Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh vĩnh phúc (Trang 31 - 67)

1.2. Cơ sở lý luận về thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

1.2.2. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2.2.1. Khái niệm về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là áp dụng các biện pháp, chính sách để thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đem vốn đến đầu tƣ trực tiếp bằng các hình thức khác nhau, phù hợp với lợi ích chung của cả nhà đầu tƣ và quốc gia, địa phƣơng tiếp nhận đầu tƣ.

1.2.2.2. Những nội dung cơ bản của thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

* Hoạch định chính sách thu hút FDI

Trên phạm vi quốc tế cũng nhƣ trong khu vực, cuộc cạnh tranh thu hút FDI đang diễn ra gay gắt do ngày càng nhiều quốc gia chuyển hƣớng theo kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế, mở cửa để buôn bán và đầu tƣ với thế giới. Do vậy, Chính phủ các nƣớc thƣờng xuyên điều chỉnh các chính sách trực tiếp tác động và chính sách có liên quan đến FDI nhằm phát huy lợi thế so sánh của từng quốc gia.

Trong thế giới hiện đại, lợi thế so sánh của một nƣớc đã thay đổi. Tài nguyên thiên nhiên vẫn là một lợi thế, nhƣng không còn giữ vị trí trọng yếu nhƣ trong thời kỳ công nghiệp thâm dụng tài nguyên là phổ biến. Yếu tố địa - chính trị giữ vai trò quan trọng nhƣng đã thay đổi nhiều do tiến bộ trong công nghệ thông tin, giao thông, vận tải và viễn thông. Ngày nay, ổn định chính trị

và an ninh kinh tế, an toàn xã hội trở thành lợi thế nổi trội trong một thế giới đầy biến động cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các tổ chức khủng bố quốc tế. Chi phí lao động vẫn là một yếu tố đƣợc nhiều nhà đầu tƣ coi trọng, nhất là trong lĩnh vực và ngành nghề sử dụng nhiều lao động, tuy nhiên, năng suất lao động mới là yếu tố hàng đầu, gắn với trình độ lành nghề, năng lực tiếp cận công nghệ hiện đại, đội ngũ lao động có cơ cấu hợp lý, đƣợc đào tạo tốt đáp ứng nhu cầu về số lƣợng và chất lƣợng lao động của doanh nghiệp.

Chính sách FDI có thể chia làm ba loại: Chính sách thu hút FDI, chính sách nâng cấp FDI và chính sách khuyến khích các mối liên kết giữa các tập đoàn xuyên quốc gia (TNC) với doanh nghiệp trong nƣớc.

Chính sách thu hút FDI đƣợc hình thành bằng các ƣu đãi về thuế, đất đai, cơ chế thuận lợi trong việc chu chuyển vốn, xuất nhập khẩu, kinh doanh trên thị trƣờng trong nƣớc và các bảo đảm bằng luật pháp quyền sở hữu vốn và tài sản, sở hữu trí tuệ của nhà đầu tƣ.

Chính sách nâng cấp FDI đƣợc hình thành theo các định hƣớng ƣu tiên thu hút FDI nhƣ dự án công nghệ cao, dịch vụ hiện đại, xây dựng khu kinh tế đặc biệt với những ƣu đãi cao hơn so với các dự án FDI thông thƣờng. Trong một số trƣờng hợp, có nƣớc còn áp dụng hình thức trợ cấp của Chính phủ cho nhà đầu tƣ để họ thực hiện dự án có quy mô lớn, tác động lan tỏa rộng, thuộc danh mục ƣu tiên cao nhất.

Chính sách khuyến khích các mối liên kết giữa TNCs quốc tế với doanh nghiệp trong nƣớc đƣợc hình thành nhƣ là một phần trong chính sách công nghiệp, dịch vụ của từng quốc gia, nhằm làm cho các doanh nghiệp trong nƣớc đƣợc hƣởng lợi từ FDI nhờ vào mối quan hệ hợp tác và phân công về công nghệ và thị trƣờng tiêu thụ với các TNCs. Chính sách này cũng khuyến khích TNCs quốc tế hợp tác với các cơ sở đào tạo (nhất là bậc đại học và dạy nghề trình độ cao), tổ chức nghiên cứu khoa học trong nƣớc để nâng cao hơn nữa trình độ và năng lực của các cơ sở, tổ chức đó.

Trên thực tế, từ khi ban hành Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài năm 1987 đến nay, Việt Nam đã và đang theo đuổi cả ba loại chính sách trên. Tuy nhiên, tính nhất quán và ổn định trong các chính sách vẫn chƣa đƣợc bảo đảm, nhất là các luật thuế và hải quan, đôi khi đƣợc điều chỉnh không đồng bộ với các chính sách có liên quan đến thu hút FDI.

Các nghiên cứu của thế giới đã cảnh báo về tình trạng “cuộc chiến chào mời,khuyến khích đầu tƣ” có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến phúc lợi xã hội của nƣớc nhận đầu tƣ. Trong trƣờng hợp Chính phủ ban hành quy định ƣu đãi mới có tác động gia tăng cả số lƣợng và chất lƣợng FDI, bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI thì tổng ảnh hƣởng đến phúc lợi xã hội là dƣơng. Ngƣợc lại, khi các ƣu đãi mới làm giảm hiệu quả của FDI thì tổng ảnh hƣởng là âm.

Việc theo đuổi chính sách khuyến khích FDI đồng thời coi trọng chất lƣợng FDI là hai mặt có quan hệ hữu cơ trong chính sách của Việt Nam. Thời kỳ đầu mở cửa, để thu hút vốn đầu tƣ quốc tế trong điều kiện trình độ phát triển của nƣớc ta còn thấp, chính sách ƣu đãi FDI chủ yếu dành cho các dự án thâm dụng lao động dù quy mô nhỏ, chỉ từ vài triệu đến chục triệu USD. Từ đầu thế kỷ XXI, Chính phủ đã điều chỉnh chính sách thu hút FDI theo hƣớng gắn với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế theo mô hình tăng trƣởng mới đã đƣợc Đại hội lần thứ IX của Đảng (năm 2001) đề ra. Đó là cùng với việc tiếp tục khuyến khích các dự án thâm dụng lao động thì coi trọng hơn các dự án công nghệ cao, dịch vụ hiện đại, đầu tƣ vào khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Năm 2007, tổng kết 20 năm thực hiện Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam, Chính phủ đã điều chỉnh theo hƣớng nâng cấp chính sách FDI, coi trọng hơn chất lƣợng và hiệu quả kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, trong suốt thập niên đầu của thiên niên kỷ mới, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế vẫn diễn ra chậm chạp, cơ cấu đầu tƣ của FDI cũng trong

tình trạng đó, các ƣu tiên đầu tƣ vào công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trƣờng, dịch vụ chất lƣợng cao, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu và phát triển không đạt đƣợc nhƣ kỳ vọng. Do vậy, làm giảm tác động của FDI đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Từ năm 2006, Chính phủ phân cấp cho chính quyền tỉnh, thành phố quyền hạn lớn hơn đối với FDI, bên cạnh mặt tích cực là có nhiều sáng kiến trong thu hút FDI, đã xảy ra tình trạng “xé rào trong ƣu đãi đầu tƣ” mà các nhà kinh tế thế giới gọi là “cuộc chiến chào mời, khuyến khích đầu tƣ” gây tác động tiêu cực đến phúc lợi xã hội của dân cƣ do những ƣu đãi không cần thiết, chỉ nhằm mục đích để cạnh tranh với địa phƣơng lân cận.

Trong 5 năm (2011 - 2015), việc điều chỉnh chính sách FDI gắn với cải cách thủ tục hành chính đã làm cho hoạt động FDI khởi sắc, đặc biệt là từ 2013 đến nay, nhiều nhà đầu tƣ tiềm năng đang thực hiện những dự án công nghệ cao với quy mô vốn hàng tỷ USD nhƣ Samsung, LG, Microsoft - Nokia, Intel… đã giúp Việt Nam dần trở thành địa điểm sản xuất hàng điện tử của thế giới.

Trong điều kiện nƣớc ta đã là thành viên của WTO, Chính phủ cần hƣớng vào chính sách nâng cấp FDI, trong khi vẫn khuyến khích các nhà đầu tƣ vừa và nhỏ, cần khai thác thế mạnh của những tập đoàn kinh tế nằm trong 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới; trong khi vẫn quan tâm đến đầu tƣ từ các nƣớc châu Á, cần có giải pháp để gia tăng nhanh chóng dòng vốn FDI từ các nƣớc OECD, nhất là Mỹ, nƣớc có FDI đứng đầu thế giới và các nƣớc lớn trong EU nhƣ Đức, Pháp, Anh.

Kinh nghiệm thực tế cũng đã chỉ ra rằng, yếu tố quan trọng hấp dẫn nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chính là tínhổn định trong chính sách thu hút FDI. Khi Chính phủ thay đổi chính sách thì cần tạo thuận lợi cho các nhà đầu tƣ, tránh làm thiệt hại lợi ích của nhà đầu tƣ. Trong trƣờng hợp bất khả kháng, Chính phủ áp dụng chính sách không có lợi cho nhà đầu tƣ thì cần thực hiện nguyên

tắc “không hồi tố”, hoặc bồi thƣờng thiệt hại cho nhà đầu tƣ do chính sách mới gây ra.

Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, nhất là các tập đoàn kinh tế lớn luôn mong muốn Chính phủ Việt Nam có những cam kết rõ ràng nhƣ công khai, minh bạch về luật pháp, thực hiện đúng các quy định của WTO về đầu tƣ có liên quan đến thƣơng mại, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, xử lý tranh chấp và bảo đảm các cam kết đó đƣợc thực hiện trong suốt quá trình đầu tƣ và kinh doanh của họ.

Hoạch định chính sách thu hút đầu tƣ FDI thông qua việc ban hành Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài năm 1987, Luật Đầu tƣ năm 2005

Trong giai đoạn khởi đầu thời kỳ “mở cửa” với thế giới, khi Việt Nam còn xa lạ với dòng vốn FDI, đại bộ phận chuyên gia kinh tế và pháp lý không đủ trình độ giao tiếp bằng tiếng Anh, chúng ta đã tìm đƣợc phƣơng thức có hiệu quả nhất để hình thành Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài. Đó là dịch ra tiếng Việt hàng chục luật đầu tƣ nƣớc ngoài của nhiều nƣớc để tham khảo, lựa chọn những nội dung tốt nhất và thích hợp với điều kiện Việt Nam, mời một số chuyên gia nƣớc ngoài tham gia quá trình soạn thảo văn bản luật, tổ chức nhiều cuộc hội thảo từng chƣơng, từng điều luật. Đó cũng là quá trình tự học hỏi, nâng cao trình độ của cán bộ lãnh đạo các ngành và chính quyền địa phƣơng.

Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam năm 1987 có 6 chƣơng, 42 điều, khá ngắn gọn nhƣng thể hiện minh bạch và nhất quán chính sách thu hút FDI. Điều 1 quy định: “Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoan nghênh và khuyến khích các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài đầu tƣ vốn và kỹ thuật vào Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam, tuân thủ pháp luật Việt Nam, bình đẳng và các bên cùng có lợi. Nhà nƣớc Việt Nam bảo đảm quyền sở hữu đối với vốn đầu tƣ và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài, tạo những điều kiện thuận lợi và định các thủ tục dễ dàng cho các tổ chức, cá nhân đó đầu tƣ vào Việt Nam”.

So với luật đầu tƣ nƣớc ngoài của một số nƣớc trong khu vực thì Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam đƣợc dƣ luận quốc tế đánh giá là thông thoáng và hấp dẫn hơn, ví dụ không hạn chế tỷ lệ vốn tối đa trong xí nghiệp liên doanh, chỉ hạn chế tỷ lệ vốn tối thiểu không dƣới 30%, áp dụng hình thức 100% vốn nƣớc ngoài, ƣu đãi thuế khá cao và thu tiền thuê đất khá thấp, các thủ tục hành chính rất đơn giản.

Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam năm 1987 cũng có những nhƣợc điểm về chính sách, trong đó có vấn đề liên quan đến nhận thức và quan điểm nhƣ quy định tại khoản 2 Điều 2: “Các tƣ nhân Việt Nam có thể chung vốn với tổ chức kinh tế Việt Nam thành bên Việt Nam để hợp tác kinh doanh với bên nƣớc ngoài”, có nghĩa là tƣ nhân không đƣợc tự hợp tác với bên nƣớc ngoài; hoặc có vấn đề do chƣa đạt đƣợc sự đồng thuận giữa các nhà hoạch định chính sách nhƣ quy định tại Điều 15: “Thời hạn hoạt động của xí nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài không quá 20 năm. Trong trƣờng hợp cần thiết, thời hạn này có thể dài hơn”, bởi vì vào thời điểm đó, kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chƣa đƣợc coi là bộ phận hữu cơ của nền kinh tế quốc dân.

Sau 2,5 năm thi hành, ngày 30/6/1990, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam để khắc phục một số nhƣợc điểm của Luật ban hành năm 1987. Khoản 2 Điều 1 quy định: “Bên Việt Nam là một bên gồm một hoặc nhiều tổ chức kinh tế Việt Nam có tƣ cách pháp nhân thuộc các thành phần kinh tế”. Khoản 2 Điều 3 bổ sung thêm quy định: “Các tổ chức kinh tế tƣ nhân Việt Nam đƣợc hợp tác kinh doanh với tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài trong lĩnh vực và điều kiện do Hội đồng Bộ trƣởng quy định”.

Ngày 23/12/1992, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 2 tiếp tục sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam quy định thêm các hình thức và phƣơng thức đầu tƣ mới nhƣ khu chế xuất, xí nghiệp chế xuất,

hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT); mua lại để tăng dần tỷ trọng vốn góp của bên Việt Nam hoặc mua lại từng phần trong một số xí nghiệp liên doanh quan trọng. Thời hạn hoạt động của xí nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài phổ biến là 50 năm, có thể đến 70 năm (mức tối đa).

Câu chuyện Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam năm 1987 đƣợc hình thành chỉ trong 9 tháng và hai lần sửa đổi trong vòng 5 năm đã cho thấy tầm quan trọng của luật này đối với kinh tế Việt Nam. Trên thực tế, giai đoạn 1991 - 1998 cũng là thời kỳ “hoàng kim” trong lịch sử phát triển đất nƣớc với tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm 8,5%, FDI đóng góp khoảng 30% tốc độ tăng trƣởng kinh tế, 30% vốn đầu tƣ xã hội, 40% kim ngạch xuất khẩu, hình thành một số ngành công nghiệp quan trọng nhƣ khai thác dầu khí, ô tô, xe máy, điện tử, dịch vụ cao cấp; đồng thời cũng giúp Việt Nam tích lũy thêm các bài học kinh nghiệm về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo cơ chế kinh tế thị trƣờng và thông lệ quốc tế bằng cách phát hiện nhanh chóng nhƣợc điểm của các quy định hiện có, sửa đổi, bổ sung kịp thời để điều chỉnh mọi hành vi của hoạt động kinh tế.

Ngày 12/11/1996, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 10 ban hành Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam theo xu hƣớng giảm bớt ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu để xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đây là lần sửa đổi tạo ra tâm lý lo ngại đối với nhà đầu tƣ quốc tế và doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài đang hoạt động. Những khiếm khuyết của lần sửa đổi này đã đƣợc khắc phục trong những lần sửa đổi sau đó.

Năm 2005 đánh dấu cột mốc quan trọng trong tƣ duy chính sách đầu tƣ và kinh doanh trên nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài bằng sự ra đời của Luật Đầu tƣ và Luật Doanh nghiệp (chung). Sau 9 năm thực hiện, cả hai Luật này đã bộc lộ

nhiều nhƣợc điểm, gây khó khăn cho hoạt động đầu tƣ và kinh doanh, do đó, từ đầu năm 2014, Chính phủ đã chủ trƣơng sửa đổi một cách cơ bản nội dung của Luật Đầu tƣ và Luật Doanh nghiệp năm 2005, đã đƣợc Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015. Mặc dù có những ngƣời chƣa thật hài lòng với một số nội dung trong hai luật này, nhƣng phải thừa nhận khách quan rằng, những quy định trong hai luật này đã thật sự đổi mới theo hƣớng coi đầu tƣ và kinh doanh là công việc của doanh nghiệp và nhà đầu tƣ, họ có toàn quyền quyết định từ dự án đầu tƣ cho đến việc hình thành và kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nƣớc chỉ hƣớng dẫn, tạo môi trƣờng pháp lý thông thoáng, có cơ chế và thủ tục thuận lợi, giám sát, kiểm tra thực thi luật pháp.

Có thể dẫn ra vài ví dụ để minh chứng nhƣ: bỏ cơ chế cấp phép đầu tƣ và thành lập doanh nghiệp chuyển sang nhà đầu tƣ đăng ký dự án đầu tƣ, doanh nghiệp đăng ký thành lập doanh nghiệp; trừ một số ngành và lĩnh vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh vĩnh phúc (Trang 31 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)