Quan điểm bảo đảm cho công tác xã hội hó ay tế tại Bệnh Viện Đa Khoa Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Huy động nguồn lực tài chính phục vụ công tác xã hội hóa y tế tại bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng (Trang 89 - 91)

2.1.3 .Cơ cấu tổ chức bộ máy

3.1. Quan điểm bảo đảm cho công tác xã hội hó ay tế tại Bệnh Viện Đa Khoa Lâm

3.1. Quan điểm bảo đảm cho công tác xã hội hóa y tế tại Bệnh Viện Đa Khoa Lâm Đồng Lâm Đồng

3.1.1. Quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với công tác xã hội hóa y tế. công tác xã hội hóa y tế.

Ngành y tế phải luôn bám sát nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cách mạng của Đảng và dân tộc. Khi còn dưới chế độ thực dân Pháp, y tế Việt nam chỉ là một bộ phận nhỏ bé được lập ra để phục vụ cho tầng lớp thượng lưu trong xã hội; y tế chỉ phát triển ở các đô thị lớn và chỉ chú trọng đến việc chữa bệnh một cách thụ động. Ngay sau khi cách mạng tháng 8 thành công, dưới sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ chí minh ngành y tế đã lấy việc phục vụ sức khỏe cho đông đảo đồng bào mà trước hết là nhân dân lao động phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc là mục đích chính của mình.

Chúng ta đang xây dựng một nền y tế sao cho mọi người dân không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt dân tộc đa số hay dân tộc thiểu số, không phân biệt sống ở nông thôn hay thành thị, miền xuôi hay miền núi, đều được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, kể cả phòng bệnh lẫn chữa bệnh và phục hồi chức năng. Ngay cả trong thời kỳ hiện nay khi chúng ta thực hiện quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường, xã hội có sự phân hóa giàu nghèo do mặt trái của cơ chế thị trường mang lại, nền y tế việt nam vẫn kiên trì theo đuổi tính chất này. Y tế việt nam luôn

đề cao mục đích “công bằng ” trong chăm sóc sức khỏe và con đường để đến mục đích công bằng trong chăm sóc sức khỏe đã được Nghị quyết 90/CP ngày 21/8/1997 của Chính Phủ đã chỉ rõ. “Thực hiện XHH các hoạt động giáo dục, văn hoá cũng là giải pháp quan trọng để thực hiện chính sách công bằng xã hội…. phải ưu tiên đối với người có công, phải trợ giúp người nghèo, vùng nghèo; người có công, có cống hiến nhiều hơn, được xã hội và Nhà nước chăm lo nhiều hơn… Công bằng xã hội trong việc huy động các nguồn lực của nhân dân vào các hoạt động văn hóa, xã hội.”

3.1.2. Quán triệt quan điểm của tỉnh đối với công tác xã hội hóa của Ngành y tế Lâm Đồng. Ngành y tế Lâm Đồng.

Quan điểm của UBND Tỉnh Lâm đồng đối với công tác xã hội hóa y tế được thể hiện rõ trong Quyết định 1159 /QĐ-UBND về phê duyệt đề án xã hội hóa y tế giai đoạn 2011 – 2015 cụ thể như sau [25]:

- Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng, là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và toàn xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các dịch vụ chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân, góp phần xây dựng nền y tế toàn diện trên cơ sở kết hợp y tế công lập và y tế ngoài công lập;

- Thực hiện xã hội hóa để phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động nguồn lực của xã hội chăm lo sự nghiệp y tế và tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được thụ hưởng thành quả y tế ở mức độ ngày càng cao. Trong đó :

+ Xã hội hóa các hoạt động y tế trên cơ sở tăng cường đầu tư của Nhà nước kết hợp với nguồn đầu tư của xã hội để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; thực hiện tốt việc trợ giúp cho các đối tượng chính sách, người nghèo trong chăm sóc và nâng cao sức khỏe;

Đồng thời, phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức quần chúng, đặc biệt là các hội nghề nghiệp trong việc giám sát các hoạt động dịch vụ y tế;

+ Khuyến khích các cơ sở y tế công lập duy trì các hình thức huy động vốn, liên doanh, liên kết để thành lập đơn nguyên điều trị, trung tâm điều trị theo yêu cầu tự hạch toán độc lập.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Huy động nguồn lực tài chính phục vụ công tác xã hội hóa y tế tại bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng (Trang 89 - 91)