Kinh nghiệm giải quyết việc là mở một số địa phƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và các yếu tố tác động đến công tác giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2007-2009 (Trang 30 - 34)

1.5.1 Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh có diện tích tự nhiên là 807,6 km2 dân số 1.024.151 người (mật độ dân số 1.268 người/km2). Dân số phân bổ không đều giữa các huyện/thị, dân số ở khu vực nông thôn chiếm 76,5%, ở khu vực thành thị chiếm 23,5% [17].

Trong 4 năm qua, bình quân mỗi năm Bắc Ninh đã giải quyết được việc làm cho 14 nghìn lao động, vượt 27% so mục tiêu đề ra. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị còn 4,87%. Trong năm 2007 đã giải quyết được việc làm cho 20.500 lao động, năm 2008 toàn tỉnh có 37 cơ sở dạy nghề, số lao động qua đào tạo nghề là 14.650 lao động. Năm 2009, Bắc Ninh phấn đấu giải quyết việc làm cho 25.000 lao động, giảm thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống 3,4%.

Tỉnh Bắc Ninh cũng xúc tiến xuất khẩu lao động, giải quyết kịp thời những vụ việc tranh chấp lao động, tạo môi trường làm việc thuận lợi cho người lao động và sử dụng lao động. Trong đó, đào tạo nghề cho 13.000 lao động, đưa lao động qua đào tạo nghề lên 28%, tăng 3% so với 2008. Năm 2009 hỗ trợ người lao động làm việc ở nước ngoài 11.940 triệu đồng, đến cuối tháng 3 năm 2010, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã cho vay vốn tạo việc làm 16.530 triệu đồng [3];

Để đạt được những kết quả trên Bắc Ninh đã thực hiện các giải pháp tạo việc làm cho người lao động như [3]:

- Tăng cường các chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thực hiện tốt các Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho mọi tổ chức, cá nhân. Tạo môi trường thuận lợi để phát triển các doanh nghiệp, để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động và phát triển theo cơ chế thị trường, dễ dàng tiếp cận với các chính sách khuyến khích đầu tư và chương trình hỗ trợ của nhà nước về đầu tư và tín dụng, về mặt bằng sản xuất, thông tin thị trường, tư vấn kĩ thuật, phát triển nguồn nhân lực và các dịch vụ phát triển kinh doanh. Huy động tốt hơn nữa nguồn lực của các thành phần kinh tế trong dân cư, sử dụng có hiệu quả nguồn lực của địa phương cho đầu tư phát triển. Đẩy mạnh xã hội hoá trong việc thu hút vốn đầu tư của dân cư vào việc phát triển cơ sở hạ tầng.

- Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Hình thành các vùng sản xuất hàng hoá như vùng lúa tám xoan, vùng lúa nếp, vùng rau, hoa…có qui mô vừa và nhỏ. Trong chăn nuôi, ngoài việc giữ được nhịp độ tăng ngành nông nghiệp phải chú trọng chỉ đạo, thực hiện các biện pháp chuyển giao tiến bộ kĩ thuật trong nhiều khâu nhân giống, lai tạo, chế biến thức ăn chăn nuôi…Chuyển dịch các vùng đồng chiêm trũng sang nuôi trồng thuỷ sản.

- Đào tạo nghề cho người lao động. Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, đây là giải pháp cơ bản. Tỉnh Bắc Ninh đã đầu tư kinh phí, thực hiện chương trình đào tạo nghề miễn phí cho hàng trăm thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, con em lao động nghèo, cùng với việc giới thiệu lao động vào làm việc tại các công ty, xí nghiệp, nhà máy, các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể.

- Chuyển giao công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật và cách làm ăn. Nâng cao hiệu quả của nghề và công việc đang làm là một cách làm tạo sự ổn định việc làm cho lao động của tỉnh Bắc Ninh.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, hội, đoàn thể, mặt trận. Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo - việc làm, là chương trình tổng hợp được các ngành, địa phương và các hội, đoàn thể, mặt trận trên địa bàn tỉnh ký kết văn bản liên tịch để triển khai. Thông qua các hoạt động lồng ghép, chương trình đạt được kết quả về nhiều mặt, vừa tập hợp được hội viên, đoàn viên vừa mang lại lợi ích kinh tế, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống nhân dân.

1.5.2 Kinh nghiệm của Hà Nội

Hà Nội có diện tích tự nhiên 3.324,92 km2, dân số 6.448.837 người, mật độ dân số 1.875 người/km2

[17]. Là một thủ đô nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, Hà Nội có nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển kinh tế xã hội. Do dân số đông dẫn tới nhu cầu giải quyết việc làm hàng năm rất lớn. Vì vậy, công tác giải quyết việc làm gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, những giải pháp mà Hà Nội đã thực hiện trong thời gian qua là:

- Tập trung đầu tư đào tạo nghề cho người lao động để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khuyến khích tư nhân và các tổ chức xã hội mở cơ sở dạy nghề.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, gắn kết chương trình giải quyết việc làm với các chương trình kinh tế - xã hội. Hà Nội đã đặc biệt chú trọng khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, có các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư thông thoáng, tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư như: miễn

giảm thuế, cho thuê đất lâu dài để chủ doanh nghiệp yên tâm sản xuất, đơn giản hoá thủ tục hành chính…để mọi người, mọi lực lượng có điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ tạo thêm nhiều việc làm mới.

- Tăng cường cho vay vốn tạo việc làm, củng cố và phát triển hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm và đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

- Xây dựng cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý và môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi khuyến khích sự phát triển của mọi thành phần kinh tế, giải quyết việc làm.

- Xây dựng chiến lược tổng thể về phân bổ lực lượng sản xuất, trên cơ sở đó để xây dựng phương án tổng thể về phân bổ lao động và dân cư trên địa bàn thành phố.

Từ kinh nghiệm của Bắc Ninh và Hà Nội, có thể thấy rằng việc giải quyết việc làm cần có được các yếu tố sau:

- Hoạt động hỗ trợ giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động luôn cần được sự định hướng, hỗ trợ về thông tin và tài chính của Nhà nước.

- Chính quyền địa phương luôn phải gắn mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu giải quyết việc làm, coi giải quyết việc làm là công cụ phát triển kinh tế - xã hội và là biện pháp thực hiện chính sách xã hội; đưa ra chính sách, cơ chế phù hợp để mở rộng thị trường lao động và tăng quy mô xuất khẩu lao động.

- Việc gia tăng số lượng việc làm cho người lao động cần được sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong việc đào tạo, dạy nghề, truyền nghề, tạo việc làm.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2007-2009

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và các yếu tố tác động đến công tác giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2007-2009 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)