sở chính, còn nếu nếu không thì họ sẽ không cho và bắt làm đi làm lại hồ sơ, lên xuống Phòng đăng ký kinh doanh nhiều lần. Tránh được sự bất cập giữa “Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” và “Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”. Các quy định của Luật phải thống nhất với nhau, không được chồng chéo, phủ định lẫn nhau nên biện pháp đề xuất được nêu ra ở trên đây là hoàn toàn hợp lý, đã giải quyết tốt vấn đề này của luật.

3.1.3. Đăng ký ngành nghề kinh doanh

Hiện nay, áp mã ngành nghề là một trong những vấn đề gây ra sự đau đầu không chỉ cho chính doanh nghiệp mà còn cho cả những nhân viên đăng ký kinh doanh. Có ý kiến cho rằng nên bỏ áp mã ngành nghề kinh doanh đối với doanh nghiệp và chuyển công việc này sang cho nhân viên đăng ký kinh doanh. Hay nói

một cách khác, doanh nghiệp ghi chính xác tên ngành mà đưa cho nhân viên đăng ký kinh doanh áp mã thì nhân viên sẽ phải rà từng ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký để xem ngành đó mã số mấy rồi áp vào.

Với ý kiến trên ta nhận thấy điểm bất lợi của nó là nếu doanh nghiệp khai không chính xác tên gọi ngành nghề thì phát sinh hai vấn đề: Một là nhân viên đăng ký kinh doanh không thể áp mã cho đúng, phải trả hồ sơ cho doanh nghiệp chỉnh sửa, bổ sung, việc này gây bất lợi lớn cho doanh nghiệp. Hai là doanh nghiệp khai một đằng nhưng nhân viên đăng ký kinh doanh hiểu một cách khác, sẽ áp mã sai.

Ngoài những điểm bất lợi trên, còn có những ưu điểm như sau: việc áp mã này không sợ sai - bởi được thực hiện bới những người có chuyên môn; tiết kiệm thời gian - thay vì theo bình thường thì doanh nghiệp dò mã ngành một lần rồi cơ quan đăng ký kinh doanh phải dò để kiểm tra lại lần nữa là hai lần thì bây giờ rút ngắn lại chỉ còn một lần tại Cơ quan đăng ký kinh doanh; doanh nghiệp tự do chọn những ngành nghề kinh doanh mà trong quy định tại Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam không quy định và không phải đau đầu không biết áp mã ngành như thế nào cho đúng, cho phù hợp.

3.1.4. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân

Theo Luật doanh nghiệp 2020 thì mục đích của quy định “Cơ quan đăng ký kinh doanh không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm hồ sơ hoặc giấy tờ khác trái với quy định” được nêu ra là hết sức đúng đắn và phù hợp. Sự đúng đắn ở đây là đơn giản hóa, giảm thiểu tối đa hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị; tránh được những yêu cầu, đòi hỏi nhằm mục đích “hạch sách, đòi hỏi, làm khó doanh nghiệp” của cơ quan đăng ký kinh doanh và tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để làm được như mong muốn khi ban hành Luật thì đòi hỏi các Luật chuyên ngành khác phải đồng bộ với nhau và đồng bộ với chính Luật Doanh nghiệp, tránh chồng chéo quy định của các Bộ và cơ quan liên quan. Và giải pháp để điều chỉnh việc này là quy định cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ làm theo điều

khoản tại Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn về hồ sơ đăng ký kinh doanh. Quy định như vậy có rất nhiều ưu điểm:

- Tránh sự bất cập giữa các quy định hiện nay của Luật doanh nghiệp và Luật chuyên ngành khác.

- Tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp và cơ quan dăng ký kinh doanh khi phải đi chuẩn bị và kiểm tra những giấy tờ không thuộc quy định của Luật doanh nghiệp.

- Tránh việc hạch sách, làm khó dễ doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh.

Như vậy, ta có thể thấy được khá nhiều ưu điểm khi sử dụng cách giải quyết này. Nó giúp đồng bộ hóa các quy định một cách nhanh chóng trong thời gian hiện tại, khi mà để sửa luật phải cần có một quy trình lâu dài và khó khăn.

3.1.5.Điều kiện kinh doanh

Điều kiện kinh doanh nói chung và điều kiện thành lập doanh nghiệp nói riêng với các loại giấy phép, chứng chỉ do các Bộ và cơ quan liên quan ban hành đang trở thành vấn nạn, làm đau đầu các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thế nên, doanh nghiệp tư nhân khi thành lập cũng không thể thoát khỏi tình trạng này. Chúng ta cần phải xác định rõ thành lập doanh nghiệp khác với hoạt động doanh nghiệp. Việc thành lập doanh nghiệp chỉ cần tuân theo quy định của Luật Doanh nghiệp chứ không cần tuân theo quy định của Luật chuyên ngành. Việc thành lập nên thuộc thẩm quyền tuyệt đối của Luật Doanh nghiệp, còn hoạt động chuyên ngành sẽ do luật chuyên ngành quy định.

Đồng thời, các luật chuyên ngành cũng cần phải sửa đổi, điều chỉnh sao cho phù hợp với Luật Doanh nghiệp 2020, không can thiệp vào vấn đề thành lập doanh nghiệp thuộc chức năng của Luật doanh nghiệp. Như vậy thì mới góp phần nào ngăn chặn được việc ban hành “Giấy phép con” bừa bãi ở các Bộ và cơ quan liên quan, làm thông thoáng con đường thành lập doanh nghiệp – nghĩa là mọi người đều có quyền thành lập doanh nghiệp, chỉ cần đáp ứng đủ các quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 mà không cần phải tuân theo bất kì quy định nào khác.

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng

Qua việc nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu pháp luật về thành lập doanh nghiệp tư nhân. Ta cần đưa ra những giải pháp phù hợp để góp phần trong quá trình thành lập doanh nghiệp tư nhân ngày càng nâng cao hiệu quả.

Thứ nhất, đội ngũ cán bộ, nhân viên Phòng đăng ký kinh doanh và những cán bộ có liên quan đến việc đăng ký kinh doanh phải không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, phải có tâm trong sáng khi giải quyết công việc, phải thực sự khách quan, vô tư, không ngừng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Phải làm điều này trước thì mới nói đến nâng cao năng lực nhận thức pháp luật và áp dụng pháp luật. Bác Hồ dạy: “Cán bộ là gốc của mọi việc”14, “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”15, để có cán bộ tốt, thì công tác cán bộ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vì vậy, chừng nào cái “tâm” chưa sáng thì đừng nói đến cái “tài”.

Thứ hai, cơ quan đăng ký kinh doanh nên cập nhật thông tin đầy đủ về doanh nghiệp hiện đang hoạt động trên trang website chung (Hệ thống Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia), xây dựng một giao diện thích hợp, dễ dàng cho việc tra cứu và tìm kiếm, từ đó phát huy tính chủ động, tính tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tìm kiếm đối tác trong kinh doanh. Thêm vào đó, việc này còn giúp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh dễ dàng tìm hiểu, thống kê, quản lý, tạo sự liên kết trên khắp cả nước. Đồng thời, tại mỗi địa phương, cụ thể là tại Đà Nẵng, cần cập nhật liên tục tình hình biến động của các doanh nghiệp trên địa bàn; cập nhật số liệu đầy đủ cho người dân và doanh nghiệp hoặc những người có quyền và nghĩa vụ liên quan thuận lợi cho việc tra cứu, tìm hiểu.

Thứ ba, đăng ký kinh doanh là một lĩnh vực yêu cầu kiến thức vừa rộng lại vừa sâu, thời gian xử lý công việc rất ngắn và hầu như phải đáp ứng ngay các yêu cầu từ phía người dân, doanh nghiệp ... nên đòi hỏi cán bộ phải có trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp rất cao, sức khỏe, phẩm chất và khả năng giao tiếp tốt mới đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, cần thường xuyên tăng cường nâng cao trình độ 14 Dẫn theo: Hồ Chí Minh toàn tập - tập 5, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 2011, Tr 269.

chuyên môn cho đội ngũ cán bộ bằng các buổi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm với các địa phương với nhau.

Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về đăng ký doanh nghiệp tới người dân nhằm giúp cho họ hiểu rõ hơn các hồ sơ, trình tự, thủ tục khi thành lập doanh nghiệp. Với việc này sẽ tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức cho cơ quan đăng ký kinh doanh cũng như cho doanh nghiệp.

Thứ năm, rà soát và hoàn thiện các quy định cũng như hệ thống pháp luật về

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT về THÀNH lập DOANH NGHIỆP tư NHÂN và HƯỚNG HOÀN THIỆN THỰC TIỄN tại THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 39)