Tổng quan tình hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quy trình công nghệ cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Tổng Công ty thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) (Trang 34 - 37)

1.5.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Về tình hình nghiên cứu, đề tài đầu tƣ ra nƣớc ngoài ở các doanh nghiệp là đề tài đƣợc nhiều học giả quan tâm. Tuy nhiên, các báo cáo khoa học, các công trình nghiên cứu về đề tài quy trình công nghệ đầu tƣ ra nƣớc ngoài tại các doanh nghiệp hiện nay còn rất hạn chế.

Trong phạm vi giới hạn nghiên cứu của đề tài, tác giả xin trích dẫn một số báo cáo khoa học, công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nhƣ sau:

- Luận án tiến sĩ “Pháp luật về đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam” của tác giả Mai Hữu Đạt từ Học viện Khoa học Xã hội, bảo vệ ngày 15/7/2011.

Luận án đã đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành, làm rõ những quy định còn bất cập, từ đó đƣa ra các phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam. Liên quan đến luận án, đây là công trình nghiên cứu về pháp luật đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngoài tại Việt Nam. Nội dung về các quy định pháp luật có thể đƣợc sử dụng làm dữ liệu tham khảo cho tác giả trong đề tài này.

- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Hữu Huy Nhựt từ trƣờng Đại học kinh tế Tp.HCM với đề tài “Chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”. Đề tài này bảo vệ ngày 29/05/2010 . Với độ dài 174 trang, luận án đã đi vào phân tích thực trạng tình hình hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Việt Nam trong thời gian qua về phía cơ quan quản lý nhà nƣớc và doanh nghiệp, từ đó đề xuất xây dựng các quan điểm đẩy mạnh hoạt động này, đồng thời dự báo về khả năng đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài tại Việt Nam.

- Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu phát triển đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào lĩnh vực công nghiệp ở CHDCND Lào” của tác giả Nguyễn Văn An, Trƣờng đại học Kinh tế Quốc dân, bảo vệ ngày 25/07/2012.

Luận án trình bày cơ sở lý luận và kinh nghiệm một số nƣớc về đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài, nghiên cứu thực trạng phát triển đầu tƣ trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào lĩnh vực công nghiệp ở Lào giai đoạn 2005-2010 và giải pháp phát triển đến năm 2020. Xét về lĩnh vực nghiên cứu, thời điểm nghiên cứu thì đây là đề tài có sự tƣơng đồng, tuy nhiên, xét về phạm vi nghiên cứu thì luận án của tác giả có phạm vi rộng hơn, không chỉ giới hạn ở các hoạt động đầu tƣ vào nƣớc Lào mà bao quát hơn các nội dung đầu tƣ ra nƣớc ngoài và tập trung hơn vào khía cạnh quy trình công nghệ.

- Luận án tiến sĩ Đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 2013” của tác giả Nguyễn Hải Đăng từ trƣờng đại học Kinh tế, bảo vệ ngày 05/02/2013.

Luận án đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài. Đồng thời, luận án cũng đã khai thác nội dung về thực trạng, quan điểm và

nƣớc ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là đề tài có sự liên quan mật thiết đến nội dung mà tác giả đang nghiên cứu.

Ngoài ra, còn có rất nhiều những công trình nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn các đề tài đều tập trung khai thác nội dung đầu tƣ ra nƣớc ngoài, nhƣng chƣa tập trung khai thác khía cạnh quy trình công nghệ của các doanh nghiệp đầu tƣ.

Ngoài ra,trong phạm vi của PVEP, chƣa có công trình nghiên cứu nào về đề tài này, vì vậy, theo hiểu biết của tác giả tính trùng lặp khi xây dựng nội dung đề tài là không có.

1.5.2. Khoảng trống trong nghiên cứu liên quan đến đề tài

Các đề tài nghiên cứu trƣớc đây về đề tài đầu tƣ ra nƣớc ngoài đều đã đề cập đến các khía cạnh cụ thể của hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài, trong đó có các nội dung về đầu tƣ của các doanh nghiệp Việt Nam ra nƣớc ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển đầu tƣ trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào lĩnh vực công nghiệp, chiến lƣợc đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hay pháp luật về đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam… Tuy nhiên, xét về các đề tài nói đến vấn đề quy trình công nghệ đầu tƣ ra nƣớc ngoài nói chung và quy trình công nghệ đầu tƣ ra nƣớc ngoài tại PVEP nói riêng thì chƣa có đề tài nào đầy đủ và có ý nghĩa thực tế đối với riêng PVEP. Nhƣ vậy, khoảng trống trong nghiên cứu thực tế của các đề tài nghiên cứu chính là quy trình công nghệ cho hoa ̣t đô ̣ng đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí.

Ngoài ra, do giới hạn về nguồn dữ liệu nên những phân tích, đánh giá về thực trạng quy trình công nghệ cho hoạt đô ̣ng đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí đƣợc khai thác theo hƣớng điều tra, khảo sát, các số liệu minh chứng ở thực tế doanh nghiệp còn hạn chế nên tính tổng quát chƣa cao. Bên cạnh đó, các giải pháp đƣa ra chỉ mang tính chất đề xuất dựa trên những phân tích, đánh giá ở phần thực trạng. Vì vậy, để đƣa vào ứng dụng thực tiễn trong doanh nghiệp thì đòi hỏi Ban lãnh đạo PVEP cần có những kế hoạch cụ thể để đƣa các giải pháp này vào thực tế một cách hiệu quả và phù hợp với doanh nghiệp.

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Luận văn vận dụng kết hợp phƣơng pháp thống kê, phân tích hệ thống và các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhƣ: phƣơng pháp so sánh, tổng hợp... Để phân tích minh chứng, so sánh, tổng hợp số liệu giải quyết các nội dung nghiên cứu của luận văn. Các phƣơng pháp đó đƣợc kết hợp chặt chẽ với nhau dựa trên cơ sở các quan điểm, chính sách kinh tế đối ngoại và chính sách đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Đảng và Nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quy trình công nghệ cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Tổng Công ty thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)