Chương 1 : Cơ sở lý luận chung về việc tạo động lực cho người lao động
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề tạo động lực cho người lao động
1.5.3. Yếu tố thuộc về tổ chức
- Triết lý quản lý của công ty:
Quản trị nói chung và quản trị nguồn nhân lực nói riêng vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Tính khoa học thể hiện ở việc các nhà quản trị phải biết nắm vững những đặc điểm vốn có của con người để có thể xây dựng nên các chính sách quản lý hợp lý dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan. Quản trị nhân lực cũng là một nghệ thuật vì các nhà quản lý phải biết lựa chọn và kết hợp các phương pháp quản lý thích hợp vì mỗi cá nhân con người đều có sự khác biệt lẫn nhau về nhu cầu, thái độ, nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý.
Như vậy chính sách quản lý của doanh nghiệp phải bao gồm nhiều biện pháp khác nhau vì một chính sách quản lý của doanh nghiệp tác động rất nhiều đến thái độ, hành vi của người lao động. Rất nhiều vấn đề được đặt ra cho thấy sự ảnh hưởng của chính sách đến người lao động. Việc quản trị sẽ có hiệu quả nhất khi các nhà quản trị biết kết hợp đúng đắn, nhuần nhuyễn và linh hoạt các phương pháp quản trị.
- Mục tiêu, chiến lược của tổ chức:
Nếu có sự đồng nhất giữa người lao động và tổ chức trong việc đề ra mục tiêu, chiến lược sẽ có tác dụng tạo động lực lao động. Vì vậy, cần phổ biến truyền đạt cho người lao động để họ hiểu và nỗ lực thực hiện.
Truyền thống văn hóa của tổ chức làm cho người lao động cảm thấy tự hào là một thành viên của công ty góp phần tạo ra động lực làm việc.
- Các chính sách, biện pháp cụ thể liên quan đến người lao động:
Lương bổng và đãi ngộ là một trong những động lực kích thích con người làm việc hăng hái nhưng ngược lại nó cũng là một trong những nhân tố gây nên sự trì trệ, bất mãn hoặc cao hơn đó là sự rời bỏ công ty của người lao động. Tất cả những điều này phụ thuộc vào năng lực quản lý và trình độ của các cấp quản trị.
Chƣơng 2: Thực trạng công tác tạo động lực cho ngƣời lao động trong Công ty TNHH MTV XD Lũng Lô 3