2.3 Thực trạng giải quyết việc là mở tỉnh Bắc Giang
2.3.2 Chính sách lao động, việc làm
Có rất nhiều chính sách ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới vấn đề giải quyết việc làm như: chính sách hỗ trợ vốn, chính sách đất đai, chính sách tài chính tín dụng, chính sách đầu tư, các chính sách về công nghiệp hoá, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách hạ tầng cơ sở, chính sách cho các đối tượng đặc biệt như người tàn tật, đối tượng tệ nạn xã hội…Các chính sách này nếu được hoàn thiện sẽ tạo môi trường thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư, tạo ra nhu cầu lao động, người lao động có quyền lợi riêng, được làm việc trong môi trường tốt hơn. Thực hiện tốt các chính sách này, nguồn lao động sẽ được sử dụng một cách hiệu quả, giảm được tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao lao động được sử dụng. Ngược lại, nguồn lao động không được sử dụng hiệu quả sẽ gây ra các hiện tượng tiêu cực xã hội gây khó khăn cho phát triển kinh tế.
Chính sách hỗ trợ vốn
- UBND tỉnh đã khuyến khích sử dụng và phát triển các nguồn vốn như quỹ xoá đói giảm nghèo, quỹ quốc gia giải quyết việc làm và quỹ của các tổ chức tài trợ. Đây là nguồn vốn hết sức quý, trong lúc ngân sách của tỉnh còn khó khăn. Sử dụng nguồn vốn này để phát triển sản xuất kinh doanh
nhằm tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, đồng thời thu hút được nhiều lao động ở mọi lĩnh vực, chú ý đến các dự án như nuôi trồng thuỷ sản, khai thác, cải tạo vườn tược và nghề truyền thống, đây là những dự án thu hút và tạo nhiều việc làm. Chính vì vậy trong quá trình quản lý và sử dụng vốn làm sao sử dụng có hiệu quả, làm cho vòng quay vốn nhanh. Trong quá trình thẩm định các dự án, dự án nào có hiệu quả cần triển khai ngay, có như vậy nguồn vốn này ngày càng phát triển và tạo ra nhiều việc làm mới nhằm từng bước giải quyết việc làm cho người lao động, mặt khác tăng cường kiểm tra các hoạt động của dự án.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hộ có nghề sản xuất, kinh doanh dịch vụ mà thiếu vốn được vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp từ ngân hàng cho người nghèo để các hộ này đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tạo ra chỗ làm việc mới thu hút lao động, giải quyết việc làm. Từ năm 2001 cho đến nay, các ngân hàng đã cho vay trên 300 tỷ đồng, hỗ trợ từ 300.000-500.000đ/người đi xuất khẩu lao động, thưởng từ 5 triệu đến 10 triệu đồng đối với các xã, phường, các doanh nghiệp làm tốt công tác xuất khẩu lao động…
Chính sách ưu tiên cho lao động có tay nghề trở lại làm việc, thu hút lao động có kỹ thuật và chuyên gia giỏi ở những ngành nghề hiện nay của tỉnh còn thiếu.
- Trước thực trạng việc sử dụng nguồn lao động của Bắc Giang trong những năm qua, một số lao động đã được đào tạo có tay nghề, nhưng không được sử dụng đúng nghề đào tạo nên không phát huy được vốn kiến thức, tay nghề sẵn có, một số lao động đã được đào tạo không còn việc làm ở các ngành kinh tế nữa do sắp xếp lại lao động vì các doanh nghiệp giải thể hoặc do bố trí không đúng ngành nghề. Cần có những chính sách ưu tiên, khuyến
khích những lao động này trở lại làm việc, bố trí sử dụng đúng, hợp lý ngành nghề đào tạo thì đội ngũ lao động Bắc Giang sẽ có thêm một tỷ lệ đáng kể lao động có tay nghề góp phần tạo ra khối lượng sản phẩm cho xã hội mà không tốn kinh phí và thời gian đào tạo.
- Tổ chức quản lý, phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và giải quyết cơ bản việc làm cho người lao động.
- Có chính sách thu hút lao động có kỹ thuật và chuyên gia giỏi ở những ngành nghề hiện nay của tỉnh còn thiếu.
Thực hiện tốt chính sách xã hội, chăm lo đời sống cộng đồng
- Chăm lo vấn đề sức khoẻ, vui chơi giải trí cho người lao động, giúp cho người lao động phục hồi sức khoẻ sau thời gian làm việc nặng nhọc và hưởng thụ được đời sống văn hoá và nghệ thuật…để cho người lao động có khả năng và điều kiện sản xuất sức lao động xã hội.
- Đẩy mạnh tổ chức thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo nhằm tạo việc làm, thu hút lao động vào guồng máy chung của nền kinh tế.
- Quan tâm chăm lo đến các đối tượng chính sách nhất là bộ đội xuất ngũ, giúp cho họ tìm việc làm, ưu tiên xét duyệt vay vốn, vận động toàn xã hội giúp đỡ các gia đình chính sách gặp khó khăn. Trong điều kiện còn thiếu vốn để đầu tư các vùng sâu, vùng xa…tỉnh cần có các dự án đầu tư vào vùng đó nhằm thu hút lực lượng bộ đội, thanh niên xung phong, những người trong độ tuổi lao động đến làm những công trình kinh tế, công trình văn hoá, lịch sử để góp phần nâng độ đồng đều giữa các vùng và thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo.
Chính sách tín dụng: Chính sách về tín dụng ưu đãi cho người nghèo được thực hiện qua Ngân hàng Chính sách và các chương trình cho vay theo
mục tiêu khác đã giúp nông dân nghèo có thêm cơ hội đầu tư phát triển sản xuất, tạo thu nhập, việc làm và xóa đói giảm nghèo.
Chính sách đầu tư: Các chính sách khuyến khích đầu tư ở cả khu vực thành thị và nông thôn đều có tác động rõ nét đến chuyển dịch cơ cấu lao động và giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn. Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Đầu tư nước ngoài ngoài việc trực tiếp khuyến khích đầu tư ở các vùng nông thôn còn tạo thêm nhiều công ăn việc làm không những ở khu vực thành thị mà còn có tác dụng thu hút lao động ở nông thôn ra thành thị qua đó cũng có tác động đến chuyển dịch lao động ở nông thôn.
Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Nhằm nâng cao chất lượng lao động đáp ứng cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), đề ra hàng loạt các chính sách từ những chủ trương lớn cho đến các chính sách cụ thể.