- Truyện thành công bởi xây dựng tình huống truyện đặc sắc Truyện đặt
2: CẢM NHẬN VỀ NHÂN VẬTÔNG SÁU TRONG TRUYỆN NGẮN “CHIẾC LƯỢC NGÀ” CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG
“CHIẾC LƯỢC NGÀ” CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG
Cách 1: Nguyễn Quang Sáng là một trong những cây bút tiêu biểu của
nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Trong suốt cuộc đời cầm bút của mình ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị, trong đó đặc sắc nhất là truyện ngắn “ Chiếc lược ngà”. Đọc truyện ta vô cùng xúc động trước tình cảm cha con trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Truyệnđã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật ông Sáu - một người lính cách mạng dũng cảm, một người cha yêu thương con mãnh liệt. ( Tình cảm ấy được thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm nhưng thể hiện xúc động nhất là đoạn trích sau…)
Cách 2: Bom đạn chiến tranh đã khiến cho đất nước mang trên mình
những vết thương, khiến cho bao gia đình tan nát vì chia xa, những nỗi đau cứ thế mà chồng chất. Tuy nhiên, giữa bản nhạc buồn của chiến tranh, văn học vẫn mang đến cho đời sống tình cảm của con người những cung bậc, những âm thanh da diết, tuyệt đẹp về tinh thần đoàn kết, về tình đồng đội, đồng chí và cả tình cảm gia đình thiêng liêng bất diệt. Một trong những tác phẩm hay nhất viết về tình cảm gia đình trong chiến tranh là “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Truyệnđã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật ông Sáu - một người lính cách mạng dũng cảm, một người cha yêu thương con mãnh liệt.
B.Thân bài
1. Khái quát về tác phẩm
Tác phẩm Chiếc lược ngà được Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang rất ác liệt. Truyện kể về tình cảnh éo le của cha con ông Sáu để từ đó khẳng định rằng: Chiến tranh có thể cướp đi tất cả, thậm chí là cả mạng sống của con người nhưng tình cảm gia đình thì không gì có thể giết chết được.
2. Phân tích nhân vật ông Sáu a. Hoàn cảnh của ông Sáu
- Ông Sáu sinh ra trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, giống như bao chàng trai khác ông Sáu phải xa gia đình cầm sung vào chiến trường từ khi đứa con gái chưa đầy một tuổi, mãi đến khi con gái lên 8 tuổi ông mới có dịp về thăm nhà. - Nhưng bé Thu con gái ông lại nhất định không chịu nhận ba chỉ vì vết thẹo trên má nên không giống với bức ảnh chụp chung với má.
- Bé Thu đối xử với ông Sáu như người xa lạ, đến lúc hiểu ra thì tình cha con xúc động mãnh liệt trong em, cũng là lúc ông sáu phải trở về khu căn cứ.
- Ở khu căn cứ ông dành hết tình cảm nhớ thương con vào việc làm chiếc lược ngà nhưng chưa kịp trao cho con ông Sáu đã hi sinh trong một trận càn của giặc. Trước lúc nhắm mắt đi xuôi ông đã kịp lấy trong túi áo chiếc lược ngà để trao lại cho người bạn.
- Như vậy chiến tranh đã làm cho cha con ông Sáu phải li tán, cuộc đời ông chỉ được ôm con một lần và chỉ được chăm sóc con bằng một cây lược ngà mà cây lược ấy mười năm sau bé Thu mới được nhận.
=> Chiến tranh không chỉ cướp đi ông Sáu mà còn cướp đi biết bao người cha khác. Như vậy tuy không viết về bom đạn nơi chiến trường nhưng tình cảm gia đình trong chiến tranh đã làm lay động biết bao trái tim bạn đọc.