- Mỗi cấp yêu cầu thu thập thông tin mức độ và loại thông tin khác nhau, từ cấp quốc gia đến vùng, cộng đồng, nông hộ và từng thửa ruộng Cần mô tả chi tiết
3.3.12 Kỹ thuật gieo trồng bảo tồn
Thông tin thu thập được trong quá trình khảo sát trên là cơ sở xây dựng kỹ thuật gieo trồng bảo tồn nguồn gen. Loài cây trồng, nguồn hạt giống, thời vụ gieo trồng và thu hoạch, mật độ gieo trồng. Các biện pháp canh tác khác như lượng phân bón, phòng trừ dịch bệnh, nước tưới, chế biến sau thu hoạch và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Như vậy dựa trên thực tế canh tác của người dân, cán bộ nghiên cứu bảo tồn cần có những nghiên cứu khoa học tại địa phhương để xây dựng quy trình canh tác phù hợp nhất. Những kỹ thuật cần lưu ý bổ sung, điều chỉnh trong quy trình và hướng dẫn nông dân góp phần nâng cao đa dạng, lợi ích và thu nhập của người bảo tồn
Quy trình kỹ thuật chi tiết bao gồm các phần sau: - Đặc điểm của địa điểm gieo trồng
- Thời vụ - Chuẩn bịđất
- Kỹ thuật gieo trồng : hạt giống, mật độ gieo, kỹ thuật gieo trồng - Lượng phân bón và kỹ thuật bón
- Quản lý ruộng sản xuất : tưới nước, phòng trừ cỏ dại, dịch hại, sâu bệnh - Kỹ thuật chế biến, tiêu thụ sản phẩm
Những điểm lưu ý khi thực hiện:
- Toàn bộ quá trình sản xuất và quản lý ruộng bảo tồn đều do nông dân thực hiện cho nên xây dựng quy trình phải đầy đủ, đơn giản dễ áp dụng
- Quy trình có khả năng tận dụng được kiến thức và điều kiện địa phương
- Các kỹ thuật giảm chi phí sản xuất và bảo vệ đa dạng như canh tác hữu cơ, quản lý dịch hại tổng hợp IPM hoặc ICM
- Cải tiến khâu thu hoặch, chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm đem lại lợi nhuận cao hơn cho nông dân tham gia bảo tồn
- Tập huấn quy trình cho nông dân bảo tồn trước mỗi mùa vụ sản xuất - Ghi chép theo dõi đơn giản