Một số giải pháp cụ thể:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Huy động nguồn lực tài chính phục vụ công tác xã hội hóa y tế tại bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng (Trang 91 - 93)

2.1.3 .Cơ cấu tổ chức bộ máy

3.2. Một số giải pháp cụ thể:

3.2.1. Đối với Bệnh Viện Đa Khoa Lâm Đồng.

Trong điều kiện chưa thể tổ chức thành các khu khám chữa bệnh theo yêu cầu riêng, để hạn chế những nhược điểm do phương án Liên doanh liên kết và khám chữa bệnh theo yêu cầu mang lại là: Lẫn lộn công tư trong khám chữa bệnh, Lợi dụng phương án này để tổ chức thu phí thêm của người bệnh... Trong thẩm quyền của mình, Bệnh Viện Đa Khoa Lâm Đồng cần phải: Tổ chức đánh giá đề án xã hội hóa y tế; Đồng thời, xây dựng lại đề án xã hội hóa y tế theo hướng công khai rõ gói dịch vụ khám chữa bệnh trọn gói để người bệnh được biết toàn bộ chi phí của gói dịch vụ khám chữa bệnh; điều chỉnh lại chi phí thu dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu vì việc xây dựng giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu từ cuối năm 2006, áp dụng từ năm 2007. Khi đó, giá thu một phần viện phí theo Thông tư liên bộ số 14/TTLB và Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BYT-BTC-BLĐTB&XH khá thấp so với giá thu viện phí quy định tại thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-BYT- BTC;

Xây dựng đề án từng bước hình thành các đơn vị trực thuộc khám và điều trị theo yêu cầu riêng biệt, hạch toán độc lập theo cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp, dần loại bỏ phương án liên doanh liên kết và khám chữa bệnh theo yêu cầu đang thực hiện trong Bệnh Viện. Đối với Bệnh viện Đa Khoa Lâm Đồng (Đơn vị cấp trên) tập trung cho công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo, khám và điều trị cho người bệnh theo chỉ tiêu kế hoạch và nhiệm vụ được giao hàng năm của cơ quan cấp trên. Nguồn kinh phí cho hoạt động thường xuyên của Bệnh viện từ nguồn thu một phần viện phí, thu viện phí Bảo hiểm y tế và thu từ hoạt động đào tạo mang lại, phần còn lại sẽ do Ngân sách Nhà Nước đảm bảo;

Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho người bệnh thông qua hình thức, Liên kết các Bệnh viện công lập trong khu vực, với các tổ chức y tế từ thiện như: Hội phổi Pháp – Việt..., xây dựng mô hình Bệnh viện vệ tinh của của các bệnh viện tuyến trên để thực hiện các dịch vụ kỹ thuật cao phục vụ cho người bệnh.

3.2.2. Đối với Ngành Y tế Lâm Đồng.

Việc tính và trích khấu hao tài sản, tỷ lệ phân chia lợi nhuận trong phương án Liên doanh liên kết và khám chữa bệnh theo yêu cầu hiện nay đối với đặc thù của Ngành Y Tế chưa nghiên cứu cũng như hướng dẫn cụ thể nào. Vì vậy, Ngành Y tế cần thiết có văn bản quy định tỷ lệ trích, tính khấu hao tài sản đầu tư, tham gia vào liên doanh liên kết trong khám chữa bệnh, quy định tỷ lệ phân phối nguồn thu tối thiểu khi chưa thu hồi vốn, khi đã thu hồi vốn để các cơ sở y tế có căn cứ tham chiếu khi đàm phán các hợp đồng liên doanh liên kết.

3.2.3. Đối với UBND Tỉnh Lâm Đồng.

Ngân sách Nhà Nước và nguồn thu từ khám chữa bệnh cho người có thẻ Bảo hiểm y tế được coi là tài chính công phục vụ cho khám chữa bệnh, qua kinh nghiệm của các nước và nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới, khi nguồn tài chính của các cơ sở khám chữa bệnh từ nguồn này thấp hơn nguồn tài chính từ tiền túi của người bệnh (Người bệnh trực tiếp trả phí khi đi khám chữa bệnh) thì đang tồn tại một cơ chế tài chính y tế mất công bằng. Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định 85/2012/NĐ-CP có hiệu từ 01 tháng 12 năm 2012, quy định lộ trình các cơ sở khám chữa bệnh phải tự cân đối các khoản chi tiền lương, sửa chữa thường xuyên tài sản vào giá dịch vụ khám chữa bệnh. Theo Nghị định này, từ năm 2016 Bệnh viện Đa Khoa Lâm Đồng phải cơ cấu vào giá dịch vụ khám chữa bệnh chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp và chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định. Như vậy, để đảm bảo có một nền y tế công bằng, cần thiết phải duy trì tỷ lệ nguồn thu từ tài chính công khi ngân sách nhà nước rút bớt từ nguồn này. Vì vậy, cần phải sớm triển khai bảo hiểm y tế hướng đến bảo hiểm y tế toàn dân. Đồng thời, có chính sách tăng mức hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm cho đối tượng cận nghèo, có chính sách hỗ

trợ cho người nghèo khoản chi phí cùng chi trả khi đi khám chữa bệnh có thẻ bảo hiểm y tế;

Phê duyệt giá dịch vụ y tế đúng với thực tế chi phí phát sinh và tính dần chi phí lương, phụ ấp và sửa chữa thường xuyên tài sản cố định vào giá theo lộ trình quy định tại Nghị định 85/2012/NĐ-CP. Đồng thời, để giảm chi phí điều trị cho người bệnh cần tập trung quản lý giá thuốc và vật tư tiêu hao phục vụ cho người bệnh ngoài chi chi phí giá dịch vụ khám chữa bệnh. Chuyển dần việc cấp kinh phí Ngân sách Nhà Nước cho Bệnh Viện (đối tượng cung cấp dịch vụ) sang cho người bệnh (người thụ hưởng dịch vụ);

Chỉ đạo cho Ngành Y tế, Tài Chính và cơ quan Bảo hiểm xã hội Tỉnh Lâm Đồng xây dựng mức thanh toán chi phí điều trị theo nhóm chẩn đoán; Đồng thời, thường xuyên cập nhật bổ sung các dịch vụ kỹ thuật mới trong điều trị cho người bệnh vào gói quyền lợi cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Huy động nguồn lực tài chính phục vụ công tác xã hội hóa y tế tại bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng (Trang 91 - 93)