Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hà nam (Trang 55 - 58)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu, số liệu

Thông tin, dữ liệu, số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn là các thông tin, dữ liệu, số liệu thứ cấp. Các thông tin, dữ liệu, số liệu này đƣợc thu thập từ các văn bản quản lý của nhà nƣớc, các công trình nghiên cứu có liên quan,

các báo cáo về hoạt động của NHCSXH tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Nam.

Kết hợp với các phƣơng pháp khác, các số liệu thu thập đƣợc sẽ đƣợc xử lý một cách khoa học và chính xác. Phƣơng pháp này chủ yếu đƣợc sử dụng để nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng cho ngƣời nghèo tại NHCSXH tỉnh Hà Nam ở chƣơng 3.

2.2.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp

Ở chƣơng 1, trên cơ sở phân tích các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để rút ra những kết quả nghiên cứu chủ yếu của các công trình ấy và “khoảng trống” trong nghiên cứu.

Cũng ở chƣơng 1, luận văn phân tích kinh nghiệm của một số NHCSXH cấp tỉnh tại một số địa phƣơng; trên cơ sở đó, luận văn sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để rút ra những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng đối với NHCSXH tỉnh Hà Nam.

Ở chƣơng 3, trƣớc hết luận văn phân tích thực trạng quản lý tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Hà Nam, từ kết quả phân tích ấy, luận văn sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đƣa ra những nhận xét, đánh giá khách quan về tình hình quản lý tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Hà Nam.

Ở chƣơng 4, trên cơ sở những kết quả phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Hà Nam, luận văn dùng phƣơng pháp tổng hợp để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tín dụng hộ nghèo tại Ngân hàng này.

2.2.3. Phương pháp thống kê – mô tả

Sau khi thu nhập số liệu, tác giả dùng phƣơng pháp thống kê mô tả để thiết lập các bảng thống kê về các chỉ tiêu hoạt động tín dụng, quy mô tín dụng, các loại chỉ số tuyệt đối, tƣơng đối, và số bình quân. Trên cơ sở đó, luận văn mô tả quy mô và sự thay đổi của các số liệu về hoạt động tín dụng của NHCSXH tỉnh Hà Nam qua các năm 2010- 2014.

Các số liệu thống kê là những minh chứng cho những thành tựu cũng nhƣ những hạn chế trong hoạt động quản lý tín dụng hộ nghèo tại chi nhánh trong thời gian đánh giá.

Phƣơng pháp này chủ yếu đƣợc sử dụng trong chƣơng 3 của luận văn.

2.2.4. Phương pháp so sánh

Trong luận văn, ở chƣơng 3, tác giả đã dùng phƣơng pháp này để so sánh kết quả hoạt động tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Hà Nam theo thời gian để khẳng định các vấn đề ƣu tiên giải quyết, tính hiệu quả của các giải pháp trong hoàn thiện quản lý tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Hà Nam.

2.2.5. Phương pháp logic – lịch sử

Thực hiện phƣơng pháp này này, một mặt cho phép có thể nhìn thấy toàn bộ sự vận động, phát triển và của quá trình thực hiện chƣơng trình cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Hà Nam. Qua đó giúp ta rút ra quy luật vận động, những diễn biến phức tạp của hoạt động tín dụng hộ nghèo trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nhất định.

Bằng phƣơng pháp lịch sử, ngƣời nghiên cứu sẽ biết đƣợc sự việc (đối tƣợng) diễn biến nhƣ thế nào, kể từ khi xuất hiện; còn phƣơng pháp lôgic lại cho biết đƣợc diễn biến đó vận động theo qui luật nào? nó do những nguyên nhân nào gây ra? nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ yếu và nó sẽ dẫn đến kết quả ra sao?

Nói cách khác, phƣơng pháp kết hợp lôgic với lịch sử sẽ giúp chúng ta phát hiện nguồn gốc nảy sinh và quá trình diễn biến của đối tƣợng nghiên cứu trong những thời gian, không gian với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể.

Tác giả dùng phƣơng pháp nghiên cứu logic-lịch sử trong toàn bộ luận văn để xâu chuỗi, xem xét, tổng hợp, khái quát và đƣa ra các quan điểm một cách hệ thống từ lý luận, kinh nghiệm thực tiễn của vấn đề nghiên cứu cho đến tình hình địa bàn nghiên cứu để đề xuất các giải pháp.

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH HÀ NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hà nam (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)