và tự hào về làng của mình.
- Ông Hai là một người nông dân Việt Nam sinh ra ở làng chợ Dầu, thuần hậu, chất phác. Giống như bao người nông dân khác ông Hai có một tình yêu với làng quê thiết tha sâu nặng.
- Trước cách mạng ông thường khoe về sự giàu có trù phú của làng với một niềm tự hào, kiêu hãnh.
- Khi cuộc kháng chiến bùng nổ ông phải rời làng tới nơi tản cư mới. Ở nơi tản cư ông luôn đau đáu nhớ về làng quê của mình, nhớ về tinh thần kháng chiến, nhưng rồi bỗng nhiên ông nghe tin làng chợ Dầu theo tây. Cái tin đó làm cho ông từ đỉnh cao của niềm vui, niềm tự hào, kiêu hãnh rơi xuống vực thẳm của sự đau xót, tủi hổ, nhục nhã.
- Quá đau khổ nhục nhã, ông Hai không dám đi đâu, không biết tâm sự cùng ai, nhất là khi nghe tin mụ chủ nhà đuổi khéo, ông Hai rơi vào tận cùng của sự bế tắc, giằng xé và cuối cùng ông quyết định dứt khoát tột cùng đau đớn: “ làng thì yêu thật nhưng theo tây thì phải thù”
b. Tâm trạng của ông Hai khi tâm sự với thằng con út
Chuyển ý:Mặc dù quyếtđịnh như vậy nhưng trong lòng ông Hai vẫn bộn bề tâm
trạng, dồn nén và bế tắc ông Hai trút lòng mình vào lời tâm tình thủ thỉ với đứa con út.
*Tại sao ông Hai chọn trò chuyện với con?
Sẽ có không ít người đọc thắc mắc rằng tại sao ông Hai lại chọn trò chuyện với đứa con út - một đứa trẻ chưa hiểu chuyện gì, chưa biết gì về kháng chiến, về cách mạng. Trò chuyện với đứa con còn bé là cái cách để ông trải lòng mình, để tự minh oan cho mình và cũng là để ông có thêm niềm tin vào những điều mà ông đã chọn lựa. Xây dựng chi tiết này cho thấy Kim Lân thực sự rất am hiểu tâm lí của con người, nhất là người nông dân trong kháng chiến.
Luận điểm 1: Ông Hai có tình yêu làng quê tha thiết sâu nặng
* Trong cuộc trò chuyện ông vẫn hướng con về làng, về quê hương nguồn cội
- Mở đầu đoạn trích là hình ảnh ông Hai: “ Ôm thằng út vào lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó”
=> Cử chỉ ấy xiết bao trìu mến thân thương mà ông Hai dành cho con.