- Mỗi cấp yêu cầu thu thập thông tin mức độ và loại thông tin khác nhau, từ cấp quốc gia đến vùng, cộng đồng, nông hộ và từng thửa ruộng Cần mô tả chi tiết
3.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO TỒN NỘI VI KHÁC 1 Khu bảo tồn sinh quyển hoặc khu bảo vệ đa dạng
3.4.1 Khu bảo tồn sinh quyển hoặc khu bảo vệ đa dạng
Nhìn chúng, đa dạng sinh học tại mức loài và mức hệ sinh thái chỉ có thể bảo tồn thông qua bảo tồn In situ (McNeely,1996). Có nhiều hình thức như khu bán bảo vệ, khu dự trữ sinh quyển và khu bảo vệ nghiêm ngặt. Phương pháp này sử dụng với khu vực đa dạng sinh thái, đa dạng sinh học và loài còn phong phú, loài đặc hữu, loài quý hiếm, bảo tồn các loài hoang dại, giám sát đa dạng di truyền trong một địa phương cụ thể. Những trở ngại của phương pháp này là khó mô tả, đánh giá và dễ tổn thương nguồn tài nguyên di truyền do tác động của con người, điều kiện bất thuận và dịch hại. Những pháp pháp chủ yếu thực hiện bảo tồn:
- Xây dựng các vườn quốc gia
- Chương trình quản lý tài nguyên di truyền trên cơ sở cộng đồng - Các trạm trại bảo tồn tại chỗ
- Xây dựng vùng đệm
Việt Nam cũng đã hình thành các vườn quốc gia, khu bảo tồn để bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó có bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật. Tính đến 2006 đã có tổng số 30 vườn quốc gia, tổng diện tích 1.166.441 ha, ngoài vườn quốc gia cả nước hiện còn có 78 khu bảo tồn thiên nhiên với tổng diện tích 1,7 triệu ha và 18 khu bảo vệ cảnh quan có diện tích hơn 120.000 ha.
Những khu bảo tồn của Việt Nam cũng chứa đựng nguồn tài nguyên di truyền thực vật phong phú, tham gia bảo tồn, kiểm kê, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên di truyền thực vật ở những khu bảo tồn này có ý nghĩa quan trọng với các nhà nghiên cứu và chọn giống cây trồng. Theo Trần Thế liên 2006, khảo sát, tập hợp thực vật của 3 vườn quốc gia Pù Mát, Phong Nha- Kẻ Bảng và V=Bạch mã đã cho biết có tổng số 4.133 loài thực vật bậc cao của 1.211 chi và 224 họ, so với tổng số loài toàn quốc là 11.373 loài của 2.524 chi và 378 họ. Khảo sát bước đầu VQG Chư Mom Rây ( Kon Tum) cho biết có 898 loài thực vật (Trần
Công Hùng, 2002) và ở Khu BTTN Tà Đùng (Đắk Nông) năm 2002 là 839 loài thực vật của 540 chi và 151 họ (Nguyễn Hoàng Tùng, 2002)
Bảng 3-3 : Các vườn quốc gia của Việt Nam Vùng TT Tên vườn Năm
thành lập
Diện tích (ha)
Địa điểm
1 Hoàng Liên 1996 38.724 Lào Cai
2 Ba Bể 1992 7.610 Bắc Kạn