Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty cổ phần điện lực dầu khí nhơn trạch 2 (Trang 36 - 38)

1.1 .Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý tài chính doanh nghiệp

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính doanh nghiệp

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính doanh nghiệp

1.2.3.1. Nhân tố khách quan

Nhân tố pháp luật, chính sách của nhà nước

Hệ thống văn bản pháp luật và các chính sách của nhà nước chi phối mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng không phải ngoại lệ. Bất kì một sự thay đổi nào trong chính sách đều có ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp, từ đó tác động đến tình hình tài chính doanh nghiệp.

Ngoài ra, những quy định của luật pháp còn đảm bảo tính công khai, minh bạch, thống nhất của nguồn thông tin sử dụng trong đánh giá tình hình tài chính, góp phần nâng cao chất lượng công tác đánh giá.

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Các yếuttố về tăng trưởng kinh tế, thutnhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp, lãi suất, tỷtgiá ngoại tệ,...đều ảnh hưởngtđến các hoạt động kinh doanh của doanhtnghiệp. Ví dụ như lạm pháttcủa nền kinh tế tăng cao, ngườitdân giảm gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng, từ đó ngân hàng không có thể không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người đi vay, nghĩa là một kênh huy động vốn của doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng. Hoặc sự biến động của tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh

27

nghiệp xuất nhập khẩu hoặc doanh nghiệp có những khoản vay ngoại tệ lớn. Đối với doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu nhiều thì tỷ giá tăng làm tăng áp lực thanh toán. Đối với doanh nghiệp có khoản vay ngoại tệ lớn, việc tăng tỷ giá có thể làm cho doanh nghiệp bị âm lợi nhuận.

Sự tiến bộ của kỹ thuật, công nghệ: Trong điều kiện hiện nay, khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra trên phạm vi rộng, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển nhanh và bền vững thì phải ra sức cải tiến kỹ thuật, quản lý, xem xét và đánh giá lại toàn bộ tình hình tài chính, khả năng thích ứng với thị trường, từ đó đề ra những chính sách thích hợp cho doanh nghiệp.

Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh

Mỗi ngành kinh doanh có những đặc điểm về mặt kinh tế và kỹ thuật khác nhau, ảnh hưởng đến quy mô và cơ cấu nguồn vốn, tài sản của doanh nghiệp. Một số biểu hiện của đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ngành ảnh hưởng đến quản lý tài chính như sau:

Tính thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh

Vốn lưutđộng của doanh nghiệptphụ thuộc vào chu kỳ kinhtdoanh của doanh nghiệp. Nếu chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn thì nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp không cao, còn chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp dài thì nhu cầu vốn lưu động cao hơn.

Đối thủ cạnh tranh

Mức độ, năngtlực cạnh tranh giữa các DN trongtcùng một ngànhtvới nhau ảnhthưởng trực tiếp tới lượngtcung cầu sản phẩm của mỗi DN, ảnhthưởng tới giá bán, tốc độ tiêu thụtsản phẩm …do vậy ảnhthưởng tới hiệu quả kinh doanh của mỗi DN, từ đó tác động tới tình hình tài chính.

Khách hàng

Khách hàng là một trong những nhân tố có cốt lõi ảnh hưởng to lớn đến công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp. Khách hàng của doanh nghiệp rất

28

đa dạng, mỗi nhóm khách hàng lại có những đòi hỏi riêng, yêu cầu riêng, và vấn đề đặt ra với doanh nghiệp là doanh nghiệp hướng tới đối tượng khách hàng nào để đạt được mục tiêu của mình.

1.2.3.2. Nhân tố chủ quan:

Năng lực tài chính và quản lý tài chính nhà quản lý:

Năng lực quản trị tài chính doanh nghiệp là khả năng thu thập thông tin, đánh giá thông tin và điều hành các chính sách tài chính.

Quản trị tài chính cho doanh nghiệp ngày nay không chỉ là vấn đề kỹ thuật tính toán lợi hại, lời lỗ mà xây dựng chiến lược và kế hoạch tài chính cũng như thực thi kế hoạch đó để doanh nghiệp đạt mục tiêu phát triển bền vững. Điều này phụ thuộc lớn vào năng lực quản lý tài chính của nhà quản lý.

Mục tiêu của doanh nghiệp:

Mục tiêu của doanh nghiệp trong từng giai đoạn phát triển quyết định đến công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa xác định được mục tiêu cụ thể dẫn đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp, hàng tồn kho lớn, không tận dụng được về mặt quy mô, dẫn đến chi phí kinh doanh cao, công tác quản lý gặp khó khăn.

Việc áp dụng công nghệ trong quản lý:

Công nghệ phần cứng, phần mềm hiện nay phát triển với tốc độ rất nhanh và ngày càng cung cấp nhiều giải pháp hữu ích cho công tác quản lý tài chính. Nếu doanh nghiệp có hệ thống hạ tầng mạng tốt, có hệ thống internet riêng và xây dựng phần mềm quản trị doanh nghiệp và phần mềm kế toán đủ mạnh thì doanh nghiệp sẽ có hệ thống báo cáo quản trị đầy đủ và kịp thời giúp nhà quản lý có quyết định sáng suốt trong quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty cổ phần điện lực dầu khí nhơn trạch 2 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)