Việc làm cho ng-ời lao động ở nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh hưng yên trong giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 28)

1.2. Giải quyết việc làm và những nhân tố tác động đến giải quyết việc

1.2.2. Việc làm cho ng-ời lao động ở nông thôn

Nông thôn là nơi sinh sống và làm việc chủ yếu của nông dân. Đây cũng là nơi diễn ra nhiều loại việc làm trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội.

Việc làm của ng-ời lao động ở nông thôn là toàn bộ những hoạt động lao động từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đến quản lý kinh tế xã hội… mang lại thu nhập và không bị luật pháp cấm.

Việc làm bao giờ cũng gắn liền với điều kiện sinh sống và làm việc của ng-ời dân. Do đó, ng-ời lao động ở nông thôn th-ờng làm trong những ngành khai thác các điều kiện tự nhiên sẵn có: Nông, lâm, ng- nghiệp và những ngành sản xuất có liên quan. Ví dụ nh- ng-ời ở đồng bằng châu thổ th-ờng sống bằng nghề trồng trọt; Ng-ời ở khu vực miền núi lại sống bằng nghề rừng; Người ở vùng duyên hải thì sống bằng nghề biển… Nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và sức lao động của ng-ời sản xuất. Trong điều kiện nền sản xuất nông nghiệp vẫn còn mang nặng tính chất thủ công thì ng-ời lao động th-ờng có thu nhập thấp và ẩn chứa nhiều nguy cơ thiếu việc làm.

- Các loại việc làm cho ng-ời lao động ở nông thôn:

Việc làm ở nông thôn khá phong phú đa dạng với hàng trăm ngành nghề khác nhau. Do đó, để tiện theo dõi ng-ời ta th-ờng phân chia việc làm ở nông thôn thành việc làm thuần nông và phi nông nghiệp.

- Việc làm thuần nông là những việc làm trong lĩnh vực trồng trọt và

chăn nuôi. Trải qua nhiều năm phát triển thì đây vẫn là hai ngành sản xuất chính của nông nghiệp n-ớc ta. Trong đó, trồng trọt vẫn chiếm tỷ lệ cao 73%, chăn nuôi chiếm 27%. Trong trồng trọt thì cây l-ơng thực vẫn chiếm -u thế với 78,2% cơ cấu cây trồng, cây rau màu và cây công nghiệp chỉ chiếm 21,8%. ở nông thôn chủ yếu là tận dụng nguồn thức ăn d- thừa chăn nuôi nhỏ lẻ nên ngành này phát triển ch-a t-ơng xứng với tiềm năng.

Ngành trồng trọt và chăn nuôi có thế mạnh là kế thừa và phát triển kinh nghiệm sản xuất của ông cha từ đời này sang đời khác. Từ nhỏ con cháu đã theo ông bà, bố mẹ ra đồng làm việc và tích luỹ kinh nghiệm sản xuất với t- cách là những lao động phụ. Ng-ời lao động ở nông thôn th-ờng có quan niệm rằng việc làm thuần nông không cần trải qua tr-ờng lớp đào tạo. Do đó, việc làm thuần nông còn nhiều hạn chế:

Thứ nhất, sản xuất mang tính chất mùa vụ, lặp đi lặp lại nên ng-ời lao

động làm theo kinh nghiệm, ít quan tâm đến việc cải tiến, sáng tạo… làm cho năng suất và hiệu quả công việc không có sự tăng tr-ởng đột biến. Quá trình đó cứ diễn ra hàng ngàn năm làm cho sự phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn trở nên chậm chạp.

Thứ hai, cũng do sản xuất mang tính mùa vụ nên ở nông thôn sẽ thiếu

việc làm trong lúc nông nhàn. Trong khi đó, quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ dẫn đến một diện tích không nhỏ đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng làm cho ng-ời nông dân bị mất t- liệu sản xuất cùng với trình độ học vấn, tay nghề và khả năng thích ứng thấp họ sẽ khó khăn khi tìm kiếm việc làm. Nh- vậy, trong quá trình CNH, HĐH thì ng-ời lao động làm việc thuần nông đứng tr-ớc nguy cơ thất nghiệp cao nhất.

- Việc làm phi nông nghiệp là lĩnh vực rộng lớn và đang phát triển mạnh mẽ ở nông thôn. Quá trình hình thành và phát triển của cơ chế thị tr-ờng có sự quản lý của Nhà n-ớc cùng với những tác động từ bên ngoài làm cho các loại ngành nghề ở nông thôn phát triển phong phú, đa dạng. ở nông thôn đã xuất hiện rất nhiều loại công việc ngoài nông nghiệp: Các làng nghề truyền thống sản xuất đồ gỗ, gốm sứ, thêu ren, thủ công mỹ nghệ; Các ngành chế biến và dịch vụ sau thu hoạch nông, lâm, thuỷ sản: Chế biến gạo, cà phê, hạt điều, hoa quả tươi, gỗ, thuỷ sản…; Hoạt động gia công cơ khí, sửa chữa đồ gia dụng, nông cụ, máy móc nông nghiệp… Nhiều loại hình dịch vụ đời sống trước đây chỉ có ở thành thị nay đã xuất hiện khá phổ biến ở nông thôn: Dịch vụ làm đẹp, vui chơi giải trí, vệ sinh nông thôn, cung cấp nước sạch… Nhiều việc làm

tr-ớc đây bị xã hội coi rẻ nay đã đ-ợc thừa nhận: giúp việc gia đình, chạy chợ… Tất cả đã tạo ra một bức tranh muôn màu, muôn vẻ về thị tr-ờng việc làm cho ng-ời lao động ở nông thôn.

- Tuy nhiên, việc phát triển của việc làm phi nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do hạn chế về tay nghề, trình độ quản lý của ng-ời lao động, nguồn vốn hạn hẹp, trang thiết bị kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu lại khó tiếp cận với công nghệ mới. Ng-ời dân có việc làm phi nông nghiệp vẫn ch-a mạnh dạn bứt hẳn khỏi đồng ruộng để tập trung vào phát triển nghề.

Tuy còn nhiều khó khăn trong phát triển ngành nghề ở nông thôn nh-ng so với việc làm thuần nông thì việc làm phi nông nghiệp đang chiếm -u thế và trong xu h-ớng phát triển mạnh. Nguyên nhân là do việc làm phi nông nghiệp không bị giới hạn nhiều về tự nhiên lại đang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhất là trong quá trình CNH, HĐH đất n-ớc. Xu thế phát triển nền nông nghiệp hàng hóa tạo ra thị tr-ờng rộng lớn cho sản xuất hình thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp, dịch vụ và cơ cấu lao động tiến bộ ở nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh hưng yên trong giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 28)