Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và các yếu tố tác động đến công tác giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2007-2009 (Trang 34 - 38)

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên và dân số

Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.827 km², chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của Việt Nam. Bắc Giang là một tỉnh thuộc khu vực miền Đông Bắc Bắc Bộ, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên và huyện Sóc Sơn (Hà Nội) và phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương.

Năm 2009 dân số toàn tỉnh 1.555.720 người với 27 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc ít người chiếm 12,9%; mật độ dân số bình quân 407 người/km2, dân số nông thôn chiếm 90,8% và dân số thành thị 9,2%. Số người trong độ tuổi lao động là 1.088.550 người (chiếm 69,97% tổng dân số) [5].

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

GDP của Bắc Giang trong giai đoạn 2007-2009 có tốc độ tăng bình quân 6,9%/năm, trong đó ngành công nghiệp và xây dựng đóng góp 3,8%, dịch vụ đóng góp 6,3% và nông, lâm nghiệp đóng góp 7,8%. Nếu so sánh với cả nước, và nhất là vùng Trung du miền núi phía Bắc, GDP của Bắc Giang luôn đạt mức cao hơn. Điều này được thể hiện trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1 So sánh tăng trƣởng kinh tế Bắc Giang với các tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc và cả nƣớc giai đoạn 2007 - 2009

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu

tăng trƣởng kinh tế Bắc Giang

Vùng DMN

phía Bắc Cả nƣớc

Giai đoạn 2007 - 2009 6,90 4,56 6,70

Trong đó:

- Công nghiệp - xây dựng 3,80 6,73 10,90

- Nông, lâm, thuỷ sản 7,80 3,45 4,60

- Dịch vụ 6,30 4,20 5,30

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang 2008.

Từ kết quả trên cho thấy giai đoạn 2007-2009, tốc độ tăng GDP của Bắc Giang gấp 1,5 lần (nông lâm thuỷ sản gấp 2,26 lần, dịch vụ gấp 1,5 lần, công nghiệp và xây dựng chỉ bằng 0,56 lần) so với vùng Trung du miền núi phía Bắc; bằng 1,03 lần, (nông, lâm thuỷ sản gấp 1,57 lần, dịch vụ gấp 1,19 lần, công nghiệp - xây dựng chỉ bằng 0,35 lần) so với bình quân cả nước.

Khi xét theo giá trị đóng góp các ngành vào GDP của tỉnh thì năm 2009, ngành phân bón, hoá chất chiếm tỷ trọng 70%, vật liệu xây dựng 14%, chế biến nông lâm sản 8% (xem Bảng 2.2). Các ngành hoá chất, cơ khí, sản xuất VLXD, chế biến thực phẩm và may mặc đang thể hiện là ngành kinh tế mũi nhọn có vai trò thúc đẩy các ngành khác phát triển.

Bảng 2.2: Cơ cấu công nghiệp năm 2009

STT Chuyên ngành Cơ cấu %

1 Công nghiệp phân bón - hoá chất 70 2 Công nghiệp vật liệu xây dựng, sành sứ thuỷ tinh 14 3 Công nghiệp chế biến nông - lâm sản 8 4 Công nghiệp cơ khí, đồ điện, điện tử 4 5 Công nghiệp dệt, may, da 3

6 Công nghiệp khác 1

Tổng số 100

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang 2006-2020.

Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Giang đã hình thành các khu công nghiệp và cụm công nghiệp ở các huyện thành phố. Khu công nghiệp Đình Trám với 53 dự án đầu tư, trong đó có 20 dự án đang xây dựng, trên 20 doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh, thu hút gần 3.000 lao động. Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng đã chấp thuận đầu tư cho 25 dự án, đã có 12 dự án đi vào sản xuất, thu hút 900 lao động. Khu Công nghiệp Quang Châu đã bồi thường GPMB khoảng 340 ha, đang san lấp mặt bằng và đầu tư hạ tầng kỹ thuật, và đã thu hút được 7 dự án của các nhà đầu tư Nhật Bản, Đài Loan và Singapore đầu tư các dự án sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử. Khu công nghiệp Vân Trung đã bồi thường, GPMB được trên 200 ha, Tập đoàn Khoa học kỹ thuật Hồng Hải đã san lấp mặt bằng được khoảng 100 ha. Khu Công nghiệp Việt - Hàn đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư và đưa vào quy hoạch danh mục các khu công nghiệp của cả nước đến năm 2020.

Giátrị sản xuất và cơ cấu các phân ngành của ngành Nông - Lâm - Thủy sản của Bắc Giang được trình bày ở Bảng 2.3.

Bảng 2.3: Giá trị sản xuất và cơ cấu các phân ngành

của ngành Nông - Lâm - Thuỷ sản Bắc Giang thời kỳ 2007 – 2009

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

GTSX N-L-TS (Triệu đồng, giá hiện hành) 3.318.424 3.960.800 4.436.300 Nông nghiệp 3.078.668 3.712.900 4.166.400 % so tổng GTGT ngành NLTS 92,8 93,7 94 - Trồng trọt 2.037.714 2.480.381 2.735.860 - Chăn nuôi 931.457 1.117.900 1.308.000 - Dịch vụ NN 109.497 114.938 122.984 Thuỷ sản 81.125 89.919 107.903 % so tổng GTGT ngành NLTS 2,4 2,3 2,4 Lâm nghiệp 158.631 157.984 161.934 % so tổng GTGT ngành NLTS 4,8 4,0 3,6

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang 2006-2020

Đối với ngành dịch vụ của Bắc Giang, tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng nhanh, năm 2007 đạt 2.012 tỷ đồng, đến năm 2009 đạt 2.650 tỷ. Về cơ cấu tổng bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (chia theo các thành phần kinh tế), hình thức kinh doanh hộ cá thể chiếm chủ yếu, năm 2007 chiếm 66,9%, đến năm 2009 là 88,0%. Trong số các ngành dịch vụ, dịch vụ tài chính tín dụng, dịch vụ chuyển giao công nghệ, tư vấn… chiếm tỷ trọng tương đối lớn như trình bày tại Bảng 2.4 dưới đây.

Bảng 2.4: Lao động và đóng góp trong tổng sản phẩm xã hội của một số ngành dịch vụ

Đơn vị tính: người, triệu đồng

Ngành dịch vụ

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Lao động Tổng SP Lao động Tổng SP Lao động Tổng SP Tài chính tín dụng 781 29,043 756 32,810 732 36,127 Hoạt động khoa học 15 3,283 15 4,029 15 3,906 Kinh doanh tài sản, tư vấn 191 280,414 315 286,535 520 301,055

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang 2006-2020

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và các yếu tố tác động đến công tác giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2007-2009 (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)