C HƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÔNG BẰNG XÃ HỘI
2.1. Những thành tựu cơ bản về thực hiện công bằng xã hội trong quá trình phát
trình phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
2.1.1. Kinh tế thị trường tạo điều kiện để thực hiện công bằng trong phân phối
Từ trước đến nay, vấn đề phân phối luôn giữ vai trò quan trọng trong lý luận kinh tế. Từ các nhà kinh tế học cổ điển như Ađam Smith tới Các Mác đều nghiên cứu sâu sắc về vấn đề phân phối, thậm chí D. Ricardo còn cho rằng nhiệm vụ chủ yếu của kinh tế chính trị là tìm ra quy luật chi phối sự phân phối. Tầm quan trọng của vấn đề phân phối không chỉ ở chỗ nó nói lên quan hệ lợi ích giữa các lợi ích kinh tế trong nền kinh tế mà còn phản ánh những nhân tố quyết định ẩn dấu đằng sau các quan hệ lợi ích đó, giúp người ta hiểu được quá trình vận hành kinh tế thực tế.
Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều bài nói và viết rất quan trọng, trong đó Người rất quan tâm đến vấn đề phân phối thu nhập.
Trong Bài nói chuyện tại Hội nghị sản xuất cứu đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Dân đủ ăn, đủ mặc thì những chính sách của Đảng và Chính phủ đưa ra sẽ dễ dàng thực hiện. Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện được” [34, tr.572]
phối cho công bằng, hợp lý. Trong Bài nói tại hội nghị rút kinh nghiệm công tác quản lý hợp tác xã nông nghiệp toàn miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở: “Sản xuất được nhiều, đồng thời phải chú ý phân phối cho công bằng. Muốn phân phối cho công bằng, cán bộ phải chí công, vô tư, thậm chí có khi cán bộ vì lợi ích chung mà phải chịu thiệt một phần nào. Chớ nên cái gì tốt thì dành cho mình, xấu để cho người khác” [36, tr.537].
Tư tưởng phân phối phải công bằng được Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm và luôn nhắc nhở cán bộ đảng viên, những người có chức, có quyền phải chăm lo thực hiện. Người viết:
“Hết sức chăm lo đời sống nhân dân. Phải ra sức phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm, lại phải phân phối cho công bằng hợp lý, từng bước cải thiện việc ăn, mặc, ở, học, phục vụ sức khoẻ và giải trí của nhân dân. Đặc biệt chú trọng các vùng bị chiến tranh tàn phá, các cháu mồ côi, các cụ già yếu và gia đình các liệt sĩ, thương binh, bộ đội, thanh niên xung phong” [38, tr.482]
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nêu rõ nguyên tắc phân phối trong thời kỳ qúa độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là: “phân phối phải theo mức lao động. Lao động nhiều thì được phân phối nhiều, lao động ít thì được phân phối ít. Lao động khó thì được phân phối nhiều, lao động dễ thì được phân phối ít. Không nên có tình trạng người giỏi, người kém, việc khó, việc dễ cũng công đIểm như nhau. Đó là chủ nghĩa bình quân. Phải tránh chủ nghĩa bình quân” [37, tr.197].
Từ khi đất nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đến nay, đảng ta luôn nhận thức rằng, phân phối thu nhập là một nội dung quan trọng trong chính sách kinh tế - xã hội của đất nước, liên quan trực tiếp đến cuộc sống của hàng chục triệu con người, đến động lực phát triển kinh tế, đến ổn định chính trị - xã hội và nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước.
Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, trong suốt những năm trước đổi mới, trong một thời gian dài chúng ta thực hiện cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp cùng với việc thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất dưới hai hình thức quốc doanh và tập thể; chúng ta đã thực hiện chế độ tiền lương ở khu vực Nhà nước và chế độ phân phối sản phẩm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; học phí, viện phí trong lĩnh vực giáo dục, y tế.
Về thực chất, đây là thời kỳ thực hiện chế độ bình quân và trong nền kinh tế kém hiệu quả, chậm phát triển đó là sự chia đều cái nghèo cho tất cả mọi người và chính sự chia đều trong phân phối này đã không tạo ra sự kích thích với những người có nhiều đóng góp tích cực mà ngược lại còn tạo ra tâm lý trông chờ, ỷ lại, thụ động với những đối tượng khác.
Vậy là chính sự phân phối bình quân của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp tưởng như là rất bình đẳng thì thực chất lại chứa đựng trong nó sự bất bình đẳng.
Trong nền kinh tế thị trường nói chung và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay tuy còn nhiều khiếm khuyết nhưng thực tiễn cho thấy nó có khả năng khắc phục nhiều hạn chế của hình thức phân phối bình quân chủ nghĩa trước đây. Sở dĩ như vậy là vì:
Một là:Việc phân phối của cải xã hội dựa trên nhiều tiêu chí mà trước hết là căn cứ vào lao động và hiệu quả kinh tế.
Văn kiện Đại hội IX của Đảng ghi rõ: “cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế” [14, tr.88]
Vậy, với những phương thức phân phối như vậy, vừa đảm bảo sự công bằng cho người lao động. vừa đảm bảo cho nền kinh tế có sự phát triển bền
không quan tâm tới hiệu quả đầu ra của sản phẩm thì trong cơ chế thị trường lại yêu cầu ngược lại. Kết quả lao động và hiệu quả kinh tế của sản phẩm sẽ có tác động một cách trực tiếp tới lợi ích của người lao động. Quan hệ này buộc người lao động phải làm việc một cách trách nhiệm hơn, hiệu quả hơn. Do đó, kinh tế thị trường tạo môi trường khách quan thực hiện phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế một cách công bằng.
Hai là: Quyết định hiệu quả kinh tế của các quá trình sản xuất và kinh doanh không chỉ có nguồn lực con người mà chịu sự quy định của hàng loạt cácnguồn lực khác như vốn đầu tư, công cụ lao động tư liệu sản xuất…
Việc phân phối không chú ý đúng mức đến sự đóng góp này sẽ hạn chế việc huy động nguồn vốn và các hình thức đầu tư khác từ dân chúng và như vậy sẽ đánh mất cơ hội để phát triển sản xuất.
Hơn nữa, sự tham gia góp vốn, mua cổ phần của người lao động là một hình thức thắt chặt hơn mối quan hệ người lao động với tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động của chính mình
Vì vậy, phân phối không chỉ chú ý đến sự đóng góp của lao động sống mà còn chú ý đến mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh là một nét mới của kinh tế thị trường. Đó cũng là hình thức thực hiện công bằng xã hội từ góc nhìn đóng góp và hưởng thụ.
Ba là: Cùng với hai hình thức phân phối trên, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chú ý đến việc phân phối thông qua phúc lợi xã hội. Thông qua nhiều hình thức phúc lợi như thực hiện chính sách người có công với nước với dân, chính sách bảo trợ những người già cô đơn không nơi nương tựa, chính sách trẻ em lang thang có hoàn cảnh khó khăn, chính sách bảo trợ phát triển xã hội ở vùng sâu, vùng xa…
Vậy, nhờ vào các hình thức phân phối thu nhập ở nước ta được thực hiện trong nền kinh tế thị trường đã thực sự kích thích người lao động và phần nào tạo điều kiện để thực hiện công bằng xã hội trong toàn xã hội.
2.1.2. Kinh tế thị trường thực hiện nhiều hình thức sở hữu nên tạo cho mọi người có nhiều điều kiện tham gia làm kinh tế
Có thời kỳ người ta nhận thức rằng việc nhanh chóng công hữu hoá tư liệu sản xuất dưới hai hình thức quốc doanh và tập thể là tạo điều kiện để mọi người đều có thể tham gia sản xuất xã hội một cách như nhau và hưởng phần của cải ngang nhau. Do đó, tạo ra sự công bằng trong xã hội.
Tuy nhiên, sự vận động của nền kinh tế ấy đã không tạo cơ hội để mọi người phát huy hết khả năng, điều kiện để nâng cao đời sống cho bản thân và xã hội.
Bước vào thời kỳ đổi mới, thực hiện nền kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện đa dạng hoá cácloại hình sở hữu và đa dạng hoá các thành phần kinh tế, không chỉ có kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể như trước đây mà còn có các thành phần kinh tế khác như: kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân), kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng được tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã khẳng định:
“Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu. Khu vực kinh tế Nhà nước đang được tổ chức lại, đổi mới và chiếm 38,4% GDP vào năm 2005, chi phối nhiều ngành kinh tế then chốt và tập trung hơn vào những lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế. Kinh tế dân doanh phát triển khá nhanh, hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, chiếm 45,7% GDP, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhất là giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân
6,8% GDP). Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, chiếm 15,9% GDP, là cầu nối quan trọng với thế giới và chuyển giao công nghệ, giao thương quốc tế” [15, tr.146].
Bên cạnh đó tăng trưởng kinh tế có những khởi sắc, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt. Các ngành nghề phát triển nhiều thêm, các hộ đăng ký sản xuất kinh doanh tăng mạnh.
Cụ thể:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP)5 năm (2001-2005) tăng bình quân 7,51%/năm.
Tốc độ tăng GDP năm 2001 là 6,9%, năm 2002 là 7,08%, năm 2003 là 7,34%/năm, năm 2004 là 8,8%, năm 2005 là 8,43%, năm 2006 là 8,2%, năm 2007 là 8,5%, năm 2008 là 6,5-7% [25].
Chúng ta có thể tham khảo về tình hình tăng trưởng kinh tế ở nước ta với biểu đồ dưới đây.
Biểu đồ 2.1.1. Tình hình tăng trƣởng kinh tế ở nƣớc ta từ năm 2003-2007
Nguồn: “Kinh tế tăng trưởng gắn với chất lượng người dân” (9/2008),
Đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của cả nước không chỉ là sự tham gia của kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể như trước đây mà là sự đóng góp của nhiều thành phần kinh tế khác, nhiều chủ thể kinh tế khác nhau.
Kinh tế hợp tác trong những năm đầu đổi mới gặp rất nhiều khó khăn và tan rã hàng loạt. Trong thời gian qua, các quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý giữa Nhà nước và hợp tác xã, hợp tác xã với xã viên và giữa các xã viên với nhau đã được đổi mới, Hợp tác xã chuyển sang hoạt động theo Luật Hợp tác xã.Nhờ đó mà nhiều hợp tác xã đã bắt đầu hoạt động có hiệu quả. Một số hợp tác xã chuyển sang hình thức công ty cổ phần. Năm 2005, kinh tế hợp tác xã đóng góp khoảng 7,6% tổng sản phẩm trong nước.
Khu vực kinh tế cá thể và các doanh nghiệp tư nhân trước khi có chủ trương đổi mới bị xếp vào diện hạn chế và cải tạo. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với việc thực hiện rộng rãi chế độ khoán trong các hợp tác xã nông nghiệp, thủ công nghiệp và hợp tác xã mua bán, nhiều hộ gia đình đã tách khỏi hợp tác, và kinh tế cá thể được phục hồi khá nhanh.
Loại hình doanh nghiệp tư nhân trước đổi mới hầu như không tồn tại, trong nền kinh tế thị trường đã dần dần hình thành, đặc biệt là sau khi Luật Doanh nghiệp được thi hành năm 2000.
Chỉ trong 4 năm (2000-2004) số doanh nghiệp được thành lập tăng gấp 3,5 lần và số vốn đăng ký tăng gấp 10 lần so với 9 năm trước đó.
Kinh tế cá thể và tư nhân đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội . Năm 2005, khu vực kinh tế cá thể, tư nhân và kinh tế hỗn hợp chiếm 39,4% GDP, sử dụng 88,2% số lao động có việc làm thường xuyên, và đóng góp 28% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội [26, tr.27].
sự sáng tạo của mình trong quá trình khôi phục quan hệ hàng hoá tiền tệ và sự hoạt động của các quy luật kinh tế thị trường, trong đó có quy luật cạnh tranh, từ đó thúc đẩy phân phối và sử dụng các nguồn lực khan hiếm của nền kinh tế có hiệu quả hơn.
2.1.3. Kinh tế thị trường tạo điều kiện để phát triển giáo dục, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho mọi người
Thứ nhất: kinh tế thị trường tạo điều kiện để phát triển giáo dục.
Việt Nam đã đạt chuẩn quốc gia về xoá nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học từ năm 2000. Tỷ lệ học sinh tiểu học đi học đúng độ tuổi tăng từ khoảng 90% trong những năm 1990 lên 97,5% trong năm 2003-2004. Tỷ lệ học sinh trung học cơ sở đi học đúng độ tuổi năm học 2000-2001 đạt 80%, đến năm 2003- 2004 tỷ lệ này đã đạt 83,7%.
Công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở đang được triển khái tích cực. Đến cuối năm 2005 đã có 20/64 tỉnh thành đạt chuẩn phổ thông trung học cơ sở [25, tr.82].
Số học sinh trung học chuyên nghiệp tăng 15,1% năm và dạy nghề dài hạn tăng 12%/năm, sinh viên đại học và cao đẳng tăng 8,4%/năm [15, tr.153].
Bên cạnh đó, các trường sư phạm từ trung ương đến địa phương tiếp tục được củng cố và phát triển. Chất lượng dạy nghề có chuyển biến tích cực. Bước đầu đã thành mạng lưới dạy nghề cho lao động nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số, người tàn tật, gắn dạy nghề với tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo.
Đảng ta luôn coi giáo dục đào tạo là “quốc sách hàng đầu”. Do vậy, trong những năm qua, đầu tư cho sự nghiệp giáo dục tăng lên đáng kể. Năm 2005, chi cho giáo dục và đào tạo chiếm khoảng 18% tổng chi ngân sách Nhà nước, ngoài ra còn huy động được nhiều nguồn vốn khác để phát triển giáo dục thông qua
phát hành công trái giáo dục, đóng góp của dân cư, của doanh nghiệp, vốn từ nước ngoài.
Thứ hai: Kinh tế thị trường tạo điều kiện để giải quyết việc làm.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 khẳng định: “Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy yếu tố con người, ổn định và phát triển kinh tế,làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân” [14, tr.210].
Với một quốc gia có dân số đông, nền kinh tế kém phát triển, giải quyết việc làm là một vấn đề hết sức căng thẳng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề giải quyết việc làm được Đảng và Nhà nước ta xác định là nhiệm quan trọng hàng đầu trong chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong suốt quá trình đổi mới và mở cửa nền kinh tế.
Đại hội VI của Đảng đánh dấu sự đổi mới toàn diện đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Về vấn đề giải quyết việc làm, Đại hội nhấn mạnh: Bảo đảm việc làm cho người lao động, trước hết là ở thành thị và cho thanh niện, là nhiệm vụ kinh tế - xã hội hàng đầu trong những năm tới. Nhà nước cố gắng tạo thêm