Thực trạng việc huy động và sử dụng nguồn lực tài chính của Bệnh viện từ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Huy động nguồn lực tài chính phục vụ công tác xã hội hóa y tế tại bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng (Trang 47 - 78)

2.1.3 .Cơ cấu tổ chức bộ máy

2.2.2. Thực trạng việc huy động và sử dụng nguồn lực tài chính của Bệnh viện từ

từ khi thực hiện chủ trương về xã hội hoá công tác Y tế (giai đoạn 2007 – nay) 2.2.2.1. Ngân sách Nhà Nước.

2.2.2.1.1 Nguồn ngân sách Nhà nước cấp

- Định mức phân bổ Ngân sách Nhà nước: Từ năm 2007, phương thức

phân bổ ngân sách nhà nước có những chuyển đổi theo hướng cấp ngân sách ở mức ổn định trong 4 năm. Nghị quyết số 58/2006/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2006 của HĐND Tỉnh Lâm Đồng đã chỉ rõ: Định mức phân bổ dự toán chi Ngân sách địa phương cũng là định mức chi Ngân sách của các cấp, các ngành được thực hiện từ năm Ngân sách 2007 và ổn định trong 04 năm từ năm 2007 đến năm 2010. Theo nghị quyết này, định mức chi NSNN đối với Bệnh viện Đa Khoa Lâm Đồng là 32 triệu đồng/ giường bệnh/ năm. Nếu so với thời kỳ ổn định 2002-2006, định mức chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2007-2010 tăng 17 triệu đồng/ giường bệnh/ năm. Tăng 113%. Thời kỳ ổn định thứ 2 từ 2011- 2015 theo Nghị quyết Số: 156/2010/NQ-HĐND Về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Lâm Đồng năm 2011 định mức chi ngân sách đối với BVĐKLĐ là 60triệu/giường bệnh/năm, so với thời kỳ 2007-2010 định mức chi thời kỳ ổn định thứ hai tăng 28 triệu đồng/ giường bệnh/ năm tỷ lệ tăng 87,5%. So với thời kỳ ổn định 2002-2006, định mức chi tăng 45 triệuđồng/ giường bệnh/ năm, tỷ lệ tăng 300% .

Bảng 2.7. Tổng hợp nguồn kinh phí NSNN giao qua các năm (2007 – nay).

STT Năm Chi NSNN Cho BVĐK Lâm Đồng ( Triệu đồng ) Tỷ lệ tăng hàng năm Ghi chú 1 2007 12.811 2 2008 17.192 34,2% 3 2009 20.094 16,88% 4 2010 16.678 - 17,00% 5 2011 45.063 170,19% 6 2012 29.019

Bảng số liệu cho thấy, xu hướng phân bổ ngân sách nhà nước cho chi thường xuyên hàng năm trong thời kỳ ổn định thể hiện rõ hơn quan điểm khoán dự toán ổn định. Nếu loại bỏ yếu tố chi không thường xuyên của ngân sách năm 2011 là 15 tỷ đồng để đầu tư Hệ thống chụp cắt lớp MRI thì năm 2011 dự toán giao NSNN giao cho Bệnh viện Đa Khoa Lâm Đồng là 30.063 triệu đồng. Như vậy, so với dự toán ngân sách cả năm 2012 là 30,0 tỷ đồng, dự toán không tăng.

2.2.2.1.2. Chi từ nguồn ngân sách nhà nước cấp.

Bảng 2.8. Nội dung chi từ nguồn ngân sách nhà nước qua các năm (2007- nay ) ĐVT : Triệu đồng Nội dung Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 9 tháng Năm 2012 Chi cho con người 12.787,6 16.310,1 18.684,3 15.831,0 25.246,4 26.978,3

+ Lương 6.217,6 8.643,4 10.363,6 8.415,4 14.105,9 12.770,1 + Công 3,6 + Phụ cấp 4.696,5 5.934,8 6.257,7 5.294,4 8.111,0 11.115,5 + Chi khác 1.873,5 1.731,9 2.059,4 2.121,2 3.029,5 3.092,7 Chi Nghiệp vụ 8,10 792,30 1.396,7 789,3 4.324,2 2.008,0 + Dịch vụ công cộng 1,6 710,2 1.090,5 782,4 2.605,4 1.718,4 + VT văn phòng 76,2 49,6 4,3 548,6 133,2 + Thông tin liên

lạc

0,5 5,9 79,1 1,4 122 100,2

+ Sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ

48,3 546,4 48,9

+ Chi Chuyên môn

Chi mua sắm, sửa chữa 9,80 90,00 12,70 9,10 15.390,6 0 + Mua sắm TSĐ 9,8 90 12,7 9,1 15.390,6 + SC Lớn TSCĐ Chi khác 5,5 0,5 49,0 102,1 32,9 Tổng cộng 12.811 17.192,4 20.094,2 16.678,4 45.063,3 29.019,3

Nguồn số liệu : Báo cáo quyết toán NSNN Bệnh viện Đa Khoa Lâm đồng

Mặc dù được Ngân sách Nhà Nước cấp kinh phí ngân sách tăng hàng năm. Tuy nhiên việc được Ngân sách cấp tăng cũng chỉ đảm bảo được một phần tiền lương, phụ cấp và các khoản chi cho người lao động theo quy định của pháp luật.

2.2.2.1.3. Đánh giá ưu nhược điểm, kết luận.

Ngân sách nhà nước chủ yếu được lấy từ thuế để cung cấp cho các hoạt động mang tính chất phúc lợi xã hội (giáo dục, y tế…). Đánh thuế dựa theo thu nhập và dùng cho mục đích phúc lợi xã hội trong đó có chăm sóc sức khỏe đó cũng là hình thức san sẻ giữa người giàu với người nghèo. Ưu điểm lớn nhất của nguồn ngân sách nhà nước là nó nằm trong tay Nhà nước và Nhà nước có quyền dùng nó vào các công việc khác nhau để thể hiện bản chất, ý định của Nhà nước, Nhà nước dễ điều chuyển từ vùng giàu sang vùng nghèo, từ những khoản dùng cho các đối tượng thuận lợi về sức khoẻ (như người giàu, người có thu nhập cao, người khoẻ mạnh, người đang trong độ tuổi sung sức lao động…) sang cho những đối tượng gặp nhiều rủi ro về sức khỏe (Người nghèo, người mắc bệnh nguy hiểm, người già, thai phụ và trẻ em,…). Nhà nước có thể chủ động sử dụng ngân sách để mua bảo hiểm y tế cho người nghèo hoặc hỗ trợ một phần bảo hiểm y tế cho các đối tượng khó khăn khác nhau. Mặc dù có ưu điểm như vậy, nhưng do nguồn ngân sách thường hạn hẹp vì vậy, trong khi kỹ thuật y tế phát triển không ngừng, chi phí đầu tư cao, ngân sách không đủ kinh phí để có thể bao cấp toàn bộ cho y tế.

Chi thường xuyên cho y tế mặc dù tăng cao hàng năm. Tuy nhiên cũng chỉ đảm bảo được một phần chi tiền lương của cán bộ công chức và thường xuyên phục vụ cho hoạt động của Bệnh viện.

2.2.2.2. Phương thức thu viện phí Bảo hiểm Y tế 2.2.2.2.1. Thu viện phí bảo hiểm y tế

- Cơ cấu chi phí trong đơn giá thu viện phí bảo hiểm y tế. Cơ cấu chi phí trong giá thu một phần viện phí trong giai đoạn này, theo quy định tại Thông tư Liên bộ số 14/TTLB, Thông tư Liên bộ số 03/2006/TTLT-BYT-BTC- BLĐTB&XH, giá thu một phần viện phí cơ bản cũng vẫn chỉ bao gồm một phần tiền thuốc, vật tư tiêu hao đối với giá thu một phần viện phí; tiền điện, tiền nước, hoá chất vật tư tiêu hao đối với ngày giường điều trị.

- Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC về giá thu dịch vụ khám chữa bệnh, triển khai thực hiện thông tư này, Bộ Y Tế đã có Quyết định 508/QĐ- BYT ban hành định mức kinh tế kỹ thuật định hướng khi xây dựng giá dịch vụ khám chữa bệnh. Theo quyết định này, giá dịch vụ khám chữa bệnh gồm 7 yếu tố là :

(1) Chi phí về hoá chất, vật tư tiêu hao để thực hiện một dịch vụ. (như găng tay, khẩu trang, bông, băng, quần áo, đồ vải dùng cho cán bộ y tế, người bệnh và một số vật tu, hoá chất khác để thực hiện dịch vụ)

(2) Chi phí tiền điện, tiền nước, xử lý chất thải,vệ sinh môi trường, khử khuẩn.

(3) Chi phí duy tu, bảo trì bảo dưỡng trang thiết bị trực tiếp (như bàn ghế, giường tủ, các bộ dụng cụ khám chữa bệnh vá các chi phí khác.)

(4) Chi phí tiền lương, phụ cấp của những người làm việc trực tiếp thực hiện dịch vụ.

(6) chi phí khấu hao cơ sở hạ tầng

(7) Chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu khoa học. Cũng trong hướng dẫn, trong giai đoạn hiện tại việc tính giá dịch vụ khám chữa bệnh chỉ dừng lại ở 03 yếu tố : (01),(02),(03). Và căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, thu nhập của người dân, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế, khả năng cân đối qũy BHYT tại địa phương để xây dựng giá cho phù hợp. Căn cứ chỉ đạo này, UBND Tỉnh Lâm Đồng đã có Quyết định Số: 37/2012/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2012 V/v ban hành Biểu giá thu một phần viện phí một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở y tế công lập tỉnh Lâm Đồng. Trong đó giá thu viện phí được tính bằng bình quân bằng 80% của khung giá tối đa quy định của Thông tư 04.

Bảng 2.9. Tổng hợp nguồn thu từ bảo hiểm y tế qua các năm (2007 – nay).

STT Năm Bảo hiểm y tế (triệu đồng) Tỷ lệ tăng hàng năm 1 2007 15.955 2 2008 20.929 31,17% 3 2009 26.966 28,85% 4 2010 32.716 21,32% 5 2011 46.991 43,63% 6 2012 42.815,9

Nguồn số liệu : Báo cáo quyết toán thu viện phí BHYT Bệnh viện Đa Khoa Lâm đồng

Qua bảng tổng hợp số liệu thu trên cho thấy, sự gia tăng nguồn thu từ khám chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế qua các năm điều đó phần nào cho thấy việc sử dụng thẻ bảo hiểm của người dân khi đi khám chữa bệnh đã được thường

74.532 lượt; Năm 2008 là 75.200 lượt; Năm 2009 là 94.546 lượt; Năm 2010 là 102.746 lượt; Năm 2011 là 110.609 lượt. Người dân từng bước đã tin tưởng vào việc sử dụng thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh.

2.2.2.2.2. Chi từ nguồn thu viện phí bảo hiểm y tế

Bảng 2.10. Nội dung chi từ nguồn thu viện phí bảo hiểm y tế qua các năm (2007- nay)

ĐVT : Triệu đồng

Nội dung Năm

2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 9 tháng Năm 2012 Chi cho con người 2.499,2 3.055,1 2.902,0 5.299,9 5.259,8 1.743,0

+ Lương 230,5 64,3 43,1 1.018,7 996,6 10,3 + Công 78,2 109,2 14,9 85,9 109,1 80,1 + Phụ cấp 180,6 158,3 369,7 1.409,8 1.485,6 197,5 + Chi khác 2.009,9 2.723,3 2.474,3 2.785,5 2.668,5 1.455,1 Chi Nghiệp vụ 11.000,6 15.759,8 22.005,3 26.604,0 40.265,1 39.115,0 + Dịch vụ công cộng 1.033,4 863,1 1.298,3 1.015,9 1.880,8 2.483,4 + VT văn phòng 140,8 197,5 239,0 306,8 89,3 412,9 + Thông tin liên lạc 69,3 131,1 141,8 139,2 99,0 91,4 + Hội thảo 13,9 5,9 1,1 14,8 5,6 26,7 + Công tác phí 139,1 212,4 234,7 218,3 546,9 454,8 + Chi thuê mướn 90,5 11,7 15,5 22,9 1,6 9,8 + Sửa chữa, bảo

dưỡng TSCĐ

118,9 275,4 383,3 158,5 284,0 439,1

+ Chi Chuyên môn 9.394,7 14.062,7 19.691,6 24.727,6 37.357,9 35.196,9

Chi mua sắm, sửa chữa 1.129,1 360,6 673,4 438,3 105,0 218,1

+ Mua sắm TSĐ 1.049,8 298,4 624,4 427,0 105,0 + SC Lớn TSCĐ 79,3 62,2 49,0 11,3 218,1 Chi khác 219,4 396,4 323,9 373,8 498,8 415,1 Cộng chi 14.848,3 19.571,9 25.904,6 32.716,0 46.128,7 41.491,2 Nguồn cải cách lương phải trích 1.106,7 1.357,1 1.061,4 - 862,3 1.324,7 Tổng Cộng 15.955 20.929 26.966 32.716 46.991 42.815,9

Nguồn số liệu : Báo cáo quyết toán chi viện phí BHYT Bệnh viện Đa Khoa Lâm đồng

Qua bảng số liệu trên cho thấy, số thu hàng năm từ nguồn thu viện phí bảo hiểm y tế tăng, ngoài nguyên nhân do tăng về số bệnh nhân đến khám và điều trị như đã phân tích ở trên, còn do chi phí tiền thuốc chữa bệnh gia tăng: Tỷ lệ thuốc, vật tư/ tổng thu viện phí năm 2007: 58,9%; Năm 2008: 67,2%; Năm 2009: 73% ; Năm 2010: 74% ; Năm 2011: 79,5% ; 9 tháng năm 2012 là: 82,2%). Theo quy định của luật khám chữa bệnh thì trong khám chữa bệnh, cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm cung cấp thuốc, vật tư cho người bệnh theo giá mua vào. Như vậy, sự gia tăng của chi phí thuốc, vật tư tiêu hao tính vào chi phí của thủ thuật phẫu thuật làm cho chi tỷ lệ chi phí thuốc, vật tư tiêu hao phục vụ người bệnh tăng từ 58,9% năm 2007 lên 82,2% năm 2012 làm cho chi phí được sử dụng của Bệnh Viện từ nguồn thu này giảm. Đồng thời, việc quy định trích 35% số thu viện phí sau khi trừ các khoản chi thuốc, hoá chất, vật tư để cải cách tiền lương khi Nhà nước tăng lương cũng làm cho Bệnh Viện thiếu nguồn chi khác chi cho hoạt động và chi nâng cấp cơ sở khám chữa bệnh.

2.2.2.2.3. Đánh giá ưu nhược điểm, kết luận.

Theo quy định của Nghị định 62/2009/NĐCP người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh có quyền lợi sau :

(1). Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo đúng tuyến, đúng thủ tục thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng như sau:

(a). 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng : Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân, Người có công với cách mạng và Trẻ em dưới 6 tuổi;

(b). 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;

(c). 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp tổng chi phí của một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương tối thiểu; Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quy định số tiền cụ thể và thời điểm áp dụng khi có điều chỉnh mức lương tối thiểu để thống nhất thực hiện;

(d). 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng, người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật và người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; phần còn lại do người bệnh tự thanh toán với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

(đ). 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác; phần còn lại do người bệnh tự thanh toán với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

(e). Trường hợp tự chọn thầy thuốc, tự chọn buồng bệnh thì chỉ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo giá dịch vụ hiện hành của nhà nước áp dụng cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó và theo mức hưởng trên.

(2). Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo đúng tuyến, đúng thủ tục có sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí trong phạm vi được hưởng như sau:

(a). 100% chi phí đối với trẻ em dưới 6 tuổi và đối tượng là người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh bị mất sức lao động từ 81% trở lên; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát;

(b). 100% chi phí đối với sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân nhưng không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật đó; phần còn lại do ngân sách của cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng chi trả;

(c). 100% chi phí đối với người có công với cách mạng (trừ các đối tượng được hưởng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này) nhưng không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật đó;

(d.) 95% chi phí đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng, người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật và người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn nhưng không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật đó;

(đ). 80% chi phí đối với các đối tượng khác nhưng không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật đó.

(3). Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu hoặc khám bệnh, chữa bệnh không theo tuyến chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định (trừ trường hợp cấp cứu) thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng quy định tại Điều 21 Luật bảo hiểm y tế như sau:

(a). 70% chi phí đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đạt tiêu chuẩn hạng III và không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho mỗi lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn;

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Huy động nguồn lực tài chính phục vụ công tác xã hội hóa y tế tại bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng (Trang 47 - 78)