Kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới và một số tỉn hở Việt Nam về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh hưng yên trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 143)

về giải quyết việc làm cho ng-ời lao động ở nông thôn

1.3.1. Trên thế giới

Trong lịch sử phát triển kinh tế chính trị, văn hóa xã hội của thế giới đã có nhiều vấn đề lặp lại ở các quốc gia khác nhau. Thành công và thất bại của quốc gia đi tr-ớc là tài sản vô giá cho quốc gia đi sau. Hồ Chí Minh, Chulalongkorn Đại đế bôn ba năm châu bốn biển tìm đ-ờng cứu n-ớc. Thậm chí có một số quốc gia đã tổ chức đi học tập kinh nghiệm quốc tế một cách hệ thống.

Trong tác phẩm “Những nhiệm vụ tr-ớc mắt của chính quyền Xô viết”, V.I.Lênin đã kêu gọi phải học chủ nghĩa tư bản, “phải áp dụng rất nhiều yếu

tố khoa học và tiến bộ trong phương pháp Taylo”. Lênin cho rằng, không có sự chỉ đạo của các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và có kinh nghiệm tổ chức quản lý, thì không thể nào chuyển lên CNXH đ-ợc. Vì CNXH đòi hỏi một b-ớc tiến có ý thức và có tính chất quần chúng để đi tới một năng suất lao động cao hơn năng suất của CNTB dựa trên cơ sở những kết quả mà CNTB đã đạt đ-ợc. Lênin nhấn mạnh, phải học KHCN, tổ chức lãnh đạo quản lý, giáo dục và đào tạo. Đó là nhiệm vụ mà chính quyền Xô viết đặt ra tr-ớc nhân dân với tất cả tầm vóc của nó. N-ớc cộng hòa Xô viết phải tiếp thu cho bằng đ-ợc tất cả những gì quý giá nhất của CNTB.

Do đó, trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn mà trọng tâm là giải quyết việc làm cho ng-ời lao động, H-ng Yên cần có sự học hỏi kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới tiêu biểu là Trung Quốc và Nhật Bản.

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc nằm ở khu vực Đông á, là n-ớc đông dân nhất thế giới (1,306.313.812tỷ ng-ời). Sau những thất bại bi thảm về kinh tế đầu thập niên 1960, Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc đã bầu L-u Thiếu Kỳ làm chủ tịch n-ớc, Mao Trạch Đông vẫn nắm chức chủ tịch Đảng. D-ới ảnh h-ởng chủ yếu của L-u Thiếu Kỳ, Tổng bí th- Đặng Tiểu Bình khởi x-ớng cải cách kinh tế, mở đầu từ Hội nghị Trung -ơng 3 khóa XI của Đảng cộng sản Trung Quốc (12/1978). Đây là cuộc cải tổ nền kinh tế từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị tr-ờng XHCN mang đặc sắc Trung Quốc theo hình thức kinh tế hỗn hợp.

CNH nói chung và CNH nông nghiệp, nông thôn nói riêng ở Trung Quốc kể từ sau cải cách năm 1978 đã mang lại rất nhiều thành tựu. Nông nghiệp đã đạt đ-ợc tốc độ tăng tr-ởng rất cao. Giai đoạn 1983 - 2000, GDP của nông nghiệp Trung Quốc tăng tới 7,1 lần. Sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp Trung Quốc đã không những đảm bảo đ-ợc an ninh l-ơng thực, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu và phát triển công nghiệp.

Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, Trung Quốc đã tập trung phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là giao thông đ-ờng cao tốc, đ-ờng sắt và đ-ờng biển. Nhờ đó, chi phí vận tải từ miền Tây sang miền Đông giảm xuống chỉ còn ở mức 20 - 30% so với tr-ớc đây nên sức cạnh tranh của nông sản đ-ợc nâng cao. Những chính sách mới từ năm 1984 nh- phi tập thể hóa, nâng giá nông sản, cho phép và mở rộng buôn bán vật t- tự do đã góp phần thúc đẩy nông nghiệp tăng tr-ởng. Theo đánh giá của các nhà kinh tế Trung Quốc 40% đóng góp cho tăng tr-ởng nông nghiệp là do đổi mới hình thức tổ chức sản xuất; 40% là do áp dụng tiên bộ kỹ thuật, cải tiến quản lý và kết cấu hạ tầng; 20% là nâng cao giá nông sản. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Trung Quốc có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

- Kinh nghiệm giải quyết việc làm thành công ở nông thôn Trung Quốc:

Trong quá trình CNH nông nghiệp, nông thôn việc làm là một trong những vấn đề bức xúc của Trung Quốc. Trong giai đoạn 1985 - 1990 đã có khoảng 15 triệu ng-ời di c- từ nông thôn ra thành thị. Trong giai đoạn 2000 - 2008 con số này từ 78 triệu ng-ời lên 132 triệu ng-ời, làm cho tỷ lệ lao động nông thôn di c- ra thành thị trong tổng lao động đang làm việc ở đô thị tăng từ 36,9% lên 46,7%. Những bức xúc về việc làm ở nông thôn dôi d- đã buộc Chính phủ phải tìm cách giải quyết.

Tr-ớc tình hình đó, chính phủ, chính quyền các cấp và nông dân đã tập trung phát triển xí nghiệp h-ơng trấn (doanh nghiệp vừa, nhỏ hoặc rất nhỏ), đồng thời xây dựng thêm nhiều thành phố trên địa bàn nông thôn. Trong giai đoạn 1990 - 2000 số l-ợng thành phố tăng từ 479 lên 667, số l-ợng thị trấn từ 11.000 lên 19.000. Sự hình thành và phát triển của hệ thống doanh nghiệp h-ơng trấn đã thu hút nhiều lao động, tạo thu nhập cho nông thôn. Tỷ lệ đóng góp của công nghiệp h-ơng trấn vào công nghiệp quốc gia tăng từ 20% năm 1988 lên 40% năm 1994. Trong giai đoạn 1978 - 1995 tốc độ tăng tr-ởng trung bình hàng năm của công nghiệp h-ơng trấn đạt mức 24,7%/năm, thu hút khoảng 130 triệu lao động.

- Kinh nghiệm rút lao động khỏi nông nghiệp: Những thay đổi trong cơ

cấu kinh tế và thực hiện ứng dụng tiến bộ KHCN, số l-ợng và tỷ trọng lao động nông nghiệp ở Trung Quốc đã không ngừng giảmtừ 391 triệu ng-ời năm 1991 còn 340 triệu ng-ời năm 2005. Tỷ trọng lao động nông nghiệp cũng không ngừng giảm từ 68% năm 1990 còn 50% (năm 1998), 45% năm 2007. Sự phát triển của nông nghiệp, nhất là các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn đã góp phần giảm lao động nông nghiệp, tăng thu nhập cho dân c- nông thôn. Thu nhập bình quân đầu ng-ời ở nông thôn tăng từ 380 USD năm 1990 lên tới 800 USD (1998), 1.700 USD năm 2008.

- Vấn đề cần tránh là ô nhiễm môi tr-ờng: Quá trình CNH với tốc độ cao

ở Trung Quốc đã có tác động tiêu cực rất lớn tới môi tr-ờng. Hiện nay, Trung Quốc đang là quốc gia đứng đầu thế giới về mức độ ô nhiễm không khí và nguồn n-ớc, gây ra nhiều vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc. Có đến 70% sông ngòi và 90% các con sông trong thành phố bị ô nhiễm, 150 triệu tấn rác đ-ợc tự do thải về nông thôn, các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, sa mạc hóa, lũ lụt, hạn hán quy mô lớn đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, làm gia tăng bức xúc xã hội. Chỉ riêng trong năm 2005 đã có 51.000 vụ mâu thuẫn dân sự về môi tr-ờng.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những quốc gia Đông á sớm phát triển theo con đ-ờng CNH. Trong thời kỳ đầu, nông nghiệp đ-ợc chú trọng với t- cách là ngành kinh tế tạo cơ sở cho CNH. Trong giai đoạn 1889 - 1940, nông nghiệp tăng tr-ởng liên tục với tốc độ trung bình hàng năm là 1,3%, nhờ đó đã cung cấp vốn, l-ơng thực, nguyên liệu và lao động cho phát triển công nghiệp, mà không ảnh h-ởng xấu đến thu nhập của nông dân. Đồng thời sự phát triển của nông nghiệp còn tạo ra nguồn nông sản lớn cho xuất khẩu để thu ngoại tệ và nhập khẩu công nghệ đẩy nhanh CNH. Từ CNH nông nghiệp nông thôn ở Nhật Bản có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

- CNH của Nhật Bản, tr-ớc hết thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn: nhờ chủ tr-ơng đúng đắn đó năng suất lao động nông nghiệp không những tăng mà còn đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo việc làm và thu nhập cho nông dân. Quá trình CNH nông nghiệp, nông thôn diễn ra theo h-ớng chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển t-ơng đối nhanh ngành chăn nuôi và các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn.

- Kinh nghiệm phát triển KHCN nông nghiệp theo h-ớng nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiết kiệm đất: Trong điều kiện của một quốc gia có quỹ

đất nông nghiệp rất hạn hẹp, Nhật Bản đã chú trọng phát triển KHCN theo h-ớng nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiết kiệm đất. Đồng thời, đẩy mạnh công tác khuyến nông và đào tạo tay nghề cho nông dân nhằm phổ biến rộng rãi các công nghệ canh tác tiết kiệm ruộng đất. Để phát triển khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo cho nông dân ở nông thôn, Nhật Bản đã khuyến khích phát triển các mô hình liên kết đào tạo có địa chỉ giữa các chủ thể sản xuất nông nghiệp với các cơ sở đào tạo nh- các tr-ờng đại học, cao đẳng, dạy nghề.

- Kinh nghiệm đầu t- phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn: Để phát triển nông nghiệp theo h-ớng sản xuất hàng hóa lớn, phục

vụ cho xuất khẩu, Nhật Bản đã đầu t- phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn. Trong đó, ban đầu đã chú trọng xây dựng hệ thống giao thông, điện, thông tin liên lạc, nhờ đó đã tạo ra những thuận lợi lớn cho hoạt động sản xuất của nông dân. Nỗ lực lớn của Chính phủ và chính quyền các cấp là thực hiện các chính sách có lợi cho nông dân.

- Chính sách đất đai đ-ợc thực hiệntheo chủ tr-ơng chia đều đất cho nông dân: Chính sách đó đã góp phần tạo ra nền sản xuất nông nghiệp với quy

mô nhỏ là chủ yếu. Sau đó, hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) đã trở thành chủ thể hỗ trợ đắc lực đối với việc nâng cao sức cạnh tranh của các hộ nông dân. Hiện nay, 100% nông dân Nhật Bản đã vào HTXNN, vốn đầu t- trung

bình của một HTX là 5 triệu USD. Tổng vốn đầu t- của các HTXNN là 12,52 tỷ USD. HTXNN đ-ợc tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, đảm bảo lợi ích ngày càng tăng cho nông dân.

- Kinh nghiệm đ-a công nghiệp lớn từ đô thị về nông thôn: Quá trình

CNH nông nghiệp, nông thôn ở Nhật Bản thực hiện song hành với quá trình giải phóng lao động nông nghiệp. Do đó, số lao động đ-ợc rút ra từ nông thôn đến các đô thị lớn rất ít. Trong giai đoạn đẩy mạnh CNH (1878 - 1912) công nghiệp chỉ thu hút số lao động bổ sung ngang bằng mức tăng dân số tự nhiên. Lao động nông nghiệp giảm từ 15,5 triệu ng-ời xuống 14,5 triệu ng-ời. Để giải quyết vấn đề lao động dôi d- ở nông thôn Chính phủ Nhật Bản đã chủ động thực hiện chính sách đ-a công nghiệp lớn từ đô thị về nông thôn trên cơ sở đặc thù của từng vùng nông thôn, bao gồm cả các ngành công nghiệp chế biến, cơ khí, hóa chất. Ngay từ năm 1883 đã có tới 80% số nhà máy lớn đ-ợc xây dựng ở nông thôn. Để tạo thuận lợi đ-a công nghiệp về nông thôn Chính phủ đã tập trung phát triển kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực nông thôn, nhất là giáo dục đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho nông dân. Đồng thời khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn. Nhờ đó, tỷ lệ lao động nông thôn tham gia hoạt động sản xuất phi nông nghiệp của Nhật Bản tăng từ 30% năm 1883 lên 66% năm 1960. Tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp tăng từ 30% năm 1950 lên 90% năm 1995, thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp đã trở thành nguồn thu nhập chủ yếu của nông dân Nhật Bản.

- Kinh nghiệm CNH nông nghiệp, nông thôn với bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, tiếp biến kinh nghiệm quốc tế: Năm khởi đầu của cải cách

Minh Trị (1868) là thời điểm xuất phát của quá trình CNH, HĐH ở Nhật Bản. Một trong những đặc tr-ng của văn hoá Nhật Bản khác với ph-ơng Tây là tính

chất cộng đồng khép kín trong ứng xử xã hội, tính cạnh tranh cá thể t-ơng đối yếu. Với đặc tr-ng đó, Nhật Bản tìm con đ-ờng đi riêng của mình. Đó là phát

huy đến mức tối đa sức mạnh văn hoá dân tộc. Ng-ời Nhật đã tìm ra một ph-ơng châm chung cho công cuộc cải cách, gói gọn trong 4 chữ Hoà Thần

D-ơng Khí (tinh thần, thần thái Nhật Bản kết hợp với khí cụ, ph-ơng thức Tây ph-ơng).

- Kinh nghiệm khai thác triệt để nhân tố con ng-ời: Nhân tố con ng-ời đ-ợc ng-ời Nhật khai thác triệt để trong việc tổ chức quản lý sản xuất. Ng-ời Nhật luôn khai thác, phát triển những truyền thống tích cực của văn hoá ở nông thôn đặc biệt là hiếu học và trọng học. Trình độ nguồn nhân lực Nhật Bản đ-ợc xếp vào loại cao nhất thế giới là một nhân tố quan trọng dẫn tới thành công trong công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Việc nghiên cứu để hiểu thật thấu đáo bản sắc văn hoá dân tộc và chủ động tác động vào những mặt hạn chế để chúng có thể phục vụ cho cuộc sống hiện tại. Cách đó đ-ợc gọi là xử lý văn hoá theo quan điểm Hightech (công nghệ cao). Theo quan điểm này, với trình độ của công nghệ hiện đại, ngay cả rác thải cũng có thể tái chế lại thành vật dụng hữu ích, huống hồ những giá trị văn hoá đã từng đ-ợc kết tinh, truyền lại từ bao thế hệ. Từ suy nghĩ đó có thể rút ra một nhận xét có tính ph-ơng pháp luận: con ng-ời là vốn quý và mỗi dân tộc đều có một nền văn hoá riêng của mình. Nếu biết khai thác tối đa nguồn lực con ng-ời thì sức mạnh của dân tộc trong sự nghiệp CNH, HĐH sẽ tăng lên gấp bội.

Từ kinh nghiệm của các n-ớc có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam nói chung và H-ng Yên nói riêng về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn:

Thứ nhất, tăng tr-ởng kinh tế bằng con đ-ờng CNH, HĐH bền vững.

Tr-ớc hết thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; đ-a công nghiệp lớn từ đô thị về nông thôn, song hành với quá trình giải phóng lao động nông nghiệp. Đồng thời, khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn; Phát triển KHCN nông nghiệptheo h-ớng nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiết kiệm đất; đầu t- phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn.

Thứ hai, kinh nghiệm giải quyết việc làm, rút lao động khỏi nông

Nhật Bản là chính phủ, chính quyền các cấp và nông dân đã tập trung phát triển xí nghiệp h-ơng trấn (Trung Quốc), xây dựng thêm nhiều thành phố trên địa bàn nông thôn (Nhật Bản) góp phần tạo việc làm và thu nhập cho dân c- nông thôn. Kinh nghiệm của Nhật Bản là CNH nông nghiệp, nông thôn thực hiện song hành với quá trình giải phóng lao động nông nghiệp. Để đáp ứng với yêu cầu hội nhập WTO cần đặc biệt quan tâm đầu t- giáo dục đào tạo trong việc tạo ra cơ chế để đẩy mạnh nghiên cứu KHCN và nỗ lực của doanh nghiệp, nông dân trong quá trình học hỏi n-ớc ngoài.

Thứ ba, bài học kinh nghiệm về CNH nông nghiệp, nông thôn bền vững

với việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, tiếp biến kinh nghiệm quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh hưng yên trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 143)