II. Dàn bài chi tiết Mở bài:
b. nghĩa của chi tiếtkì ảo
Những chi tiết kì ảo trên là phần sáng tạo của Nguyễn Dữ so với truyện cổ tích “ Vơ chàng Trương” nó chứa đựng nhiều ý nghĩa và làm lên giá trị của tác phẩm. Để phù hợp với đặc trưng của truyện truyền kì, làm thành một kết thúc có hậu thỏa mãn ước mơ của nhân dân ta về một xã hội công bằng: Người ở hiền gặp lành, người gặp oan ức được minh oan. Khẳng định chân lí cái đẹp là bất tử Vũ Nương khôn chết mà được sống trong cõi vĩnh hằng vì nàng là hiện thân của cái đẹp.
-Góp phần hoàn thành vẻ đẹp của Vũ Nương: Nàng không chỉ đẹp ở cuộc sống dương thế mà còn đẹp ở một thế giới khác.
- Vũ Nương mặc dù được sống ở thế giới khác sung sướng và hạnh phúc nhưng khi nghe Phan lang kể chuyện nhà nàng đã ứa nước mắt. Đó là những giọt nước
mắt xót xa nhung nhớ yêu thương một con người vẫn nặng tình, nặng nghĩa với gia đình, quê hương.
- Không chỉ vậy với Trương Sinh người đã gián tiếp bức tử nàng, đẩy cuộc đời nàng đến đau thương mà Vũ Nương không một lời oán trách. Khi hiện về nàng vẫn thiết tha: “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Cho thấy Vũ Nương là một người giàu lòng vị tha, bao dung và nhân hậu.
- Đối với Linh Phi người đã cứu sống nàng nên Vũ Nương luôn canh cánh trong lòng một lời thề: “ Cảm ơn đức Linh Phi đã thề sống chết cũng không bỏ” . Cho thấy Vũ Nương là người sống ân nghĩa thủy chung, là người trọng tình nghĩa. - Mặc dù sống ở cõi tiên nhưng Vũ Nương vẫn khao khát phục hồi danh dự, vẫn day dứt khổ vì nỗi oan chưa được giải nên nàng nhờ Phan Lang nhắn với Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng.
- Yếu tố kì ảo góp phần phản ánh hiện thực và tố cáo xã hội phong kiến một cách sâu sắc hơn.
Tuy tác phẩm kết thúc có hậu nhưng cũng không làm mất đi tính bi kịch của tác phẩm.
-Vũ Nương trở về dương thế rực rỡ uy nghi nhưng chỉ thấp thoáng giữa dòng rồi bóng nàng mờ nhạt dần rồi biến mất.
=> Tất cả chỉ là ảo ảnh, là một chút an ủi cho người bạc phận là nàng và chồng con âm dương chia lìa đôi ngả, hạnh phúc thật sự đã vĩnh viễn rời xa đâu còn có thể lưu lại được nữa.
- Lời từ biệt nghẹn ngào chua xót của nàng ở bến Hoàng Giang: “ Thiếp chẳng thể trở về nhân gia được nữa” đã kết tội cho xã hội phong kiến bất công đã chà đạp lên quyền sống của người phụ nữ.
c. Đánh giá
- Những yếu tố kì ảo được đưa vào truyện rất tự nhiênhợp líbởi nó được đưa xen kẽ với yếu tố thực về địa danh:
+ Bến Hoàng Giang + Ải Chi Lăng
+ Về thời đại lịch sử cuối đời khai đại nhà Hồ + Cùng với nhân vật lịch sử Trần Thiên Bình.
+ Sự kiện lịch sử quân Minh sang xâm lược nước ta nhiều người chạy trốn đắm thuyền.
+ Trang phục của các mĩ nhân quần áo thướt tha mái tóc búi xẽ.
+ Tình cảnh nhà Vũ Nương: Không có người chăm sóc, cây cối rậm thành rừng, cỏ gai rợp mắt.
Tác dụng: Làm cho thế giới kì ảo lung linh mơ hồ trở lên gần gũi với cuộc đời thực, làm tăng độ tin cậy khiến người đọc không cảm thấy ngỡ ngàng.
-Những yếu tố kì ảo có giá trị thật lớn. Thông qua các yếu tố kì ảo nhà văn thể hiện niềm thương cảm , trân trọng đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến đồng thời thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về chiến thắng cuối cùng cái thiện thắng cái ác, cái đẹp lẽ công bằng ở đời.
3. Kết bài
Đã nhiều thế kỉ trôi qua nhưng đến nay “ Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ vẫn còn nguyên giá trị. Những yếu tố kì ảo ở cuối truyện đã góp phần rất lớn tạo nên thành công ấy của tác phẩm. Nó góp phần thể hiện sâu sắc chủ đề của tác phẩm tạo nên sự hấp dẫn lôi cuốn đối với người đọc và làm lên sức sống lâu bền của áng thiên cổ tùy bút. Đọc tác phẩm ta thấy rõ tài năng sáng tạo tuyệt vời của Nguyễn Dữ, từ đó ta lại càng thêm nâng niu trân trọng cái tài, cái tâm của tác giả dành cho những thân phận bèo bọt trong xã hội phong kiến.
LÀNG
Kim Lân
ĐỀ SỐ 1: PHÂN TÍCH NHÂN VẬT ÔNG HAI QUA TRUYỆN NGẮN “LÀNG” “LÀNG”
I. Mở bài
Cách 1: Kim Lân là nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi hiện đại
Việt Nam. Trong suốt cuộc đời cầm but của mình ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị, trongđó đặc sắc nhất là truyện ngắn « Làng » . Truyện viết về hình ảnh người nông dân trong thời kì đổi mới - Đó là ông Hai một người có tình yêu với làng quê tha thiết gắn bó, hòa quyện thống nhất trong tình yêu đất nước vô cùng sâu nặng. Tình cảm thiêng liêng ấy được thể hiện xuyên suốt tác phẩm.
Cách 2: Đề tài người nông dân đã trở thành mảnh đất màu mỡ để các nhà
văn ươm trồng lên biết bao kiệt tác.Trước CMT8 Ngô Tất Tố đã đem đến cho người đọc một chị Dậu với sức sống mãnh liệt của người nông dân bị áp bức, Nam Cao đem đến một lão Hạc một người giàu lòng tự trọng và lòng thương con vô bờ bến. Sau CM Kim Lân nhà văn của nông dân đã đem đến cho người đọc hình ảnh người nông dân trong thời kì đổi mới, đó là nhân vật ông Hai trong truyện ngắn « Làng ». Truyện kể về ông Hai một người nông dân có tình yêu với làng quê tha thiết gắn bó, hòa quyện thống nhất trong tình yêu đất nước vô cùng sâu nặng. Tình cảm thiêng liêng ấy được thể hiện xuyên suốt tác phẩm
Cách 3:Tình yêu làng luôn là tình cảm gắn bó thiêng liêng trong tâm hồn mỗi
người dân Việt Nam, song ở mỗi thời kì lịch sử tình cảm đó lại mang vẻ đẹp lấp lánh ánh sáng thời đại. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến người nông
dân Việt Nam không chỉ yêu làng, mà còn yêu kháng chiến, yêu cách mạng. Điều này được khắc họa rõ nét qua truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân.Đọc truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân, người đọc vô cùng ấn tượng về nhân vật ông Hai. Đó là một người nông dân có tình cảm yêu làng, yêu nước, đáng quý, đáng trân trọng