2 4 Điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương của tỉnh Salavan
25 Đánh giá chung về nghèo đa chiều ở tỉnh Salavan
2 5 1 Thành công
Năm 2011 toàn tỉnh Salavan số hộ nghèo toàn tỉnh là 18 892 hộ, cuối năm 2016, chỉ còn 12 326 hộ, chiếm 65,24% so với thời kì đầu năm, trong đó số hộ thoát nghèo là 8 788 hộ chiếm 46,51% số hộ nghèo, thêm nữa số hộ nghèo phát sinh 1 909 hộ chiếm 15,48% số hộ nghèo cuối năm 2016 và đến hết năm 2020 đã giảm 6 212 hộ
nghèo, đạt tỷ lệ 52,56% Trong đó, số hộ thoát nghèo là 4 475 hộ, chiếm tỷ lệ 37,69% trong số hộ nghèo đầu kỳ 2016-2020 Đây có thể nói là một con số thể hiện thành quá khá tốt của tỉnh trong thực thi chính sách giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2020 Trong đó, khu vực thành thị có tỷ lệ thoát nghèo cao hơn khu vực nông thôn Năm 2011, số hộ nghèo ở thành thị ít hơn, chỉ có 5,98% trong khi ở nông thôn là 26,82%, nhưng giai đoạn 2011 - 2020, ở thành thị có 2,78% thoát nghèo, trong khi ở nông thôn chỉ có 20,97% Năm 2020, tình trạng nghèo vẫn tiếp diễn qua nhiều năm liền trong giai đoạn nghiên cứu mang hàm ý chính sách quan trọng, công tác giảm nghèo cần một chiến lược toàn diện để phát huy được năng lực tự thân người nghèo, cùng với tăng cường cơ hội để thoát nghèo bền vững, đồng thời có chính sách giảm rủi ro và tăng cường năng lực thích ứng trong bối cảnh kinh tế xã hội ngày càng có nhiều chuyển biến Cần có sự quan tâm đến vùng miền núi, đặc biệt là các huyện miền núi phía bắc Salavan, nơi có tỷ lệ nghèo khá cao so với các địa phương khác trong tỉnh Trong số các chiều cạnh về nghèo thì lĩnh vực giáo dục và y tế được đánh giá là tốt nhất khi chỉ số thiếu hụt chỉ là dưới 2% (tình trạng đi học của trẻ em và tiếp cận dịch vụ y tế) Đây là hai lĩnh vực vô cùng quan trọng trong công cuộc giảm nghèo vì luôn được cho là có mối liên hệ theo vòng luẩn quẩn giữa bệnh tật và đói nghèo; thất học và đói nghèo Trong số các chiều cạnh về nghèo thì lĩnh vực có mức độ cải thiện tốt nhất trong 10 năm qua