U Minh Thượng 2002 8.053 Kiên Giang

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH QUỸ GEN VÀ BẢO TỒN QUỸ GEN ( PGS.TS VŨ VĂN LIẾT ) - Chương 3 docx (Trang 29 - 31)

- Mỗi cấp yêu cầu thu thập thông tin mức độ và loại thông tin khác nhau, từ cấp quốc gia đến vùng, cộng đồng, nông hộ và từng thửa ruộng Cần mô tả chi tiết

27U Minh Thượng 2002 8.053 Kiên Giang

28 Mũi Cà Mau 2003 41.862 Cà Mau

29 U Minh Hạ 2006 8.286 Cà Mau

Tây Nam Bộ

Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa, Khu vực Miền Trung-Tây nguyên đến nay có 128 khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài và sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan với 2,6 triệu ha ( minh họa trong bảng 3-4)

Bảng 3-4: Các khu bảo tồn có nhiệm vụ bảo tồn nội vi nguồn tài nguyên di truyền thực vật

Phân hạng Số lượng Diện tích (ha)

I- Vườn Quốc gia 30 1.048.866

II- Khu Bảo tồn thiên nhiên 58 1.327.746 II.1 Khu dự trữ thiên nhiên 48 1.245.021

II.2 Khu bảo tồn loài/sinh cảnh 10 82.455 III. Khu bảo vệ cảnh quan 40 228.898

Tổng 128 2.605.240

Nguồn: Nguyễn Hoàng Nghĩa (2008)

Khu vực miền Trung, Tây Nguyên có 15 vườn quốc gia và diện tích 817.146 ha đang bảo tồn đa dạng sinh học, nguồn tài nguyên di truyền động, thực vật.

Bảng 3-5 : Các vườn Quốc gia Khu vực miền Trung- Tây Nguyên

TT Tên Địa phương Diện tích Năm thành lập 1 Bến En Thanh Hóa 16.634 1986/1992 2 Pù Mát Nghệ An 91.113 1994 3 Vũ Quang Hà Tĩnh 52.360 1986 4 Phong Nha-Kẻ Bàng Quảng Bình 116.700 1986 5 Bạch Mã Thừa Thiên-Huế 22.031 1986/1991

6 Chư Mom Rây Kon Tum 56.621 1985

7 Kon Ka Kinh Gia Lai 41.710 1986

8 Chư Yang Sinh Đắk Lắk 58.947 1986

9 Yordon Đắk Lắk 115.545 1991

10 Bidoup-Núi Bà Lâm Đồng 73.912 1986

11 Núi Chúa Ninh Thuận 35.553

12 Phước Bình Ninh Thuận 19.814

13 Bù Gia Mập Bình Phước 22.330 1986

14 Cát Tiên Đồng Nai 73.878 1978/1992

15 Côn Đảo Bà Rịa-VũngTàu 19.998 1984/1993

Nguồn: Nguyễn Hoàng Nghĩa (2008)

3.4.2 Phương pháp vườn hộ

Bảo tồn trong điều kiện vườn hộ giống như bảo tồn trên nông trại, nhưng mức độ nhỏ hơn. Hầu hết ở nông thôn trong vườn là một số loài cây trồng như cây ăn quả, cây hoa , cây thuốc, cây gia vị…. Với một vườn hộ, giá trị bảo tồn là không lớn nhưng cả cộng đồng giá trị của nó lại rất to lớn. Trong vườn hộ ngoài cây trồng còn có các loài hoang dại hoặc họ hàng hoang dại và như vậy bảo tồn nguồn tài nguyên di truyền thực vật bằng phương pháp này có vai trò rất quan trọng

Khó khăn hiện nay do dân số tăng cho nên hầu hết vườn hộ được chuyển mục đích sử dụng như xây dựng nhà ở, công trình giao thông…Các tỉnh đồng bằng sông Hồng nhiều cộng đồng không còn vườn gia đình

Phương pháp bảo tồn nguồn gen trong vươn hộ tương tự như phương pháp bảo tồn trên trang trại, nhưng điểm khác biệt chủ yếu của bảo tồn vườn hộ trong điều kiện Việt Nam là:

- Áp dụng để bảo tồn cây ăn quả, hoa , cây cảnh, cây thuốc, cây rau và đặc biệt rau gia vị

- Cây làm thuốc, cây rau chủ yếu cho mục đích tự cung, tự cấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo TS Lưu Đàm Cư rất nhiều loài cây thuốc của người Tày nằm trong danh sách quý hiếm đang bịđe dọa tuyệt diệt ở nước ta như ngũ gia bì gai, ba kích, hà thủ ô trắng, ké đầu ngựa..., hoặc còn rất ít ở Hà Giang như cây chàm tím. Nhóm nghiên cứu xác định 26 loài cần được bảo tồn và xây dựng mô hình vườn bảo tồn cây thuốc. Chủ hộ được lựa chọn là những ông lang người địa phương, có nhu cầu phát triển cây thuốc phục vụ hành nghề, tâm huyết với việc bảo tồn, phát triển cây thuốc. Cuối năm 2004, kết thúc hai năm khảo sát, nhóm vận động hai hội viên của Hội Đông y Việt Lâm xây dụng vườn bảo tồn tại gia đình mình rộng khoảng 1 hecta. Hiện một vườn đã thu thập được 50 loài cây thuốc, trong đó phần lớn là thuốc quý hiếm, một vườn trồng được 41 loài.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH QUỸ GEN VÀ BẢO TỒN QUỸ GEN ( PGS.TS VŨ VĂN LIẾT ) - Chương 3 docx (Trang 29 - 31)