Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hà nam (Trang 89 - 93)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chung

3.3.1. Những kết quả chủ yếu

Sau 10 năm hoạt động, NHCSXH tỉnh Hà Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể, thể hiện rõ vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phƣơng. Những thành tựu chủ yếu là:

Thứ nhất, NHCSXH tỉnh Hà Nam đã áp dụng thành công các hình thức huy động vốn và cho vay hộ nghèo theo quy định. Nhờ đó, cả nguồn vốn huy động và doanh số cho vay hộ nghèo đều tăng lên theo thời gian, tạo điều kiện để các hộ nghèo đƣợc vay vốn phù hợp với mục đích vay, có điều kiện vƣơn lên thoát nghèo, theo đó nền kinh tế của tỉnh có đƣợc sự tăng trƣởng.

Thứ hai, mức cho vay bình quân một hộ nghèo đƣợc nâng lên năm sau cao hơn năm trƣớc. Điều đó chứng tỏ việc cho vay ngày càng đáp ứng nhu cầu thực tế của các hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo đƣợc vay vốn ngày càng tăng. Thông qua vay vốn NHCSXH 5 năm qua (2010- 2014) đã có 19.535 hộ thoát nghèo và góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh từ 12,81% năm 2010 xuống còn 3,92% năm 2014, tỷ lệ giảm 8,89%. Số hộ nghèo trên địa bàn tỉnh năm 2010 là: 30.205 hộ giảm xuống còn 10.458 hộ năm 2014 (giảm 19.747 hộ).

Thứ ba, hoạt động tín dụng hộ nghèo của chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Nam đã góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập cho ngƣời nghèo. Nhờ nguồn vốn cho vay của NHCSXH tỉnh Hà Nam, bình quân mỗi năm đã giải quyết việc làm cho hơn 10 ngàn lao động nghèo trong tỉnh và giúp phát huy tiềm năng sẵn có của các hộ gia đình. Đó cũng là điều kiện để khai thác và phát huy mọi tiềm lực về đất đai, ngành nghề, tạo điều kiện sản xuất, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi, tình trạng bán lúa non, bán và cầm cố ruộng đất ở nông thôn. Theo đó, đời sống dân nghèo đƣợc cải thiện góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của địa phƣơng.

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 3.3.2.1. Các hạn chế chủ yếu

Bên cạnh những thành tựu kể trên, hoạt động quản lý tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Hà Nam vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó các hạn chế chính là:

- Cơ chế tạo lập nguồn vốn còn thiếu tính ổn định lâu dài, cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý. Nguồn vốn tín dụng chính sách chủ yếu phải đƣợc tập trung để cho vay trung và dài hạn. Tuy nhiên nguồn vốn tín dụng hộ nghèo hiện nay chủ yếu là vốn ngắn hạn. Nguồn vốn ngân sách hàng năm Chính phủ chuyển sang cho NHCSXH để cho vay còn hạn chế; trong khi đó nguồn vốn huy động ngân sách địa phƣơng để cho vay hộ nghèo mới đáp ứng một phần rất nhỏ. NHCSXH tỉnh Hà Nam gần nhƣ chƣa tiếp cận đƣợc các nguồn vốn nhân đạo, vốn ODA, các nguồn vốn vay có thời hạn dài, lãi suất thấp.

- Mức cho vay bình quân một hộ còn thấp. Do nguồn vốn còn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn vốn của trung ƣơng nên mặc dù dƣ nợ đối với hộ nghèo đã đƣợc nâng lên, nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của hộ vay. Điều này đã phần nào tác động xấu đến hiệu quả vốn vay.

- Hiệu quả sử dụng nguồn vốn chưa cao. Sự phối hợp giữa các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ của các tổ chức Nhà nƣớc, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp và các tổ chức chính trị- xã hội với hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH chƣa cao.

- Chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV một số nơi còn hạn chế. Ban quản lý tổ TK&VV yếu về năng lực, trình độ, thiếu trách nhiệm nên còn để xẩy ra tình trạng bình xét cho vay sai đối tƣợng, vay ké, xâm tiêu vốn ƣu đãi, hộ vay sử dụng vốn sai mục đích, ban quản lý tổ hoạt động chƣa đúng chức năng, nhiệm vụ theo hợp đồng ủy nhiệm đã ký với NHCSXH.

- Công tác kiểm tra, giám sát còn chồng chéo. Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát hàng năm thiếu tính đồng bộ, chƣa có sự thống nhất giữa các cấp, các ngành liên quan trong việc thực hiện kế hoạch kiểm tra giám sát, dẫn tới việc kiểm tra chồng chéo giữa các đoàn kiểm tra giám sát lên cùng một đối tƣợng đƣợc kiểm tra, giám sát. Chẳng hạn, tại xã Thanh Nguyên huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam, vào tháng 7 và tháng 8/2014 đƣợc tiếp đón 5 đoàn kiểm tra giám sát gồm: Đoàn kiểm tra, giám sát của NHCSXH tỉnh về thực hiện chƣơng trình kiểm tra giám sát nội bộ tại NHCSXH huyện Thanh Liêm, trong đó có lựa chọn xã Thanh Nguyên là đối tƣợng kiểm tra chọn mẫu; Đoàn kiểm tra của Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Thanh Liêm thực hiện chƣơng trình kiểm tra giám sát theo định kỳ hàng năm; Đoàn kiểm tra của Hội Nông dân tỉnh thực hiện chƣơng trình kiểm tra năm 2015 theo kế hoạch đã xây dựng; Đoàn kiểm tra của Hội Cựu chiến binh tỉnh thực hiện chƣơng trình kiểm tra năm 2015 theo kế hoạch đã xây dựng; Đoàn kiểm tra của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện thực hiện chƣơng trình kiểm tra giám sát đột xuất do tỷ lệ nợ quá hạn tại xã tăng cao.

3.3.2.2. Nguyên nhân

Các tồn tại, hạn chế trên là do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là, tại một số địa phƣơng sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền đối với hoạt động của NHCSXH còn hạn chế, một số tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác đối với NHCSXH chƣa làm hết trách nhiệm. Cá biệt ở một số chính quyền địa phƣơng cấp xã chƣa thực sự quan tâm tới cho vay hộ nghèo, còn khoán trắng cho các tổ chức hội đoàn thể.

Hai là, việc bình xét cho vay hộ nghèo tại một số tổ TK&VV chƣa thực sự công khai, dân chủ, chƣa bám sát vào danh sách hộ nghèo tại các địa

phƣơng từng thời điểm cho vay. Dẫn đến nhiều hộ nghèo có nhu cầu vay vốn chƣa đƣợc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ƣu đãi tại NHCSXH.

Ba là, nhận thức về quyền lợi và trách nhiệm của một bộ phận hộ nghèo khi vay vốn không đúng, còn có tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách ƣu đãi của nhà nƣớc, sử dụng vốn vay không hiệu quả, không chấp hành thanh toán nợ gốc, lãi cho ngân hàng khi đến hạn. Công tác tuyên truyền còn hạn chế.

Bốn là, nguồn nhân lực của NHCSXH Hà Nam còn mỏng, phải quản lý lƣợng khách hàng lớn, đến 31/12/2014 bình quân mỗi cán bộ làm nghiệp vụ tại chi nhánh quản lý 1.780 khách hàng, hơn 50 tổ TK&VV và gần 35 tỷ dƣ nợ, do đó trong quá trình hoạt động còn có một số bất cập, nhƣ: việc tham mƣu cho chính quyền địa phƣơng cấp xã còn hạn chế; công tác hƣớng dẫn, kiểm tra và giám sát hoạt động đối với tổ TK&VV, hộ vay vốn chƣa thực sự thƣờng xuyên và sâu sát. Trong khi những cánh tay vƣơn dài của NHCSXH là các Tổ TK&VV (thường là chi hội trưởng của các Hội, đoàn thể) lại thƣờng xuyên thay đổi do thay đổi nhân sự sau các kỳ đại hội…

Năm là, Cơ sở vật chất, kỹ thuật của NHCSXH còn hạn chế cả về số lƣợng và chất lƣợng. Hiện nay để đảm bảo hiệu quả hoạt động tại chi nhánh, cần trang bị thêm nhiều loại máy móc thiết bị nhƣ máy tính, máy in, máy soi tiền, máy đếm tiền … và nhiều loại máy móc thiết bị khác để nâng cao suất lao động và tiết kiệm thời gian, tăng chất lƣợng phục vụ khách hàng. Nhiều loại tài sản, máy móc đã hết khấu hao chƣa đƣợc trang bị lại cho các đơn vị cấp huyện và ở cả cấp tỉnh do nguồn kinh phí đƣợc cấp hàng năm còn hạn chế nhƣ: ô tô, máy phô tô, máy vi tính cấu hình cao…

Sáu là, công tác kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT, tổ chức chính trị- xã hội nhận làm dịch vụ uỷ thác các cấp còn hạn chế, chƣa thƣờng xuyên. Chƣa có sự thống nhất về kế hoạch kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành có liên quan trong việc kiểm tra, giám sát tại cơ sở. Nên dẫn tới việc kiểm tra, giám sát còn chồng chéo nhƣ đã nêu trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hà nam (Trang 89 - 93)