1.2.4 .Tiêu chí đánh giá công tác quản lý tài chính
4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Điện
4.2.3. Giải pháp sử dụng nguồn lực tài chính của công ty
Đây là nột dung cốt lõi của hệ thống quản lý tài chính. Tức là thực hiện chính sách quản lý và sử dụng vốn, tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Công ty cần đặc biệt chú trọng cơ chế quản lý sử dụng nguồn lực tài chính, phát huy hiệu quả sử dụng nguồn vốn.
Chủ động, sáng tạo trong việc đưa ra các quyết định về tài chính và quản trị tài chính sao cho chi phí quản lý, chi phí điều hành ngày càng có xu hướng giảm, tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh. Một số giải pháp đề xuất như sau:
4.2.3.1 Về quản lý doanh thu * Gia tăng sản lượng điện phát
- PV Power NT2 cần phối hợp chặt chẽ với EVN/A0, PV Gas và đơn vị bảo trì, bảo dưỡng trong công tác vận hành/sửa chữa bảo dưỡng Nhà máy điện nhằm sẵn sàng đáp ứng huy động tối đa công suất, đảm bảo đủ nguồn nhiên liệu khí để sản xuất an toàn, hiệu quả. Tránh việc nguồn nhiên liệu đầu vào bị gián đoạn gây ảnh hưởng lớn đến việc phát điện của các tổ máy làm ảnh hưởng đến doanh thu kế hoạch.
74
- Tăng cường kiểm tra/giám sát về công tác quản lý kỹ thuật nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy ra, có phương án ngăn ngừa xử lý kịp thời nhằm nâng cao độ khả dụng của các tổ máy, không để xảy ra sự cố do yếu tố chủ quan gây ra làm gián đoạn việc vận hành của toàn bộ hệ thống.
- Thực hiện các đề án khoa học công nghệ, các sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao công suất nhà máy nhưng bên cạnh đó vẫn phải đảm bảo tổng thể an toàn và ổn định.
- Chủ động tìm kiếm nguồn khách hàng ngoài việc bán điện giao ngay thông qua EVN để tránh tình trạng huy động dưới công suất nhà máy.
- Công ty cần có kế hoạch cụ thể dài hơi trong việc tìm kiếm cũng như ký kết hợp đồng với nhiều đơn vị cung ứng khí khác nhau để đảm bảo nguồn cung khí ổn định.
* Nâng cao công tác chào giá điện
- Bên cạnh sản lượng thì đơn giá điện cũng là một yếu tố cần lưu ý. Do đó công tác chào giá điện cần được PV Power NT2 chú trọng nhằm nâng cao đơn giá phát điện hơn nữa. Với đặc thù ngành điện ở Việt Nam hiện nay chỉ có một khách hàng duy nhất là EVN nhưng số lượng nhà cung cấp đang ngày càng nhiều.
- Xây dựng chiến lược đàm phán giá điện hợp lý với ENV/EPTC, bám sát tình hình thị trường điện, điều chỉnh các phương án chào giá để đạt lợi nhuận tối ưu và phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành Nhà máy điện.
4.2.3.2. Quản lý chi phí
Quản lý giá vốn
Tại PV Power NT2, việc quản lý chi phí, giá thành luôn được chú trọng qua từng năm. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số yếu tố dẫn đến giá vốn hàng bán tăng cao.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
75
Nguyên vật liệu trực tiếp trong sản xuất của công ty là khí khí thiên nhiên và khó có thể cắt giảm vì ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng điện. Do đó công ty nên tiết kiệm các chi phí khác, hạn chế vận hành bằng nhiên liệu phụ có đơn giá cao. Bên cạnh đó, các máy móc thiết bị cũng cần được theo dõi, bảo dưỡng thường xuyên nhằm hạn chế việc hao tổn tiêu thụ nhiên liệu qua thời gian vận hành.
Cần hạn chế tối đa việc dừng máy trừ trường hợp sự cố khẩn cấp do khi dừng máy sẽ phát sinh chi phí nhiên liệu khởi động lại rất lớn.
Thường xuyên theo dõi, cập nhật các định mức tiêu hao, đề xuất các sáng kiến cải tiến kỹ thuật để có được định mức tối ưu nhằm đảm bảo hạ giá thành.
- Chi phí nhân công:
Để giảm được chi phí nhân công thì công ty cần nâng cao tay nghề của người lao động. Việc nâng cao tay nghề người lao động không những làm tăng năng suất lao động mà còn giúp công ty sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu và kéo dài tuổi thọ của máy móc thiết bị.
Ngoài ra, tổ chức các hình thức lao động khoa học cũng là một biện pháp để nâng cao năng suất lao động.
- Chi phí sản xuất chung:
Lựa chọn nhà cung ứng thích hợp: giá cả tối ưu với kế hoạch và nguồn lực tài chính của công ty. Hiện nay trên thị trường có nhiều nhà cung cấp vật liệu, cung cụ sản xuất, dịch vụ mua ngoài cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, công ty nên có sự tính toán kỹ trước vừa đảm bảo chất lượng, giá cả có thể được ưu đãi hơn so mua khối lượng lớn.
Đối với những vật liệu, dịch vụ mua ngoài có thể sản xuất được trong nước thì PV Power NT2 nên sử dụng nhà cung cấp ở địa phương để giảm tối đa chi phí vận chuyển và sự tiêu hao trong quá trình vận chuyển.
76
Xây dựng định mức tồn kho hợp lý để giảm thiểu chi phí tồn kho. Với giải pháp này, công ty sẽ khắc phục được hạn chế về hàng tồn kho và chi phí lưu kho.
Quản lý chi phí tài chính
Có biện pháp dự báo và ngăn chặn rủi ro biến động tỷ giá đồng EUR, thực hiện các công cụ phái sinh trên thị trường tài chính. Giải pháp này để khắc phục hạn chế về chi phí chênh lệch tỷ giá của công ty
Quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp
Đặc điểm thường thấy của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước là bộ máy quản lý cồng kềnh và phát sỉnh chi phí quản lý doanh nghiệp rất lớn, làm lợi nhuận bị sụt giảm đáng kể. Công ty cần có chủ trương và biện pháp tiết giảm khoản chi phí này. Các biệntpháp đề xuất:
- Nângtcao ý thức tiết kiệmtchi phí trong từng côngtviệc và hành động của mình đểtsử dụng hợp lý nhất. Tuyênttruyền, phổ biến và có những phong trào, hoạt động thiết thực để tiết giảm chi phí.
- Xây dựngtđịnh mức giới hạn chotcác khoản: chi chotđiện, điện thoại, chi phí hội họp, tiếp khách,... Nếu như vượt giới hạn và không có lý do chính đáng thì phòng ban phải tự chi trả.
- Thực hiện báo cáo hàng tháng rà soát, thống kê các mục chi phí đã thực hiện và đánh giá mức độ thực hiện nhằm kiểm soát chi phí theo kế hoạch và tối ưu, tiết giảm các chi phí không cấp thiết, lưu ý các khoản chi phí như chi tiếp khách, chi phí đi lại, chi tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm.
- Quản lýtchặt chẽ, kiểm soátttốt dòng tiền làm tăngtvòng quay vốn nhằm mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu.
- Tạo dựng và từng bước đánh giá hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro tài chính.
77
- Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hiện đại hóa công tác quản lý sản xuất và SXKD theo định hướng phát triển, đầu tư hệ thống phần mềm quản trị giá thành. Với giải pháp này, công ty sẽ khắc phục được hạn chế trong khâu lập báo cáo quản trị doanh thu, giá thành để phát huy yếu tố làm tăng lợi nhuận cũng như hạn chế về việc kiểm soát chi phí.
- Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực: Duy trì và phát triển nguồn lực đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, xây dựng chính sách thu hút và giữ nhân lực chất lượng cao; Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, phát huy năng lực của mỗi cá nhân; Hoàn thiện qui chế trả lương, thưởng tương xứng với đóng góp của người lao động; Xây dựng các chương trình đào tạo chuẩn theo từng lĩnh vực, đào tạo chuyên gia; Mở rộng hợp tác với các đơn vị đào tạo, liên kết với nước ngoài trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
78
KẾT LUẬN
Quản lý tài chính doanh nghiệp hiện nay đã là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý doanh nghiệp cũng như của các nhà đầu tư. Việc tìm kiếm, huy động đủ nguồn lực tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã là khó, nhưng việc quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực còn phức tạp hơn rất nhiều. Thực tế này cho thấy quản lý tài chính trong các doanh nghiệp ngày đang càng trở nên cấp thiết cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn.
Quản lý tài chính là nội dung quan trọng nhất trong hoạt động quản lý doanh nghiệp, kết quả hoạt động tài chính là bức tranh toàn cảnh về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Quản lý tài chính đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Qua những nghiên cứu ở trên, ta nhận thấy tầm quan trọng của quản lý tài chính doanh nghiệp cũng như sự phức tạp, khó khăn trong quá trình quản lý tài chính. Đặc biệt trong điều kiện nước ta hiện nay đang tiến hành hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu và rộng, vừa tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt cho doanh nghiệp rất nhiều thách thức. Để tồn tạitvà đứng vững trên thịttrường trong điều kiện như vậy thì các doanhtnghiệp phải tìm cách huy động vốn, sửtdụng vốn hiệu quảtnhất, tức là phải hoàn thiệntvà nâng cao hiệu quả công táctquản lý tài chính.
Xuất phát từ thực tế nghiên cứu công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý tài chính trong doanh nghiệp, bằng vốn kiến thức được tích lũy trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường, kết hợp với những hiểu biết thực tế về Công ty cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2, tác giả đã mạnh dạn đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính của công ty.
Với những kết quả đã đạt được, những kinh nghiệm rút ra từ các năm vừa qua, cùng với sự nỗ lực của toàn thể Công ty, công tác quản lý tài chính
79
tại Công ty cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 nhất định sẽ được hoàn thiện, góp phần giúp công ty đạt được mục tiêu và hoàn thành sứ mệnh.
80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Văn Vần và Vũ Văn Ninh, 2015. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp. Hà Nội : Nhà xuất bản Tài chính.
2. Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2, 2016-2018. Báo cáo tài chính các năm 2016 – 2018.
3. Dương Thị Mỹ Lâm, 2007. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại công ty truyền tải điện 4. Chuyên đề tốt nghiệp đại học, Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Eugene F Brigham and Joel F Houston, 2009. Quản trị tài chính. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Nguyễn Thị Cành, 2017. Hồ Chí Minh : Nhà xuất bản Hồng Đức.
5. Lương Thị Thu Hiền, 2014. Hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với công ty TNHH một thành viên 95-Tổng cục công nghiệp Quốc phòng. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Thái Nguyên.
6. Ngô Thế Chi và Vũ Công Ty, 2001. Đọc, lập, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
7. Nguyễn Năng Phúc, 2011. Phân tích báo cáo tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
8. Nguyễn Tấn Bình, 2013. Quản trị tài chính. TP Hồ Chí Minh: NXB tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Thị Minh, 2014. QLTC của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội. Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân.
10. Nguyễn Văn Đức, 2018. Nâng cao hiệu quả quản trị tài chính tại các doanh nghiệp may thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện tài chính.
11. Phạm Quang Trung , 2003. Tập đoàn kinh doanh và cơ chế quản lý tài chính trong Tập đoàn kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
81
12. Theodore Grossman and John Leslie Livingstone, 2010. MBA Trong Tầm Tay - Chủ Đề Tài Chính & Kế Toán. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Thu Hiền, 2017. TP Hồ Chí Minh : Nhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM.
13. Vũ Minh, 2013. Quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh, Số 3/2013. 13. OECD – 2015. 14. Vũ Anh Tuấn, 2012. QLTC góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các Tập đoàn kinh tế Việt Nam . Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân.
15. Vụ chế độ kế toán và kiểm toán - Bộ Tài chính, 2010. Tài liệu bồi dưỡng kế toán trưởng doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.